Giáo án Sinh học lớp 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
+ Phần trung ương
+ Phần ngoại biên
- Có hai phân hệ:
+ Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tủy sống. Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơ ron sau hạch
Tuần: Tiết PPCT: 50 Ngày dạy: Bài: 48. HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HĐ 2: + HS hiểu: HS phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc chức năng. - HĐ 3: + HS hiểu: Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu trúc và chức năng - HĐ 4: + HS biết: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: Kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm - HS thực hiện thành thạo: Tìm kiếm và xử lí thơng tin SGK 1.3. Thái độ - Thói quen: Yêu thích bộ mơn, học tập nghiêm túc - Tính cách: Ýù thức giữ gìn rèn luyện thân thể 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Cung phản xạ sinh dưỡng - Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng - Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên - Tranh cung phản xạ sinh dưỡng. Hệ thần kinh sinh dưỡng 3.2. Học sinh - Chuẩn bị bài mới “ Hệ thần kinh sinh dưỡng “ - Đọc thông tin sgk - Quan sát H: 48.1, 2 - Tìm hiểu thành phần cung phản xạ sinh dưỡng? - Quan sát H: 48.3 - Tìm hiểu cấu tạo, chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng? 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 8A1 8A2 8A3 8A4 4.2. Kiểm tra miệng Câu hỏi Trả lời Câu 1: Trình bày cấu tạo trong của đại não? 4đ Câu 2: Vỏ đại não gồm các vùng nào? 4đ Câu 3: Trình bày cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng ? 2đ Câu 1: - Cấu tạo trong: Đại não là phần não phát triển nhất gồm: + Chất xám tạo thành vỏ não, dày 2-3mm gồm sáu lớp là trung khu các phản xạ có điều kiện + Chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau. Ngồi ra cịn cĩ các đường dẫn truyền, các đường dẫn truyền này bắt chéo nhau ở hành tủy hoặc tủy sống Câu 2: Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết), hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, cảm giác, vận động, vị giác, thính giác, thị giác Câu 3: Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: Trung ương thần kinh Ngoại biên: dây TK, hạch TK 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1: Vào bài (1p) Dựa vào chức năng người ta chia hệ thần kinh thành mấy phân hệ? Đó là là các phân hệ gì? à Bài mới HĐ 2 (12 phút): So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động G: Treo tranh hướng dẫn hs quan sát Yêu cầu hs đọc thông tin sgk H: Đọc thông tin sgk quan sát hình 48.1 G: Hãy hoạt động nhóm hoàn thành bài tập q sgk/151 H: Tiến hành hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi G: Trung khu phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu? H: Nằm trong chất xám phản xạ sinh dưỡng nằm ở sừng bên tủy sống và trong trụ não G: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động ? H: Giống nhau: đường hướng tâm 2 phản xạ gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám Khác nhau đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 nơ ron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng. Đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 nơ ron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng HĐ 3 (10 phút): So sánh cấu tạo bộ phận giao cảm và phó giao cảm H: Đọc thông tin sgk dựa vào bảng 48,1 G: Hãy so sánh cấu tạo phân hệ thần kinh giao cảm đối giao cảm? Điểm giống nhau cơ bản của 2 phân hệ là gì? H: Có sợi trước hạch của 2 phân hệ đều có bao mielin, sợi sau hạch thì không G: Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm các bộ phận nào? H: Trung ương thần kinh. Ngoại biên: dây TK, hạch TK G: Đặc điểm phân hệ trước và phân hệ sau? H: Phân hệ thần kinh giao cảm có trung ương nằm ở chất xám ở sừng bên tủy sống các noron trước hạch tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơ ron sau hạch Phân hệ thần kinh đối giao cảm có trung ương nằm trong trụ não đoạn cùng tủy sống các noron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm để tiếp cận noron sau hạch HĐ 4 (10 phút): Tìm hiểu chức năng phân hệ thần kinh giao cảm, đối giao cảm H: Quan sát hình 48. 1,2,3 G: Em có nhận xét gì về chức năng 2 phân hệ thần kinh ? H: Có tác dụng đối lập nhau với hoạt động các cơ quan sinh dưỡng G: Điều này có tác dụng gì? H: Điều hòa hoạt động của các cơ quan phù hợp với nhu cầu cơ thể từng lúc từng nơi I. Cung phản xạ sinh dưỡng Cung phản xạ sinh dưỡng nằm trong chất xám gồm 2 nơ ron: - Hướng tâm từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh qua rễ sau - Li tâm từ trung ương thần kinh qua hạch giao cảm đến cơ quan II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng - Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: + Phần trung ương + Phần ngoại biên - Có hai phân hệ: + Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tủy sống. Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơ ron sau hạch + Phân hệ đối giao cảm có trung ương là các nhân xám trong trụ não và đoạn cùng tủy sống. Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm để tiếp cận nơron sau hạch III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các nội quan. 4.4. Tổng kết Câu hỏi Trả lời Câu hỏi: Trình bày sự điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng lúc huyết áp tăng? Trả lời: - Thụ quan kích thích xuất hiện xung thần kinh về trung ương điều khiển tim mạch nằm trong nhân chất xám thuộc phân hệ đối giao cảm theo dây li tâm tới tim làm giảm nhịp co lực co đồng thời dãn mạch gây hạ huyết áp 4.5. Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này: + Học thuộc nội dung bài + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk/154. Làm bài tập + Đọc mục “ Em có biết” - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới “Cơ quan phân tích thị giác” + Đọc thông tin sgk + Quan sát hình 49.1, 2 Tìm hiểu cấu tạo cầu mắt + Cơ quan phân tích thị giác gồm các bộ phận nào? + Sự tạo ảnh trên màng lưới? 5. PHỤ LỤC Bài tập sinh học Giáo dục bảo vệ môi trường
File đính kèm:
- Bai_48_He_than_kinh_sinh_duong_20150726_105035.doc