Giáo án Sinh học Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thúy Huyền
I) Mục tiêu.
1.Kiến thức:
Mức 1:- HS hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển. Mô tả được tính đa dạng và phong phú của Ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống)
-HS nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển .
Mức 2:-HS giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.
Mức 3: Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi liên quan: người ta dùng bộ phận nào của san hô để trang trí.
2.Kỹ năng:
Rèn kĩ năng quan sát phát hiện kiến thức.
3.Thái độ:
GD ý thức học tập bộ môn
II Đồ dùng dạy-học
1) Giáo viên: Tranh vẽ cấu tạo cơ thể sứa, hải quỳ , san hô.
2) Học sinh : Đọc trước bài 9 , thực hiện bảng 1,2 trong sgk
3) Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp quan sát và làm việc với SGK
II) Hoạt động dạy- học
1) Ổn định lớp: (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
đời sống con người? + Mỗi vai trò lấy VD minh họa * Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì? - HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời - Một vài HS trình bày, lớp bổ sung. * Ta cần bảo vệ các loài cá trong tự nhiên bằng cáchbảo vệ trường nước: không dùng chất nổ để đánh bắt cá, không súc bình bơm xuống ao, hồ, sông, suối... và gây nuôi phát triển các loài cá có giá trị kinh tế; khai thác hợp lí nguồn lợi cá;. tham gia các buổi lao động công ích vệ sinh môi trường nước ở địa phương III/ Vai trò của cá - Cung cấp thực phẩm - Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp - Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại. 4/ Kiểm tra –Đánh giá :(6 phút) -Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương ? -Vai trò của cá trong đời sống con người ? - Nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá ? 5/Dặn dò -Chuẩn bị bài sau :(2 phút) - Học bài theo câu hỏi như phần kiểm tra –đánh giá - Đọc mục em có biết. -Xem lại các ngành động vật đã học chuẩn bị cho tiết ôn tập Ngày giảng 9/12/2014 9/12/2014 19/12/2014 Lớp/Tiết 7A/3 7C/1 7B/4 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I I/ Mục tiêu bài học: 1/Kiến thức - HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: +Tính đa dạng của ĐVKXS. +Sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường. +Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống con người. 2/Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm. 3/Thái độ - GD ý thức yêu thích bộ môn. II/ Đồ dùng dạy- học 1) Giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung bảng1,2 2) Học sinh: - Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS 3) Phương pháp: - Vấn đáp kết hợp hoạt động theo nhóm III/ Hoạt động dạy –học: 1) Ổn định lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới:(35 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung cần nhớ 1. Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh? 2. Đặc điểm cấu tạo của Trùng kiết lị? 3. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? 4. Đặc điểm của san hô khác với hải quỳ? 5.Giun tròn: giun móc câu, giun chỉ, giun kim, giun đũa kí sinh ở bộ phận nào trên cơ thể người? 6. Trình bày cách dinh dưỡng và hô hấp của trai sông? 7.Trình bày đặc điểm cấu tạo chân của Ốc, Trai, Mực, Bạch tuộc? 8. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của cá? 9. Cho biết dinh dưỡng ở trùng giày với trùng biến hình khác nhau như thế nào?(về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thải bã)? 10.Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang? 11. Các đặc điểm chung nào của lớp sâu bọ phân biệt chúng với chân khớp khác? 12. A-Vận dụng những kiến thức đã học đề ra những biện pháp để phòng bệnh giun sán cho bản thân? B-Bản thân em làm gì để bảo vệ sự đa dạng của lớp cá? 1.Dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng 2. Đặc điểm cấu tạo của Trùng kiết lị: -Có chân giả ngắn -Không có không bào. 3. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang: -Cơ thể có đối xứng toả tròn -Ruột dạng túi -Thành cơ thể có hai lớp tế bào -Tự vệ bằng tế bào gai -Tấn công bằng tê bào gai. -Dinh dưỡng: dị dưỡng 4.* Hải quỳ sống đơn độc, không có bộ xương đá vôi điển hình . *San hô sống thành tập đoàn và có bộ khung xương đá vôi điển hình 5.Giun tròn: giun móc câu kí sinh ở tá tràng trên cơ thể người giun chỉ kí sinh ở mạch bạch huyết trên cơ thể người giun kim kí sinh ở ruột già trên cơ thể người giun đũa kí sinh ở ruột non người trên cơ thể người: 6.Cách dinh dưỡng và hô hấp của trai sông: - Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ - Ôxi trao đổi qua mang 7.Trình bày đặc điểm cấu tạo chân của Ốc, Trai, Mực, Bạch tuộc: Các đại diện Đặc điểm cấu tạo 1.Ốc B-Có chân bụng D-Có chân rìu C-Có chân đầu (2 tua dài, 8 tua ngắn) E-Có chân đầu (8 tua dài bằng nhau) 2.Trai 3.Mực 4.Bạch tuộc 8. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của cá: Ở cá hệ tiêu hoá có sự phân hoá rõ rệt. Hô hấp bằng mang. Hệ tuần hoàn ở cá thuộc hệ kín, nhưng mới có một vòng tuần hoàn với tim hai ngăn. Thận giữa làm nhiệm vụ lọc máu,. Hệ thần kinhhình ống. Nằm ở phía lưng gồm bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh. Bộ não phân hóa, trong đó có hành khứu giác, thuỳ thị giác và tiểu não phát triển hơn cả. 9. Đặc điểm Trùng biến hình Trùng giày -Cách lấy thức ăn -Quá trình tiêu hóa và thải bã - tiêu hóa nội bào - Bài tiết : chất thừa dồn đến không bào co bóp → thải ra ngoài ở mọi nơi - Thức ăn →miệng →hầu →không bào tiêu hóa →biến đổi nhờ en zim - Chất thải được đưa đến không bào co bóp →lỗ thoát ra ngoài 10.Ngành ruột khoang có những đặc điểm chung sau: -Cơ thể có đối xứng toả tròn -Ruột dạng túi -Thành cơ thể có hai lớp tế bào -Tự vệ bằng tế bào gai -Tấn công bằng tê bào gai. -Dinh dưỡng: dị dưỡng 11.Các đặc điểm chung nào của lớp sâu bọ phân biệt chúng với chân khớp khác: Các đặc điểm chung của lớp sâu bọ phân biệt chúng với lớp chân khớp khác: Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng: -Phần đầu có một đôi râu -Phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh A- Biện pháp phòng bệnh giun sán cho bản thân: -Ăn uống vệ sinh -Rửa tay trước khi ăn -Trừ diệt ruồi nhặng -Vệ sinh môi trường B- Bản thân em cần làm để bảo vệ sự đa dạng của lớp cá là: Bảo vệ môi trường nước Cùng gia đình nuôi các loài cá để phát triển kinh tế gia đình Khai thác hợp lí nguồn lợi cá Tham gia các buổi lao động công ích vệ sinh môi truờng nước ở địa phương 4/Kiểm tra – Đánh giá :(7 phút) -Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho tưng ứng với câu ở cột A. Cột A Cột B 1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể . 2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào . 3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. 4- Cơ thể mềm thường không phân đốtvà có vỏ đá vôi. 5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt a- Ngành chân khớp b- Các ngành giun c- Ngành ruột khoang d- Ngành thân mềm e- Ngành động vật nguyên sinh 5/ Dặn dò- Chuẩn bị bài sau :(2 phút): dặn dò ôn tập thi học kì Ngày giảng 31/12/2013 30/12/2013 31/12/2013 31/12/2013 Lớp/Tiết 7A/1 7B/2 7C/2 7D/3 LỚP LƯỠNG CƯ Tiết 37 ẾCH ĐỒNG I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : Mức 1: Nêu được đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn Mức 2: Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch với cá Giải thích được vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm Mức 3:Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế giúp gia đình phát triển kinh tế. 2.Tích hợp hướng nghiệp: Đây là ngành động vật quan trọng đối với con người liên quan đến nhiều ngành nghề sản xuất và các lĩnh vực trong đời sống: khai thác và chăn nuôi ếch. Liên quan đến bảo tồn động vật, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái... Là đối tượng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu hải dương học. 3/Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm 4. Thái độ : - GD ý thức bảo vệ động vật có ích. II/Kĩ năng sống : III/ Phương pháp : - Dạy học nhóm ,vấn đáp IV/ Đồ dùng dạy học 1) Giáo viên - Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 114SGK - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng ; Mô hình sự sinh sản và phát triển của ếch - Mẫu ếch đồng 2) Học sinh - Kẻ bảng ghi nội dung bảng tr. 114SGK 3) Phương pháp - Nêu và giải quyến vấn đề kết hợp hoạt động nhóm III/ Hoạt động dạy –học : 1) Ổn định lớp ( 1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra 3) Bài mới:Lớp Lưỡng cư bao gồm động vật vừa ở nước, vừa ở cạn : ếch đồng, nhái bén, chẫu chàng ...trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một đại diện của lớp Lưỡng cư là ếch đồng * Hoạt động 1: Đời sống (7phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK→ thảo luận +Em thường gặp ếch đồng ở đâu? +Thức ăn của ếch đồng là gì? + Thức ăn là sâu bọ, giun, ốc, cua, cá con nói lên điều gì? - HS tự thu nhận thông tin SGK tr113, rút ra nhận xét Ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt (ao, đầm nước) - Thức ăn là sâu bọ, cua, cá con - Con mồi ở cạn, ở nước → ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn - 1 HS phát biểu lớp bổ sung I/ Đời sống - Ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn (ưa nơi ẩm ướt) - Kiếm ăn vào ban đêm - Có hiện tượng trú đông - Là động vật biến nhiệt * Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển (20 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung a- Di chuyển - GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi H35.2 SGK → mô tả động tác di chuyển trong nước -Quan sát cách di chuyển trong nước của ếch và hình 35.3sgk → mô tả động tác di chuyển trong nước b- Cấu tạo ngoài - GV yêu cầu HS quan sát kĩ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK→ thảo luận: + Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn? + Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước? - GV treo bảng phụ ghi nội dung các điểm thích nghi → yêu cầu HSgiải thích ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm - GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn - HS quan sát mô tả được + Trên cạn khi ngồi chi sau gấp chữ z, lúc nhảy chi sau bật thẳng → nhảy cóc + Dưới nước: chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái - HS dựa vào kết quả quan sát tự hoàn chỉnh bảng 1 - HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến + Đặc điểm ở cạn 2,4,5 + Đặc điểm ở nước 1,3,6 - HS giải thích ý nghĩa thích nghi lớp nhận xét bổ sung II/ Cấu tạo ngoài và sự di chuyển a) Di chuyển - Ếch có 2 cách di chuyển + Nhảy cóc (trên cạn) + Bơi (Dưới nước) b) Cấu tạo ngoài - Ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn Các đặc điểm thích nghi đời sống của ếch Đặc điểm hình dạng và cấu tạo Ý nghĩa thích nghi -Đầu dẹp nhọn , khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước -Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở ) - Da trần ,phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí -Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ . -Chi có 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt -Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → Giảm sức cản của nước khi bơi →Khi bơi vừa thở , vừa quan sát → Giúp hô hấp trong nước → Bảo vệ mắt , giữ mắt khỏi bị khô , nhận biết âm thanh trên cạn . → Thuận lợi cho việc di chuyển → Tạo thành chân bơi để đẩy nước * Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch (7 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung GV cho HS thảo luận : +Ếch sinh sản vào mùa nào? + Đến mùa sinh sản, ở ếch có hiện tượng gì? + Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch? + Giải thích được vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá? - GV treo H35.4 trình bày sự phát triển có biến thái ở ếch. +So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch với cá? Gv mở rộng: trong quá trình phát triển nòng nọc có nhiều điểm phát triển giống cá, chứng tỏ về nguồn gốc của ếch Tích hợp hướng nghiệp: Đây là ngành động vật quan trọng đối với con người liên quan đến nhiều ngành nghề sản xuất và các lĩnh vực trong đời sống: khai thác và chăn nuôi ếch. Liên quan đến bảo tồn động vật, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái... Là đối tượng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu hải dương học. -HS tự thu nhận thông tin SGK tr.114 nêu được : - Ếch sinh sản vào cuối mùa xuân , đầu mùa hạ - Đến mùa sinh sản ở ếch có hiện tượng ếch đực ôm lưng ếch cái +Vì ếch cái đẻ đến đâu , ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó - HS trình bày trên tranh III/ Sinh sản và phát triển của ếch. -Sinh sản +Sinh sản vào cuối mùa xuân +Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các bờ nước +Thụ tinh ngoài, đẻ trứng -Phát triển: Trứng→ nòng nọc → ếch con (phát triển có biến thái 4/Kiểm tra –đánh giá :(7 phút) Gv : yêu cầu hs vẽ sơ đồ tư duy - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch? - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống ở cạn - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch. - Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? (vì ếch có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn) 5/Dặn dò – Chuẩn bị bài sau :(3 phút) -Học bài theo câu hỏi sau: + Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoàicủa ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước,vừa ở cạn +Quá trình sinh sản, các giai đoạn phát triển của cơ thể trải qua các giai đoạn biến thái + Học kết luận chung trong phần tóm tắt SGK -Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm tiết sau học thực hành Ngày giảng 3/1/2014 4/1/2014 3/1/2014 4/1/2014 Lớp/Tiết 7A/1 7B/2 7C/2 7D/4 Tiết 38 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠOTRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ I/ Mục tiêu bài học: 1/Kiến thức : Mức 1: Trình bày được hình thái cấu tạo trong: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn: đặc điểm của máu; hệ hô hấp, hệ thần kinh và giác quan; hệ bài tiết; hệ sinh dục (sự sinh sản và các giai đọa biến thái), phù hợp với đời sống Lưỡng cư Mức 2: Hiểu được hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác với cá Hiểu được ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn TĐK qua da Mức 3: Chứng minh được lớp Lưỡng Cư có sự tiến hóa hơn so với lớp Cá: tuần hoàn, thần kinh, hô hấp 2/Kĩ năng: -Biết cách mổ ếch ,quan sát cấu tạo trong của ếch 3/Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập II/Kĩ năng sống: - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và chia sẻ thông tin quan sát được - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sách giáo khoa , quan sát hình ảnh trên tiêu bản để tìm hiểu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của ếch đồng ,quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công III/Phương pháp: -Thực hành quan sát, trực quan, trình bày 1 phút IV/ Đồ dùng dạy- học 1) Giáo viên - Mẫu mổ ếch đủ cho các nhóm - Mẫu mổ sọ hoặc mô hình não ếch - Bộ xương ếch - Tranh cấu tạo trong của ếch 2) Học sinh - Xem cấu tạo trong ếch đồng V/Hoạt động dạy –học : 1) Ổn định lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Lớp 7A 7B 7C 7D Học sinh Huy, Nguyên Hiển, Tuyết Diệu, Huyền Hiệu, Tụ Câu 1:Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ? +Đầu dẹp nhọn , khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước +Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu ( mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở ) + Da trần ,phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí +Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra , tai có màng nhĩ . +Chi có 5 phần có ngón chia đốt ,linh hoạt ; +Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón 3) Bài mới: * Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch (13 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát H36.1 SGk nhận biết các xương trong bộ xương ếch . - GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch xác định các xương trên mẫu - GV gọi HS lên chỉ .. - GV yêu cầu HS thảo luận + Bộ xương ếch có chức năng gì? - GV chốt lại kiến thức. - HS tự thu nhận thông tin ghi nhớ vị trí tên xương: - HS thảo luận rút ra chức năng của bộ xương - Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung 1) Bộ xương ếch -Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi. - Chức năng: + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể + Là nơi bám của cơ→di chuyển + Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan. * Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu (19 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung a- Quan sát da - GV hướng dẫn HS sờ tay lên bề mặt da quan sát mặt trong da→ nhận xét - GV cho HS thảo luận + Nêu vai trò của da? b- quan sát nội quan - GV yêu cầu HS quan sát H36.3 đối chiếu với mẫu mổ→ xác định các cơ quan của ếch - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch thảo luận: + Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác với cá? + Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn TĐK qua da? + Tim của ếch khác cá ? +Quan sát mô hình não cá xác định các bộ phận não? - GV chốt lại kiến thức - GV cho HS thảo luận: + Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? *Các hệ cơ quan của ếch tiến hóa hơn so với lớp Cá: tuần hoàn, thần kinh, hô hấp HS thực hiện theo hướng dẫn + nhận xét. - Một HS trả lời lớp nhận xét bổ sung - HS quan sát hình đối chiếu mẫu mổ xác định các vị trí các hệ cơ quan - Đại diện nhóm trình bày - HS trong nhóm thảo luận thống nhất ý kiến Yêu cầu nêu được : - Hệ tiêu hóa: lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dạy ,gan mật lớn, có tuyến tụy - Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu -Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung - HS thảo luận xác định được các hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn thể hiện sự thích nghi với lối sống chuyển lên ở cạn 2) Quan sát da và các nội quan trên mẫu - Ếch có da trần ( Trơn ẩm ướt), mặt trong có nhiều máu→ trao đổi khí - Kết luận:Cấu tạo trong của ếch ( Bảng tr.118 SGK): -Hệ tiêu hóa: + Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi + Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan- mật lớn, có tuyến tụy . -Hô hấp: + Xuất hiện phổi,.hô hấp nhờ sự nâng, hạ của thềm miệng. + Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp. -Tuần hoàn : + Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành hai vòng tuần hoàn với tim ba ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha -Bài tiết: +Thận vẫnlà thận giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt -Thần kinh : +Não trước, thùy thị giác phát triển. + Tiểu não kém phát triển + Hành tủy +Tủy sống -Hệ Sinh dục: +Ếch đực không có cơ quan giao phối. + Ếch cái đẻ trứng.Thụ tinh ngoài 4/ Kiểm tra –Đánh giá (5 phút) - GVnhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành - Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm - GV cho HS thu dọn vệ sinh 5/Dặn dò- Chuẩn bị bài sau : (2 phút) - Học bà, hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu: (SGK tr.119) + Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch + Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch? - Tìm hiểu bài đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư: thực hiện bảng trang 121 Ngày giảng 7/1/2014 6/1/2014 7/1/2014 7/1/2014 Lớp/Tiết 7A/1 7B/1 7C/2 7D/3 Tiết 39: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ I/ Mục tiêu bài học: 1/Kiến thức: Mức 1: -Biết được tính đa dạng của lớp Lưỡng cư. Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam, đặc điểm cơ thể của một số loài Lưỡng cư sống trong các môi trường, ác điều kiện sống khác nhau ,đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư -Nêu được vai trò của lớp Lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quí hiếm Mức 2: - Hiểu được vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày Mức 3: -Vận dụng kiến thức đã học bảo vệ các loài lưỡng cư có ích và giúp gia đình nuôi các loài động vật có ích để phát triển kinh tế. 2.Tích hợp bảo vệ môi trường: Vai trò của lưỡng cư, giáo dục học sinh Lưỡng cư là động vật có ích cho nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có giá trị, là vật thí nghiệm trong sinh lí học. Nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏVì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lưỡng cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích: Hạn chế săn bắt, bảo vệ và gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế, hạn chế dùng thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường, không làm ô nhiễm môi trường nước. 3/Kĩ năng : - Sưu tầm tư liệu về một số đại diện khác của lớp Lưỡng cư như: cóc ễnh ương, ếch giun .. 4/ Thái độ: - GD ý thức bảo vệ động vật có ích II/ Kĩ năng sống : -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư -Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp III/Phương pháp : -Dạy học nhóm - Biểu đạt sáng tạo IV/Đồ dùng dạy -học 1- Giáo viên - T
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_thuy_huy.doc