Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức: Hs nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang, chỉ rõ vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên với đời sống con người

b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp.

c) Thái độ: GD hs có ý thức học tập bộ môn. Bảo vệ động vật quý có giá trị.

2. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực quan sát, phân tích, nghiên cứu.

3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, so sánh

- Tổ chức hoạt động nhóm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Chuẩn bị của Giáo viên: Chuẩn bị tranh H10.1

2. Chuẩn bị của Học Sinh: Kẻ bảng đặc điểm chung một số ruột khoang.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động khởi động: (1') Chúng ta đã học đại diện của 1 số ngành ruột khoang, chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị như thế nào.

4. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Đặc điểm chung (25')

 

doc90 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản thu hoạch chú thích H 16.3 SGK.
2. Tìm hiểu cấu tạo trong
a) Cách mổ: Chú ý khi mổ giun (ĐVKXS) dùng dao sắc, nhọn để đưa các nội quan riêng cho vào nước, giun đất có thể xoang chứa dịch di chuyển.
b) Quan sát cấu tạo trong:
- Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch.
- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ lỗ miệng hầu thực quản diều dạ dày cơ ruột tịt hậu môn.
- Hệ tuần hoàn. Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản) tuần hoàn kín.
- Hệ thần kinh chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5')
- GV nhận xét giờ cho hs dọn vệ sinh, cho điểm kĩ thuật mổ các nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm viết bản thu hoạch chấm lấy điểm 15 phút bằng cách vẽ hình ghi chú thích lên hình 16.3B và 16.3C. (mỗi chú thích đúng 1 điểm)
* Yêu cầu: 
- Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt
- Hình 16.3 C: 8. Hạch não; 9. Vòng thần kinh hầu; 10. Hạch thần kinh.
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1') Kẻ bảng 1 trang 60 sgk vào vở bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................ 
Tiết 17 - Bài 17. MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
Ngày soạn: 05/10/2019
Ngày dạy
Lớp
HS vắng
Ghi chú
7A
7B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a) Kiến thức: Chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống. 
b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tích hợp kiến thức. Kĩ năng phân tích, đối chiếu, khái quát để phân biệt đại diện của giun đốt.
c) Thái độ: GD ý thức bảo vệ động vật.
2. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực quan sát, phân tích, nghiên cứu.
3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Tổ chức hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Tranh phóng to về rươi, giun đỏ.
2. Chuẩn bị của Học Sinh: HS kẻ bảng 1 vào vở
III. Tiến trình dạy học. 
1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
3. Hoạt động khởi động: (1') Giun đốt có khoảng 9000 loài, chúng sống ở nước ngọt, nước mặn, trong bùn, trong đất, một số sống ở cạn, một số sống ký sinh.
4. Hoạt động hình thành kiến thức.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
25'
- GV cho hs quan sát tranh vẽ có giun đỏ, đĩa, rươi, róm biển.
- GV yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk trao đỏi nhóm hoàn thành bảng 1.
- GV đưa ra bảng phụ gọi hs lên chữa bài.
- GV nhận xét và thông báo nội dung đúng.
1. Một số giun đốt thường gặp.
- Giun đốt có nhiều loài như đỉa, vắt, róm biển
- Chúng sống ở các môi trường nước, đất, lá cây
- Giun đất sống tự do, định cư, chui rúc.
Bảng 1:
STT
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Chui rúc
2
Rươi
Nước ngọt, nước mặn, nước lợ
Ký sinh người
3
Đỉa
Nước lợ
Tự do
4
Giun đỏ
Nước ngọt
Định cư
5
Vắt
Đất, lá cây
Tự do
6
Róm biển
Nước mặn
Tự do
10'
- GV yêu cầu hs hoàn thành bài tập trong sgk.
- HS hoạt động đọc lập, làm BT vào vở.
- GV hỏi: Vậy giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
2. Vai trò của giun đốt.
- Lợi ích: 
+ Làm thức ăn cho người và động vật như rươi.
+ Làm cho đất tơi xốp thoáng khí, màu mỡ như giun đất.
- Tác hại: Hút máu người, và động vật như đỉa,vắt..
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (7')
- Trình bày đặc điểm của 1 sổ giun đốt khác?
- Giun đốt có những vai trò gì?
- Để nhận biết ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
- Về nhà học bài.
- Làm bài tập 4 trang 61 sgk.
- Chuẩn bị học bài, ôn bài tốt giờ sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................
 Tiết 18. KIỂM TRA MỘT TIẾT (ĐỀ 1)
Ngày soạn: 05/10/2019
Ngày Kiểm tra
Lớp
HS vắng
Ghi chú
7A
7B
1. Mục tiêu
	a) Kiến thức. Kiểm tra lại các kiến thức cơ bản thuộc ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang và các ngành giun, 
	b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, tư duy lô gic. Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc trong khoa học
	c) Thái độ: Yêu thích bộ môn.
	d) Định hướng phát triển năng lực học sinh: Quản lý thời gian làm bài, phân tích định hướng và tư duy lô gic.
2. Hình thức kiểm tra. 30% trắc nghiệm 70% tự luận.
3. Thiết lập ma trận đề.
 Mức độ 
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Chương I.
Ngành động vật nguyên sinh
- Biết cách sinh sản của trùng roi.
- Cách di chuyển của trùng giày
- ĐVNS có cấu tạo từ 1 tế bào
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ.
3 
1,5
15% 
3 
1,5
15% 
Chương II.
Ngành ruột khoang
Biết được đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ.
1
0,5
5%
1
0,5
5%
Chương III.
Các ngành giun
- Để sống được trong ruột non người Giun đũa phải có lớp cuticun bảo vệ.
- Đặc điểm vòng đời của sán lá gan
Hiểu và nêu được các đặc điểm chung của giun đốt?
Để phòng chống giun đũa kí sinh ta phải có những biện pháp nào
Giải thích vì sao khi trời mưa nhiều thì giun đất lại chui lên mặt đất
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ.
2
1
10%
1
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
5
8
80%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tổng tỉ lệ
6
3
30%
1
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
9
10
100%
4. Đề kiểm tra. (Có đề đính kèm)
5. Đáp án - thang điểm. (Có đáp án và thang điểm đính kèm)
6. Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra.
TIẾT 18 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 7
 ĐỀ 1
I/ Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Cách sinh sản của trùng roi:
A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. 
B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. 
C. Tiếp hợp
Câu 2: Trùng giày di chuyển được là nhờ: 
A. Nhờ có roi.	B. Có vây bơi.	C. Lông bơi phủ khắp cơ thể.
Câu 3: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:
 A. 1 tế bào	 B. 2 tế bào	 C. 3 tế bào
Câu 4: Đặc điểm chung của nghành ruột khoang là:
A. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
B. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, sống tập đoàn, có tế bào gai tự vệ và tấn công.
C. Có lối sống bám, cơ thể hình trụ.
D. Có lối sống tập đoàn, có bộ xương bằng đá vôi.
Câu 5: Giun đũa sống được trong ruột non người là do:
A. Có khả năng chui rúc
B. Có hệ tiêu tiêu hóa phân hóa
C. Có lớp vỏ cuticun
D. Có lớp biểu bì, cơ dọc phát triển.
Câu 6: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm gì ?
A. Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.
B. Có hệ tiêu hóa phân hóa.
C. Có lớp vỏ cuticun
D. Có lớp biểu bì, cơ dọc phát triển.
II/ Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Để phòng chống giun đũa kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp nào?
Câu 2 (4 điểm): Nêu các đặc điểm chung của giun đốt?
Câu 3 (1 điểm): Giải thích vì sao khi trời mưa nhiều thì giun đất lại chui lên mặt đất?
HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
MÔN: SINH HỌC 7
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Trắc nghiệm:
3
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
C
A
A
C
A
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận:
Câu 1:
- Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã. 
- Rửa kĩ tay trước khi ăn, dùng lồng bàn, trừ riệt triệt để ruồi nhặng. 
- Kết hợp vệ sinh xã hội ở cộng đồng. 
0.75
0.75
0.5
Câu 2: 
 Cơ thể phân đốt, có thể xoang
 Hô hấp qua da hay mang
 Ống tiêu hóa phân hóa
 Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ
 Di chuyển nhờ tơ, chi bên hay thành cơ thể
Sinh sản lưỡng tính
0,75
0.75
0.75
0.75
0.5
0.5
Câu 3: 
Vì giun đất hô hấp bằng da 
Trời mưa, nước ngập hang của giun làm thiếu không khí
0.5
0.5
TIẾT 18 KIỂM TRA 1 TIẾT (ĐỀ 2)
Ngày soạn: 05/10/2019
Ngày Kiểm tra
Lớp
HS vắng
Ghi chú
7A
7B
1. Mục tiêu
	a) Kiến thức. Kiểm tra những kiến thức cơ bản nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức trong các phần đã học.
	b) Kỹ năng: 
	- Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc trong khoa học.
	- Thông qua bài kiểm tra thấy được mặt mạnh, yếu của hs nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập.
	c) Thái độ: Yêu thích bộ môn.
	d) Định hướng phát triển năng lực học sinh: Quản lý thời gian làm bài, phân tích định hướng và tư duy lô gic.
2. Hình thức kiểm tra. 30% trắc nghiệm, 70% tự luận.
3. Thiết lập ma trận đề.. 
 Đánh giá
KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Chương I: Động vật nguyên sinh
- Biết cách sinh sản của trùng roi.
- Cách di chuyển của trùng giày
- ĐVNS có cấu tạo từ 1 tế bào
Hiểu và trình bày được vòng đời phát triển của trùng kiết lị? 
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ.
3 
1,5
15% 
1
2
20%
4
3,5
35%
Chương II.
Ngành ruột khoang
Biết được đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Hiểu vai trò của ngành ruột khoang?
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ.
1
0,5
5%
1
2
20%
2
2,5
25%
Chương III.
Các ngành giun
- Để sống được trong ruột non người Giun đũa phải có lớp cuticun bảo vệ.
- Đặc điểm vòng đời của sán lá gan
Cách phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống dẫn mật? Hậu quả?
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ.
2
1
10%
1/2
2
20%
1/2
1
10%
3
4
40%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tổng tỉ lệ
6
3
30%
2
4
40%
1/2
2
20%
1/2
1
10%
9
10
100%
4. Đề kiểm tra. (Có đề đính kèm)
5. Đáp án - thang điểm. (Có đáp án và thang điểm đính kèm)
6. Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra.
TIẾT 18 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 7
 ĐỀ 2
I/ Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Đặc điểm chung của nghành ruột khoang là:
A. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, sống tập đoàn, có tế bào gai tự vệ và tấn công.
B. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
C. Có lối sống tập đoàn, có bộ xương bằng đá vôi.
D. Có lối sống bám, cơ thể hình trụ.
Câu 2: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm gì ?
A. Có lớp vỏ cuticun
B. Có hệ tiêu hóa phân hóa.
C. Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.
D. Có lớp biểu bì, cơ dọc phát triển.
Câu 3: Cách sinh sản của trùng roi:
A. Tiếp hợp. 
B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. 
C. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
Câu 4: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:
 A. 2 tế bào	 B. 1 tế bào	 C. 3 tế bào
Câu 5: Trùng giày di chuyển được là nhờ: 
A. Nhờ có roi.	B. Lông bơi phủ khắp cơ thể	C. Có vây bơi.
Câu 6: Giun đũa sống được trong ruột non người là do:
A. Có khả năng chui rúc
B. Có hệ tiêu tiêu hóa phân hóa
C. Có lớp biểu bì, cơ dọc phát triển.
D. Có lớp vỏ cuticun 
II/ Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trình bày vòng đời phát triển của trùng kiết lị?
Câu 2: (2 điểm) Ngành ruột khoang có vai trò gì đối với đời sống con người?
Câu 3: 
a) (1 điểm) Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống dẫn mật? Hậu quả?
b) (2 điểm) Để phòng chống giun đũa kí sinh ở người ta phải làm như thế nào?
HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
MÔN: SINH HỌC 7
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Trắc nghiệm:
3
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
C
B
B
D
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận:
Câu 1: Vòng đời phát triển của trùng kiết lị: Trong môi trường kết bào xác ruột người chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột.
2 
Câu 2: Vai trò của ngành ruột khoang
* Lợi ích
- Trong tự nhiên:
 + Tạo vẻ đẹp trong thiên nhiên.
 + Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
- Trong đời sống.
 + Làm đồ trang trí, trang sức.
 + Làm nguồn nguyên liệu vôi
 + Làm thực phẩm có giá trị.
 + Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
* Tác hại.
+ Một số gây độc, ngứa cho người (Sứa)
+ Tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
a)
- Giun đũa dịch chuyển rất ít, sự di chuyển chủ yếu bằng chui rúc.
- Hậu quả: Giun đũa nhiều gây tắc ống mật, ruột suy dinh dưỡng vật chủ.
b) Cách phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
- Giữ vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh cá nhân khi ăn uống và tẩy giun theo định kỳ.
0,5
0,5
1
1
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
Tiết 19 - Bài 18. TRAI SÔNG
Ngày soạn: 12/10/2019
Ngày dạy
Lớp
HS vắng
Ghi chú
7A
7B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a) Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm ngành Thân mềm. Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành. 
- Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của Thân mềm.
b) Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
c) Thái độ: GD ý thức học tập yêu thích bộ môn.
2. Định hướng phát triển năng lực. Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, quan sát,...
3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Trực quan, HĐ nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Tranh phóng to hình 18.2; 18.3; 18.4 SGK.
- Mẫu vật: Con trai, vỏ trai.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của Học Sinh: Đọc trước nội dung bài mới	
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài)
3. Hoạt động khởi động: (1') GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai sông.
4. Hoạt động hình thành kiến thức.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
7'
8’
5'
8'
10'
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- HS quan sát hình 18.1; 18.2, đọc thông tin SGK trang 62,
- GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
? Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
+ Mở vỏ trai: Cắt dây chằng phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.
? Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
+ Mài mặt ngoài có mùi khét vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát, khi cháy có mùi khét.
- GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
? Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
- GV giải thích thêm cho HS hiểu vì sao lớp xà cừ óng ánh màu bẩy sắc cầu vồng từ đó rút ra kết luận: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
? Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó?
- HS thảo luận thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung và giới thiệu thêm phần đầu trai tiêu giảm, từ đó rút ra kết luận:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Trai di chuyển như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức: Chân thò theo hướng nào, thân chuyển động theo hướng đó.
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm và trả lời:
? Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai?
+ Nước đem đến oxi và thức ăn.
? Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
+ Kiểu dinh dưỡng thụ động.
- GV chốt lại kiến thức.
? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
- GV giải thích vai trò lọc nước.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
? Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
+ Trứng phát triển trong mang trai mẹ, được bảo vệ và tăng lượng oxi.
? Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
+ Ấu trùng bám vào mang và da cá để tăng lượng oxi và được bảo vệ.
- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
I. Hình dạng, cấu tạo
1. Vỏ trai
KL:
- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.
- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.
2. Cơ thể trai
Kết luận:
- Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: Tấm mang
+ Trong: Thân trai.
- Chân rìu.
II. Di chuyển
Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào kết hợp với đóng mở vỏ di chuyển
III. Dinh dưỡng.
KL:
- Thức ăn: Động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Oxi trao đổi qua mang.
IV. Sinh sản
KL:
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (4')
- GV củng cố lại nội dung kiến thức
- HS làm bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu đúng:
1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
2. Cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai, thân trai và chân trai.
3. Trai di chuyển nhờ chân rìu.
4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................
Tiết 20 - Bài 20. THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI MỘT SỐ THÂN MỀM
Ngày soạn: 12/10/2018
Ngày dạy
Lớp
HS vắng
Ghi chú
7A
7B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a) Kiến thức: 
- Học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
b) Kỹ năng: 
- Rèn kĩ sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng quan sát, so sánh.
c) Thái độ: 
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
- GD ý thức học tập yêu thích bộ môn.
2. Định hướng phát triển năng lực. Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, quan sát,...
3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Mẫu trai, mực mổ sẵn.
- Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài.
- Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai mực.
2. Chuẩn bị của Học Sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15') 
Đề bài:
Câu 1: (6 điểm) Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ?
Câu 2: (4 điểm) Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
Đáp án:
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Trai hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước.
- Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) hay bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.
4
2
2
Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường thành co Trai.
2
2
3. Hoạt động khởi động: (1') GV giới thiệu nội bài học.
4. Hoạt động hình thành kiến thức.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
3'
10'
10'
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK
- HS trình bày sự chuẩn bị của mình.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
- GV hướng dẫn nội dung quan sát:
- HS tiến hành quan sát theo các nội dung đã hướng dẫn.
- Ốc: Quan sát, đối chiếu hình 20.2 SGK trang 68 để nhận biết các bộ phận, chú thích bằng số vào hình.
- Mực: Quan sát mai mực, đối chiếu hình 20.3 SGK trang 69 để chú thích số vào hình.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và chốt kiến thức. (từ 1- 5 theo chiều kim đồng hồ)
- GV yêu cầu đối chiếu mẫu vật với hình 20.4 SGK trang 69, điền chú thích vào hình.
- HS quan sát hình, phân biệt được các bộ phận cấu tạo ngoài của Trai.
- GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát , vẽ hình và bằng kiến thức đã học chú thích bằng số vào hình 20.5 SGK trang 69.
1. Quan sát cấu tạo vỏ:
- Vẽ hình 20.2 và ghi chú thích.
1. Đỉnh vỏ
2. Mặt trong vòng xoắn
3. Vòng xoắn cuối
4. Lớp sà cừ
5. Lớp sừng ở ngoài
- Vẽ hình 20.3 và ghi chú thích.
1. Gai vỏ
2. Vết các lớp đá vôi.
2. Quan sát cấu tạo ngoài:
- Vẽ hình 20.4 ghi chú thích.
1. Chân trai
2. Lớp áo trai
3. Tấm mang
4. Ống hút
5. Ống thoát
6. Vết bám cơ khép vỏ.
7. Cơ khép vỏ
8. Vỏ trai.
- Vẽ hình 20.5 và ghi chú thích.
1. Tua dài
2. Tua ngắn
3. Mắt
4. Đầu
5. Thân
6. Vây bơi
7. Giác bám.
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (4')
- Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- Kết quả bài thu hoạch sẽ là kết quả tường trình.
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
- Tìm hiểu vai trò của thân mềm.
- Kẻ bảng 1, 2 trang 72 SGK vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
.................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.doc