Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương I, II, III.

b) Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học.

- Rèn kỹ năng biết bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

c) Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.

d) Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.

2. Hình thức kiểm tra: 70% tự luận, 30% trắc nghiệm.

3. Thiết lập ma trận đề:

 

doc115 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề phía tim)
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1’) Ôn tập, giờ sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
...
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
 ĐỀ 1
Ngày soạn: 12/10/2019
Ngày KT
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
8A
8B
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương I, II, III.
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học.
- Rèn kỹ năng biết bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
c) Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
d) Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
2. Hình thức kiểm tra: 70% tự luận, 30% trắc nghiệm.
3. Thiết lập ma trận đề:
 Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Thấp
Cao
Chương I
Khái quát về cơ thể người
Lấy được một ví dụ về phản xạ và mô tả cơ chế của nó.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
1
10%
1
1
10%
Chương II
Vận động
- Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ chất cốt giao
- Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
2
1
10%
2
1
10%
Chương III
Tuần hoàn
- Nhóm máu chuyên cho là O.
 - Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do chứa nhiều Oxi.
- Máu có 2 thành phần chính.
- Tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu là tiểu cầu.
Trình bày được cơ chế bảo vệ cơ thể của Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể.
- Những nguyên tắc đảm bảo khi truyền máu.
- Ở người có bốn nhóm máu. 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
4
2
20%
1
4
40%
1
2
20%
6
8
80%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tổng tỉ lệ: %
6
3
30%
1
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
9
10
100%
4. Đề kiểm tra. (Có đề đính kèm)
5. Đáp án - thang điểm. (Có đáp án và thang điểm đính kèm)
6. Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 8
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đầu đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
C©u 1: 
Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do:
A.
Chưa nhiều dinh dưỡng.
B.
Chứa nhiều oxi
C.
Chứa nhiều axit lactic	
D.
Chứa nhiều cacbonic	
C©u 2:
Đâu là nhóm máu chuyên cho?
 A. 
Nhóm A
B. Nhóm B
C. 
Nhóm O
D. Nhóm AB
C©u 3: 
Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi loại cơ nào?
A.
Cơ hoành	
B.
Cơ liên sườn trong
C.
Cơ bụng , cơ ngực	
D.
Cơ liên sườn ngoài
Câu 4:
Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?
A. Nước	
B. Chất khoáng
C. Chất cốt giao	
D. Nhờ chất vô cơ và hữu cơ
C©u 5: 
Máu có 2 thành phần là:
A.
Bạch cầu và tiểu cầu
B.
Huyết tương và hồng cầu 
C.
Hồng cầu và tiểu cầu 
D.
Huyết tương và các tế bào máu 
C©u 6: 
Tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu là:
A.
Hồng cầu 
B.
Bạch cầu 
C.
Tiểu cầu 
D.
Huyết tương
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1 (4 điểm): Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?
Câu 2 (2 Điểm): Ở người có những nhóm máu nào? Khi truyền máu cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Câu 3 (1 Điểm): Lấy một ví dụ về phản xạ và mô tả cơ chế của chúng? 
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 8
ĐỀ 1
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
3
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
A
C
D
C
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1
- Hàng phòng thủ, bảo vệ cơ thể của bạch cầu là:
+ Bạch cầu hình thành chân giả bao lấy và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập
+ Tế bào limphô B: Tiết ra kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn xâm nhập
+ Tế bào limphô T: Tiết ra prôtêin đặc hiệu phá vỡ các tế bào bị nhiễm khuẩn
- Bạch cầu hoạt động theo cơ chế chìa khoá ổ khoá, có nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.
1
1
1
1
Câu 2
Ở người có bốn nhóm máu: 
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
b) Khi truyền máu cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Kiểm tra nhóm máu trước khi truyền (Xét nghiệm máu)
- Kiểm tra mầm bệnh, sức khoẻ của người cho máu trước khi truyền
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 3
- Ví dụ: Khi tay chạm vào lửa.
- Cơ chế: Dưới kích thích của ngọn lửa, cơ quan thụ cảm ở da tay nhận kích thích và phát đi luồng xung thần kinh tới trung ương thần kinh theo xung hướng tâm. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm đến bắp cơ làm cơ co gây phản xạ rụt tay lại.
0,5
0,5
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
 ĐỀ 2
Ngày soạn: 13/10/2019
Ngày KT
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
8A
8B
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương I, II, III.
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học.
- Rèn kỹ năng biết bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
c) Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
d) Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
2. Hình thức kiểm tra: 70% tự luận, 30% trắc nghiệm.
3. Thiết lập ma trận đề:
 Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Thấp
Cao
Chương I
Khái quát về cơ thể người
Máu được xếp vào loại mô liên kết
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
0,5
5%
1
0,5
5%
Chương II
Vận động
- Cột sống người có 4 chỗ cong.
- Tạo nên những vẻ mặt khác nhau của con người là cơ nét mặt
Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
2
1
10%
1
2
20%
3
3
30%
Chương III
Tuần hoàn
- Tế bào không có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao đổi O2, CO2 là tế bào hồng cầu
- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Vai trò của môi trường trong cơ thể là giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài
Trình bày được cơ chế bảo vệ cơ thể của Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể.
Xác định nhóm máu trong gia đình có nhóm máu gì và thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3
1,5
15%
1
4
40%
1
1
10%
5
6,5
65%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tổng tỉ lệ: %
6
3
30%
1
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
9
10
100%
4. Đề kiểm tra. (Có đề đính kèm)
5. Đáp án - thang điểm. (Có đáp án và thang điểm đính kèm)
6. Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 8
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đầu đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
C©u 1: 
Tế bào không có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao đổi O2, CO2 là tế bào nào?
A.
Bạch cầu
B.
Sinh tơ
C.
Hồng cầu
D.
Tiểu cầu
C©u 2: 
Môi trường trong cơ thể bao gồm:
A.
Máu, nước mô, bạch cầu	
B.
Máu, nước mô, bạch huyết
C.
Nước mô, tế bào máu, kháng thể
D.
Huyết tương, tế bào máu, kháng nguyên	
C©u 3: 
Cột sống người cong ở mấy chỗ? 
A
2
B
5
C
3
D
4
C©u 4:
Vai trò của môi trường trong cơ thể:
A.
Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
B.
Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
C.
Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
D.
Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống.
C©u 5: 
Tạo nên những vẻ mặt khác nhau của con người là tác dụng của:
A.
Nhóm cơ ngực
B.
Nhóm cơ nét mặt
C.
Nhóm cơ lưng
D.
Nhóm cơ bụng
C©u 6: 
Máu được xếp vào loại mô nào?
A.
Thần kinh
B.
Biểu bì
C.
Cơ
D.
Liên kết
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (4 điểm): Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?
Câu 2: (2 điểm): Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?
Câu 3: (1 điểm): Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Cho biết mối quan hệ cho và nhận máu của các nhân đó.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 8
ĐỀ 2
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
3
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
B
D
A
B
D
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1
- Hàng phòng thủ, bảo vệ cơ thể của bạch cầu là:
+ Bạch cầu hình thành chân giả bao lấy và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập
+ Tế bào limphô B: Tiết ra kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn xâm nhập
+ Tế bào limphô T: Tiết ra prôtêin đặc hiệu phá vỡ các tế bào bị nhiễm khuẩn
- Bạch cầu hoạt động theo cơ chế chìa khoá ổ khoá, có nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.
1
1
1
1
Câu 2    
- Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.
- Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi
1
1
Câu 3
- Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.
- Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.
(HS trả lời theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
0,5
0,5
CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP (4 tiết)
Ngày soạn: 21/10/2018
Ngày dạy
Tiết CĐ
Lớp
HSV
Ghi chú
1
8A
2
8A
3
8A
4
8A
1
8B
2
8B
3
8B
4
8B
 I. Nội dung chủ đề: Chủ đề được xây dựng trên nội dung chính là:
+ Tiết 1 - Tiết 21(theo PPCT): Hô hấp và các cơ quan hô hấp
+ Tiết 2 - Tiết 22(theo PPCT): Hoạt động hô hấp
+ Tiết 3 - Tiết 23(theo PPCT): Vệ sinh hô hấp 
 + Tiết 4 - Tiết 24(theo PPCT): Thực hành: Hô hấp nhân tạo
II. Mục tiêu của chủ đề: 
Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
+ Tiết 1: Tiết 21 – Hô hấp và các cơ quan hô hấp 
- Trình bày được quá trình hô hấp và vai trò của hô hấp với sự sống.
- Xác định được các cơ quan hô hấp, cấu tạo và chức năng.
 + Tiết 2: Tiết 22 – Hoạt động hô hấp
 - Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
 - Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
+ Tiết 3: Tiết 23 – Vệ sinh hô hấp
- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp luyện TDTT đúng cách
+ Tiết 4: Tiết 24 – Thực hành: Hô hấp nhân tạo
- Hiểu rõ cơ sở khoa học trình tự các bước tiến hành của hô hấp nhân tạo. Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
b) Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá. Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chủ đề.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu phương pháp hô hấp nhân tạo
 * Kĩ năng sống:
 - Kĩ năng ra quyết định, hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên
 - Kỹ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại cho đường hô hấp
 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
 - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm. Rèn kĩ năng thực hành, quan sát..
 - Kỹ năng ứng phó với tình huống là gián đoạn hô hấp
c) Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ cơ quan hô hấp, rèn luyện cơ quan hô hấp.
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành
Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực quan sát.
Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau: Bằng lời, bằng nội dung bài tập vận dụng
- Năng lực hợp tác: Cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm.
-  Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: HS biết tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp trên mạng Internet, tìm hiểu trên thông tin truyền hình...
- Năng lực giao tiếp: Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra các ý kiến phản biện hay đồng ý quan điểm..
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Sơ cứu cho người bị gián đoạn hô hấp.
3. Phương pháp /kỹ thuật dạy học: Phân tích, đàm thoại, nhận xét, quan sát tranh hình, thảo luận, đánh giá.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Câu hỏi cho HS thảo luận theo từng nội dung kiến thức.
- Giáo án, máy chiếu, bảng nhóm, tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, sgk, trả lời câu hỏi trong bài.
IV. Tiến trình dạy học chủ đề:
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Hoạt động khởi động: (1’)
Khi một người còn thở chúng ta khẳng định điều gì? Vậy, chứng tỏ hô hấp có vai trò như thế nào đối với con người và các loài sinh vật khác? Những cơ quan nào thực hiện quá trình hô hấp? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
4. Hoạt động hình thành kiến thức: 
T/g
HĐ của GV và HS
Nội dung
Tiết 1
20’
20’
Hoạt động 1: 
GV chiếu hình 20.1 và sơ đồ, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Hô hấp là gì?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
+ Hô hấp có quan hệ như thế nào với các hoạt động sống của cơ thể?
HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
GV gọi một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, chốt lại nội dung kiến thức 
Chuyển ý: Ở mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp có sự tham gia của các cơ quan khác nhau. Đó là những cơ quan nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục II.
Hoạt động 2:
GV chiếu hình 20.2 - 3 và bảng trang 66, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Hệ hô hấp có những cơ quan nào? Cấu tạo của các cơ quan đó?
Một số HS trả lời câu hỏi, GV cho toàn lớp trao đổi và tự rút ra kết luận
GV: Có thể cho HS vận dung trả lời câu hỏi nâng cao: So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi lệnh trang 66 SGK.
HS tiếp tục thảo luận, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, thống nhất về chức năng của cơ quan hô hấp.
GV hỏi thêm: Mặc dù đường dẫn khí đã làm ấm không khí vào phổi nhưng vào mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
HS: Liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi.
I. Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho các tế bào trong cơ thể và thải CO2 ra ngoài.
- Nhờ hô hấp mà O2 lấy vào để oxi hoá hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, sự TĐK ở phổi và sự TĐK ở tế bào.
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng.
1. Cơ quan hô hấp gồm:
+ Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
+ Hai lá phổi: Gồm rất nhiều tế bào phế nang.
2. Chức năng của cơ quan hô hấp:
+ Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào, ra, ngăn bụi, làm ẩm không khí nhờ lớp niêm mạc tiết chất nhầy. Lông mũi cản bụi.
+ Làm ấm không khí vào phổi, nhờ hệ thống mao mạch dày đặc
+ Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn lọt vào khi nuốt 
+ Các tế bào lim phô, các hạch Amiđan, VA tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm 
+ Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài
+ Lớp dịch phổi có tác dụng làm cho phổi dễ dàng nở rộng và xốp 
+ Trong phổi có số lượng phế nang rất lớn, làm tăng diện tích trao đổi khí lên tới 70 – 80 m2
Tiết 2
20’
 25’
Hoạt động 1:
GV: Y/c HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Vì sao các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực tăng và ngược lại?
GV gợi ý: Khi lồng ngực được kéo lên phía trên đồng thời được nhô ra phía trước => Thể tích lồng ngực khi thở ra nhỏ hơn thể tích lồng ngực khi hít vào.
GV nêu câu hỏi thảo luận: 
Các cơ ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm thể tích lồng ngực?
Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
HS: Thảo luân nhóm, đưa ra câu trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
HS: Liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:
GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
? Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra?
? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí?
? Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
GV: Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học
? Mô tả sự khuếch tán của oxi và cacbonic trong sự trao đổi khí ở phổi?
HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
GV: Khắc sâu kiến thức.
Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu
Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang
* Trao đổi khí ở tế bào:
- Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
- Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
GV nhận xét – bổ sung
- Giữa sự trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thì ở đâu là quan trọng?
* GV lưu ý: Chính sự tiêu tốn oxi ở tế bào đã thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi. Vậy sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào
I. Sự thông khí ở phổi:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra)
- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào: giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập
II. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào 
1, So sánh thành phần khí hít vào và khí thở ra:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 khuếch tán từ phế nang vào máu mao mạch
- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 khuếch tán từ máu mao mạch ra phế nang
2, Sự trao đổi khí ở phổi:
- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu
- CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào
* Sự trao đổi khí ở phổi thực chất là sự trao đổi khí giữa mao mạch phế nang với phế nang, có nồng độ oxi trong mao mạch thấp, còn cacbonic cao và ngược lại
3, Sự trao đổi khí ở tế bào:
- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu 
* Sự trao đổi khí ở tế bào là sự trao đổi khí giữa tế bào và mao mạch. ở tế bào tiêu dùng oxi nhiều nên nồng độ oxi thấp, cacbonic cao. Máu ở vòng tuần hoàn lớn đi tới các tế bào giàu oxià có sự chênh lệch nồng độ các chất dẫn đến khuếch tán
Tiết 3
 20’
 25’
Hoạt động 1: 
GV cho Hs xem hình ảnh về ô nhiễm môi trường. 
+ Hãy nêu những loại tác nhân gây hại tới hoạt động hô hấp?
+ Hãy đề ra các biện pháp phòng tránh?
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp đó là gì?
HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK bảng 22, trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu lớp trao đổi hoàn thiện các câu trả lời HS tự rút ra kết luận. 
- Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống và môi trường học tập?
Hoạt động 2: 
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh trang 73 SGK.
HS đọc thông tin SGK, liên hệ với thực tế bản thân, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
Các nhóm thảo luận, trình bày. GV thống nhất ý kiến của các nhóm và rút ra kết luận
GV cùng cả lớp phân tích các yếu tố tạo nên dung tích sống.
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
- Tác nhân: bụi, chất khí độc, vi sinh vật, gây nên các bệnh lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư...
- Biện pháp:
+ Bảo vệ môi trường xung quanh (trồng cây, không vứt rác bừa bãi,)
+ Bảo vệ môi trường làm việc.
+ Bảo vệ cơ thể.
II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
- Cần luyện tập TDTT kết hợp với tập thở (Thở sâu, giảm nhịp thở,) thường xuyên, từ nhỏ để nâng cao hiệu quả hô hấp, cơ thể khoẻ mạnh.
- Luyện tập theo nguyên tắc: Từ từ, liên tục và nâng cao dần.
- Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn.
Kết luận chung: SGK
Tiết 4
15’
20’
5’
- GV gọi 1 HS đọc phần I. MỤC TIÊU của bài học. 
- GV yêu cầu: Tìm hiểu thông tin mục III SGK trang 75, liên hệ thực tế cuộc sống: Hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn hô hấp cho nạn nhân?
HS tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi.
 GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
GV treo hình SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày các phương pháp cấp cứu nạn nhân bị gián đoạn hô hấp?
GV yêu cầu HS thử thực hiện thao tác hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực
Các nhóm thảo luận, trình bày các phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực. Thực hiện các thao tác của từng phương pháp.
GV cho các nhóm tự đánh giá kết qu

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.doc