Giáo án Sinh học 7 Kì II - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Tuyết

Tiết 56- Bài 52 :THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH

VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM VÀ THÚ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - HS củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim và thú

 - HS biết cách tóm tắt các nội dung đã xem trên băng hình

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Yêu thích bộ môn.

 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:

 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị băng hình.

 2.Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?

 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của chim tiến hóa hơn so với bò sát?

 3.Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim

- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim

- GV yêu cầu HS thảo luận:

 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?

 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của chim?

 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ?

 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

* Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản

- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về môi trường sống, sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của thú

- GV yêu cầu HS thảo luận:

 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?

 + Thú sống ở những môi trường nào?

 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của thú?

 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ?

 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

- GV yêu cầu HS viết thu hoạch

I. Sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim

 1. Sự di chuyển

 - Có nhiều hình thức di chuyển như kiểu bay đập cánh, kiểu bay lượn, hoặc di chuyển bằng cách leo trèo, đi và chạy, bơi

 2. Kiếm ăn

 - Kiếm ăn vào ban ngày

 - Kiếm ăn vào ban đêm

 3. Sinh sản

 -Tập tính: giao hoan, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con

II. Môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản

 1. Môi trường sống

 - Thú sống ở nhiều môi trường khác nhau như: trên không, dưới nước, trên mặt đất và trong đất

 2. Di chuyển

 - Các hình thức di chuyển như bơi, bay, chạy, nhảy

 3. Kiếm ăn

 - Tập tính liên quan đến từng nhóm thú: ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp

 4. Sinh sản

 - Tập tính: Giao hoan, giao phối, chửa, đẻ, nuôi con, dạy con

 

doc75 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 Kì II - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Tuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời sống và tập tính của chim và thú
 - HS biết cách tóm tắt các nội dung đã xem trên băng hình
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn.
 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm..
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị băng hình.
 2.Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của chim tiến hóa hơn so với bò sát?
 3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?
 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của chim?
 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ? 
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản
- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về môi trường sống, sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của thú
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?
 + Thú sống ở những môi trường nào? 
 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của thú?
 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ? 
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch
I. Sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
 1. Sự di chuyển
 - Có nhiều hình thức di chuyển như kiểu bay đập cánh, kiểu bay lượn, hoặc di chuyển bằng cách leo trèo, đi và chạy, bơi 
 2. Kiếm ăn
 - Kiếm ăn vào ban ngày
 - Kiếm ăn vào ban đêm 
 3. Sinh sản
 -Tập tính: giao hoan, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con
II. Môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản
 1. Môi trường sống
 - Thú sống ở nhiều môi trường khác nhau như: trên không, dưới nước, trên mặt đất và trong đất
 2. Di chuyển
 - Các hình thức di chuyển như bơi, bay, chạy, nhảy
 3. Kiếm ăn 
 - Tập tính liên quan đến từng nhóm thú: ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp
 4. Sinh sản
 - Tập tính: Giao hoan, giao phối, chửa, đẻ, nuôi con, dạy con
 4.Củng cố:
 - GV nhận xét ý thức học tập của HS, cho điểm những nhóm làm tốt.
 - Viết bài thu hoạch theo câu hỏi gợi ý trong SGK T171.
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học kỹ lý thuyết
 - Ôn tập lại các kiến thức đã học để giờ sau ôn tập.
Ngày soạn: 27/2/2016
Tiết 57 : ÔN TẬP CHƯƠNG VI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 - HS ôn lại các kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú 
 - HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của lưỡng cư, bò sát, chim, thú
 - HS thấy được sự tiến hóa trong cấu tạo từ lưỡng cư cho đến thú
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn, tích cực học tập.
 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm..
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập
 2.Chuẩn bị của HS: - Ôn tập lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Xen lẫn trong giờ.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh làm các câu hỏi vào vở.
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn?
 - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
 + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
 + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
 + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
 - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
 + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
 + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
 + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống?
- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước.
- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống trong nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi vào ban đêm?
Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm vì:
 - Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể ếch mất nước ếch sẽ chết.
 - Ếch hoạt động về ban đêm.
Câu 3: Nêu vai trò của lưỡng cư với đời sống con người?
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng
- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
Câu 5: So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú ?
Lưỡng Cư
Bò Sát
Chim
Thú
Vòng tuần hoàn
Hai vòng tuần hoàn
Tim có 
Tim 3 ngăn
(2 tâm nhĩ, 1 tâm thất)
Tim 4 ngăn chưa hoàn toàn
(2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, có vách hụt)
Tim 4 ngăn hoàn toàn
(2 tâm nhĩ, 2 tâm thất)
Máu nuôi
cơ thể là...
Máu pha
Máu ít pha
Máu đỏ tươi
Câu 6: Nêu đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
4. Củng cố:
- GV gọi học sinh lên chữa bài, chấm bài của học sinh.
- GV cho HS một số câu hỏi về nhà làm.
Câu 7: Nêu đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi đời sống bay?
Phổi có một mạng lưới ống khí dày đặc
Có hệ thống túi khí phân nhánh, len lỏi giữa các hệ cơ quan.
Sự phối hợp hoạt động của các túi khí theo cơ chế hút đẩy tạo 1 dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo 1 chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn ô xi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay.
Hệ thống túi khí làm giảm khối lượng riêng và giảm ma sát của các nội quan khi chim bay.
Câu 8: Nêu những đặc điểm và cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học?
- Bộ não thỏ phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp, phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể đỏ tươi. 
- Thận sau có cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng lọc máu.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học kỹ lý thuyết.
 - Làm bài tập về nhà.
Ngày soạn : 2/3/2016
Tiết 58: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 - HS nắm vững kiến thức ở chương VI.
 - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học hết chương VI về ngành động vật có xương sống 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.
 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm..
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: - Nội dung kiểm tra.
 2.Chuẩn bị của HS: - Ôn tập lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
 3.1, Ma trận đề:
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I. Lưỡng cư
Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở trên cạn. 
Số câu
2
2
4
Số điểm
0,5
0,5
1
Tỉ lệ %
5%
5%
10%
II. Bò sát
Tính đa dạng và thống nhất của bò sát. 
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ %
5%
5%
III. Chim
Tính đa dạng của lớp Chim. 
Vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người.
Số câu
 1
1
1
3
Số điểm 
0,25
3
0,25
3,5
Tỉ lệ %
2,5%
30%
2,5%
35%
IV. Thú
Đặc điểm chung của lớp Thú
Tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau 
Số câu
2
2
1
1
6
Số điểm
0,5
0,5
2
2
5
Tỉ lệ %
5%
5%
20%
20%
50%
TS câu: 15
TS điểm: 10 đ
TL % = 100%
7
1,75
(17,5%)
4
1
10%
1
3
(30%)
1
0,25
2,5%
1
2 
(20%)
1
2
20%
15
10
100%
3.2, Đề bài:
A: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
	* Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất (2 điểm)
	Câu 1: Lớp chim được phân chia thành các nhóm là 
	A. chim ở cạn, chim trên không.	B. chim bơi và chim ở cạn.
	C. chim chạy, chim bay.	D. chim chạy, chim bơi và chim bay.
	Câu 2: Những đại diện thuộc nhóm chim bay là 
	A. Vịt, gà, đà điểu.	B. Cút, cò, cánh cụt.
	C. Bồ câu, cánh cụt, sáo.	D. Yến, bồ câu, đại bàng.
	Câu 3: Thời đại phồn thịnh nhất của bò sát là 
	A. thời đại Khủng long.	B. thời đại Thằn lằn. 
	C. thời đại Cá sấu.	D. thời đại Rùa.
	Câu 4: Lớp bò sát được chia thành các bộ là 
	A. bộ: có vảy, cá sấu.	B. bộ: có vảy, rùa ,cá sấu, đầu mỏ.
	C. bộ: cá sấu, rùa.	D. bộ: cá sấu, rùa, có vảy.
	Câu 5: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu 
	A. nhai.	B. gặm nhấm.
	C. nghiền.	D. nuốt.
	Câu 6: Vai trò hai chi trước của thỏ là 
	A. bảo vệ các nội quan.	B. chống đỡ cơ thể.
	C. di chuyển, đào hang.	D. chống trả kẻ thù.
	Câu 7: Trứng của thỏ được thụ tinh và phát triển thành phôi ở 
	A. trong ống dẫn trứng của thỏ cái.	B. ngoài môi trường.
	C. trong khoang bụng của thỏ cái	D. trong ruột của thỏ.
	Câu 8: Câu phát biểu Sai là 
	A. mắt thỏ không tinh lắm.	B. mi mắt cử động được.
	C. mắt có lông mi.	D. mắt thỏ rất tinh.
* Nối các đặc điểm ở cột A sao cho phù hợp với ý nghĩa ở cột B (1,0 điểm)
A - Đặc điểm cấu tạo của ếch
B -Ý nghĩa
C - Trả lời
1. Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối
2. Mắt và lỗ mũi nằm cao ở trên đầu, mũi thông với khoang miệng và phổi
3. Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt
4. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón
A. khi bơi vừa thở vừa quan sát
B. để đẩy nước
C. thuận lợi việc di chuyển
D. giảm sức cản của nước khi bơi
E. giúp hô hấp trong nước
1+.
2+.
3+..
4+.
B: TỰ LUẬN (7 điểm)
	Câu 1 (3 điểm): 
	a. Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú ?
	b. Nêu vai trò của chim trong tự nhiên.
	Câu 2 (2,0 điểm): Tại sao dơi, cá voi được xếp vào lớp thú? Trình bày đặc điểm cấu tạo của Cá voi thích nghi với đời sống trong nước? 
	Câu 3 (2 điểm): Dựa vào bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt? 
3.3: Đáp án- biểu điểm:
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
* Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
D
D
A
B
B
C
A
D
	* Ghép thông tin ở cột A và B sao cho phù hợp (1 điểm)
 	 1 + D 	2 + A	3 + C	4 + B
B. Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Câu 1
(3 điểm)
- Có răng cửa cong sắc, thường xuyên mọc dài (0,5 đ) 
- Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm (0,5 đ)
- Răng hàm kiểu nghiền (0,5 đ)
- Ruột dài với manh tràng lớn là nơi tiêu hóa xenlulôzơ (0,5 đ)
- Vai trò của chim trong tự nhiên
 +Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. (0.5đ)
 +Phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn cây. (0.5đ)
Câu 2
(2,0 điểm)
- Dơi , cá voi được xếp vào lớp thú vì : (1 đ)
+ Có lông mao, răng phân hóa, đẻ con, nuôi con bằng sữa (0.5 đ)
+ Xương chi trước phân hóa: cánh tay, ống tay, bàn, ngón (0.5 đ)
- Bộ cá voi ( 1 đ):
+ Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn( 0.25 đ)
+Lớp mỡ dưới da rất dày(0.25 đ)
+Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo (0.25 đ)
+Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc (0.25 đ)
Câu 3
(2 điểm)
-Bộ ăn sâu bọ: Răng nhọn, răng hàm có 3-4 mấu nhọn (0.5 đ)
-Bộ găm nhấm thiếu răng nanh, răng của sắc, có khoản trống hàm (0.75 đ)
-Bộ ăn thịt răng của ngắn sắc, răng nanh dài nhọn, răng hàm có nhiều mấu sắc dẹp (0.75 đ)
4. Củng cố:
- Thu bài theo sĩ số
- Nhận xét giờ làm bài
5.Hướng dẫn về nhà :
- Làm lại bài kiểm tra
- Chuẩn bị : về nhà tiếp tục tìm hiểu tập tính của chim và thú.
Ngày soạn: 20/2/2016
Tiết 59- Bài 52 :THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH
VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM VÀ THÚ ( tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 - HS củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim và thú
 - HS biết cách tóm tắt các nội dung đã xem trên băng hình
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn.
 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm..
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị băng hình.
 2.Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của chim tiến hóa hơn so với bò sát?
 3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?
 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của chim?
 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ? 
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản
- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về môi trường sống, sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của thú
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?
 + Thú sống ở những môi trường nào? 
 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của thú?
 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ? 
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch
I. Sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
 1. Sự di chuyển
 - Có nhiều hình thức di chuyển như kiểu bay đập cánh, kiểu bay lượn, hoặc di chuyển bằng cách leo trèo, đi và chạy, bơi 
 2. Kiếm ăn
 - Kiếm ăn vào ban ngày
 - Kiếm ăn vào ban đêm 
 3. Sinh sản
 -Tập tính: giao hoan, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con
II. Môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản
 1. Môi trường sống
 - Thú sống ở nhiều môi trường khác nhau như: trên không, dưới nước, trên mặt đất và trong đất
 2. Di chuyển
 - Các hình thức di chuyển như bơi, bay, chạy, nhảy
 3. Kiếm ăn 
 - Tập tính liên quan đến từng nhóm thú: ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp
 4. Sinh sản
 - Tập tính: Giao hoan, giao phối, chửa, đẻ, nuôi con, dạy con
 4.Củng cố:
 - GV nhận xét ý thức học tập của HS, cho điểm những nhóm làm tốt.
 - Viết bài thu hoạch theo câu hỏi gợi ý trong SGK T171.
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học kỹ lý thuyết
 - Chuẩn bị : tìm hiểu trước bài mới “ Tiến hóa về tổ chức cơ thể ”
Ngày soạn: 5 /3 / 2016
CHỦ ĐỀ II : TÌM HIỂU SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
(Từ tiết 60 -tiết 62 )
A-Nội dung kiến thức chủ đề:
 Tiết 60: TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
 Tiết 61: TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN
 Tiết 62: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
 B-Mục tiêu chủ đề:
 1/ Kiến thức: 
- HS thấy được sự tến hóa của các cơ quan trong tổ chức cơ thể
- HS nắm được khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
 - HS thấy được sự tiến hóa về các hình thức sinh sản hữu tính
- HS thấy được mối quan hệ giữa các nhóm động vật thông qua các di tích hóa thạch
 - HS thấy được sự tiến hóa của giới động vật thông qua cây phát sinh giới động vật, nắm được đặc điểm của cây phát sinh giới động vật 
2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3/ Thái độ: 
- Có hứng thú trong học tập 
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các loài động vật.
 C -Các năng lực hình thành : quan sát ,so sánh ,phân tích ,tổng hợp.
D -Đồ dùng : Chuẩn bị theo từng tiết .
Ngày soạn: 5/3/2016
Tiết 60: TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức:
 - HS thấy được sự tến hóa của các cơ quan trong tổ chức cơ thể
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn.
 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm..
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ
 2. Học sinh : - Kẻ phiếu học tập vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển?
 - Nêu ý nghĩa của việc hoàn chỉnh cơ quan di chuyển?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động chung: Tìm hiểu sự tiến hóa về tổ chức cơ thể
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H54.1, thảo luận và hoàn thành bài tập “So sánh một số hệ cơ quan của động vật”
 HS thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Sự tiến hóa về tổ chức cơ thể
 - Thể hiện ở sự phức tạp hóa của các cơ quan trong cơ thể, sự chuyên hóa của các cơ quan thành nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng để nâng cao chất lượng hoạt động cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi
 4.Củng cố:
 - Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật: Hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục.
 - Đọc mục ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học kỹ lý thuyết
 - Trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Chuẩn bị : tìm hiểu trước bài 55: Tiến hóa về sinh sản.
Ngày soạn: 7/3/2016
Tiết 61: TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 - HS nắm được khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
 - HS thấy được sự tiến hóa về các hình thức sinh sản hữu tính
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
 4. Hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
 - Năng lực thu thập thông tin kiến thức, năng lực logic, quan sát ,so sánh, hoạt động nhóm..
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ
 2. Học sinh : - Kẻ phiếu học tập vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: Lớp 7C: Lớp 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật: Hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục
 3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh sản vô tính
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Sinh sản vô tính là g

File đính kèm:

  • docgiao_an_Sinh_hoc_7_ki_II_chuan_20152016.doc
Giáo án liên quan