Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 69: Ôn tập - Năm học 2019-2020

Câu 1 :So sánh sự tiến hoá về hệ thần kinh của của các nghành động vật đã học ?

Trả lời :

- Động vật nguyên sinh chưa có yếu tố thần kinh riêng biệt.

- Ở ruột khoang có thần kinh hình mạng lưới.

- Sang đến sâu bọ có thần kinh hình chuỗi hạch với hạch đầu phát triển.

- Động vật có xương sống hình thành dạng thần kinh hình ống và phát triển dần đến thú thì tiểu não và não trước phát triển mạnh phủ lên các phần não khác.

Câu 2 : Vì sao mực lại được xếp cùng nghành với ốc sên ?

Trả lời :

Vì chúng có đầy đủ các đặc điểm của nghành thân mềm như :

- Có thân mềm không phân đốt

- Có vỏ đá vôi bao bọc cơ thể

- Có khoang áo phát triển

- Có hệ tiêu hóa phân hóa.

Câu 3. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn?

Trả lời: Bảng SGK.

Câu 4. Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

 Trả lời:

 Thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống hoàn toàn trên cạn:

 - Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn

 - Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn). Máu nuôi cơ thể ít bị pha

 - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu môn cùng trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước

 - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển

 Câu 5: So sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch?

 Trả lời:

 * Giống nhau: Bộ xương gồm có các phần:

 - Xương đầu

 - Cột sống

 - Xương chi

 * Khác nhau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 69: Ôn tập - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/6/2020
Ngày giảng: 24/6/2020 (7A,7B)
Tiết 69
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học thông qua các bài tập
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập
2. Kỹ năng
- Tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
- Làm bài tập, liên hệ kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập, ôn luyện và làm bài tập.
- Lòng say mê, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
1.Học sinh
Ôn tập các kiến thức đã học ở học kì II
2. Giáo viên
Biên soạn hệ thống các câu hỏi và đáp án
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra bài cũ
( Kết hợp trong giờ )
3. Bài mới (39')
- GV: Đưa ra nội dung bài tập, câu hỏi, yêu cầu HS thực hiện.
- HS trao đổi, thảo luận, chia sẻ, nhận xét.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
Câu 1 :So sánh sự tiến hoá về hệ thần kinh của của các nghành động vật đã học ?
Trả lời :
- Động vật nguyên sinh chưa có yếu tố thần kinh riêng biệt.
- Ở ruột khoang có thần kinh hình mạng lưới.
- Sang đến sâu bọ có thần kinh hình chuỗi hạch với hạch đầu phát triển.
- Động vật có xương sống hình thành dạng thần kinh hình ống và phát triển dần đến thú thì tiểu não và não trước phát triển mạnh phủ lên các phần não khác.
Câu 2 : Vì sao mực lại được xếp cùng nghành với ốc sên ? 
Trả lời :
Vì chúng có đầy đủ các đặc điểm của nghành thân mềm như :
- Có thân mềm không phân đốt
- Có vỏ đá vôi bao bọc cơ thể
- Có khoang áo phát triển
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
Câu 3. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn?
Trả lời: Bảng SGK.
Câu 4. Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
 Trả lời:
 Thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống hoàn toàn trên cạn:
 - Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn
 - Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn). Máu nuôi cơ thể ít bị pha
 - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu môn cùng trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước
 - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển
 Câu 5: So sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch?
 Trả lời:
 * Giống nhau: Bộ xương gồm có các phần:
 - Xương đầu
 - Cột sống
 - Xương chi
 * Khác nhau:
Ếch
Thằn lằn
- Xương đai vai không khớp với cột sống, xương đai hông khớp với cột sống
- Cột sống ngắn, không có đốt sống đuôi
- Chỉ có một đốt sống cổ
- Chưa có xương lồng ngực
- Xương đai vai và xương đai hông đều khớp với cột sống
- Cột sống dài hơn, có nhiều đốt sống đuôi
- Có 8 đốt sống cổ
- Một số xương sườn khớp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực
Câu 6: Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ hô hấp ở chim với đời sống bay lượn?
Trả lời:
- Hệ hô hấp của chim gồm khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi. 
- Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc, bao quanh các ống khí là hệ thống mao mạch dày đặc
- Chim còn có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở phổi; khí O2 và CO2 khuyếch tán qua thành ống khí. Khi hít vào, thở ra phổi không thay đổi thể tích, chỉ có túi khí thay đổi làm không khí lưu thông liên tục qua phổi.
- Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được Oxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù hợp với nhu cầu oxi cao ở chim, đặc biệt khi chim bay. 
- Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.
Câu 7: Cây phát sinh giới động vật là gì? Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật?
Trả lời:
- Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ cây phát ra những nhánh từ một gốc chung tức tổ tiên chung. Các nhánh đó tiếp tục phát ra các nhánh nhỏ nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng biểu thị một nhóm động vật. Kích thước các nhánh khác nhau: Khi nhánh có kích thước càng lớn thì số loài của nhánh càng lớn và ngược lại. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần nhau hơn.
- Cây phát sinh giới động vật có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật, cho biết toàn bộ giới động vật đa dạng và phong phú ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc ban đầu. Đồng thời qua cây phát sinh giới động vật người ta còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh.
Câu 8: Đa dạng sinh học ở động vật ở môi trường nhiệt đới có đặc điểm gì và tại sao lại có đặc điểm đó?
Trả lời:
Ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài cao hơn ở môi trường hoang mạc và đới lạnh vì:
Vùng nhiệt đới gió mùa có mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, thực vật phát triển mạnh và phong phú, cung cấp nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật phát triển. Điều kiện sống rất đa dạng của môi trường đã dẫn tới hiện tượng cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sinh sống, tận dụng được nguồn sống mà không cạnh tranh và không khống chế lẫn nhau.
	4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà
	a. Tổng kết (4')
	GV nhấn mạnh lại kiến thức cho học sinh từ đầu học kỳ II đến cuối năm học. Lưu ý các nội dung giảm tải.
	b. Hướng dẫn về nhà (1')
	- Ôn tập các nội dung kiến thức và trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài trong SGK.
	- Chuẩn bị tiết sau thi HK II.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_69_on_tap_nam_hoc_2019_2020.doc