Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Nhằm giúp hs củng cố hệ thống kiến thức đã học về tế bào thực vật, rễ, thân.

- Biết được cấu tạo và chức năng của rễ, thân. Phân biệt được các loại rễ, thân biến dạng.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng vào đời sống

- Rèn kỹ năng hệ thống kiến thức

3. Thái độ: Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng.

*/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho hs:

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Đặt câu hỏi ôn tập + đáp án, một số tranh ảnh .

- Học Sinh: Ôn lại chương rễ, thân .

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

*/. Kiểm tra bài cũ: (5P) Kể tên một số loại thân biến dạng? chức năng?

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (1p) Để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết sắp tới, hôm nay chúng ta đi vào ôn tập nội dung kiến thức chương 1, 2, 3

2. Bài mới:

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 27/10/2019
Tiết: 19 Ngày dạy: 8/11 / 2019
Bài 18: THỰC HÀNH : BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật,nhận biết kiến thức qua quan sát, so sánh.
- PTNL : thực hành , sd ngôn ngữ , quan sát, so sánh .
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
*/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho hs:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: 
- GV: Tranh phóng to hình 18.1 và 18.2 SGK.Một số mẫu vật.
- HS: Chuẩn bị một số củ đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, kẻ bảng ở SGK trang 59 vào vở.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
*/. Kiểm tra bài cũ: (6P) Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? Chức năng của mạch rây?
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (1p)
VB như SGK.
2. Bài mới: 	
Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng(20P)
Mục tiêu: HS quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với cây.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân
- GV yêu cầu HS quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
- GV lưu ý tìm củ xu hào có chồi nách và gừng đã có chồi để học sinh quan sát thêm.
- GV cho HS phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng.
- GV yêu cầu HS tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này.
- GV lưu ý HS bóc vỏ của củ dong, tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vẩy) là lá.
- GV cho HS trình bày và tự bổ sung cho nhau.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời 4 câu hỏi trang 58.
- GV nhận xét và tổng kết: một số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi ra hoa kết quả.
b. Quan sát thân cây xương rồng
- GV cho HS quan sát thân cây xương rồng, thảo luận theo câu hỏi:
? Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
? Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai?
? Cây xương rồng thường sống ở đâu?
? Kể tên một số cây mọng nước?
( VD : cây lô hội )
- GV cho HS nghiên cứu SGK rồi rút ra kết luận chung cho hoạt động 1.
- HS đặt mẫu lên bàn quan sát tìm xem có chồi, lá không?
- HS quan sát tranh ảnh và gợi ý của GV để chia củ thành nhiều nhóm.
- Yêu cầu HS nêu được:
+ Đặc điểm giống nhau: có chồi, lá " là thân.
+ Đều phình to " chứa chất dự trữ.
+ Đặc điểm khác nhau: dạng rễ; củ gừng, dong (có hình rễ), dưới mặt đất gọi là thân rễ.
Củ xu hào, khoai tây (dạng tròn to) thân củ.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung,
- HS đọc mục £ SGK trang 58, trao đổi nhóm theo 4 câu hỏi SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân, quan sát hiện tượng, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục £ SGK trang 58 để sửa chữa kết quả.
Tiểu kết: - Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay dự trữ nước cho cây.
Hoạt động 2: Đặc điểm của một số loại thân biến dạng(13P)
Mục tiêu: HS ghi lại những đặc điểm và chức năng của thân biến dạng " gọi tên các loại thân biến dạng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
.- GV cho HS hoạt động độc lập theo yêu cầu của SGK trang 59.
- GV treo bảng đã hoàn thành kiến thức để HS theo dõi và sửa bài cho nhau.
- GV tìm hiểu số bài đúng và chưa đúng bằng cách gọi cho HS giơ tay, GV sẽ biết 
được tỉ lệ HS nắm được bài
.- HS hoàn thành bảng ở vở bài tập.
- HS đổi vở bài tập cho bạn cùng bàn, theo dõi bảng của giáo viên, chữa chéo cho nhau.
- 1 HS đọc to toàn bộ nội dung trong bảng của GV cho cả lớp nghe để ghi nhớ kiến thức
Stt
Tên mẫu vật.
Đặc điểm của thân biến dạng.
Chức năng đối với cây.
Tên thân biến dạng.
1
Củ xu hào
Thân củ, nằm trên mặt đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân củ.
2
Củ khoai tây
Thân củ, nằm dưới mặt đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân củ.
3
Củ gừng
Thân rễ, nằm trong đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân rễ.
4
Củ dong ta
Thân rễ, nằm trong đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân rễ.
5
Xương rồng.
Thân mọng nước, nằm trên mặt đất.
Dự trữ nước, quang hợp.
Thân mọng nước.
3. Củng cố: (3 phút)
- GV cho HS làm bài tập tại lớp, GV thu bài chấm ngay tại lớp lấy điểm TH.
 - Hay kiểm tra bằng cách gọi HS trình bày bảng .
4. Hoạt động vận dụng: ( phút)
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị bài sau:Chuẩn bị các kiến thức cho tiết sau ôn tập. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 10 Ngày soạn: 27/10/2019
Tiết: 20 Ngày dạy: 11/11 / 2019
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức:
Nhằm giúp hs củng cố hệ thống kiến thức đã học về tế bào thực vật, rễ, thân.
Biết được cấu tạo và chức năng của rễ, thân. Phân biệt được các loại rễ, thân biến dạng.
2. Kỹ năng:
Vận dụng vào đời sống
Rèn kỹ năng hệ thống kiến thức
3. Thái độ: Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
*/ Năng lực có thể hình thành và phát triển cho hs:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: 
Giáo viên: Đặt câu hỏi ôn tập + đáp án, một số tranh ảnh .
Học Sinh: Ôn lại chương rễ, thân .
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
*/. Kiểm tra bài cũ: (5P) Kể tên một số loại thân biến dạng? chức năng?
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (1p) Để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết sắp tới, hôm nay chúng ta đi vào ôn tập nội dung kiến thức chương 1, 2, 3
2. Bài mới: 	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
 20 Phút 
Hoạt Động 1: 
GV: Treo tranh các miền của rễ
Rễ gồm những miền nào? Chức năng của mỗi miền? 
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung .
GV: Miền hút của rễ gồm những thành phần nào? chức năng của chúng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét .
Vì sao lông hút là 1 té bào?
HS: Trả lời
Trình bày vai trò nước, muối khoáng đối với cây trồng?
HS: Giải thích
Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, rễ con nhiều?
GV: Kết luận
Kể tên các loại rễ biến dạng? Chức năng của chúng?
HS: Phát biểu
GV: Kết luận
Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi cây ra hoa?
HS: Giải thích
Hoạt Động 2: 
GV: Treo tranh và đặt câu hỏi:
Thân cây gồm những bộ phận nào?
Có mấy loại thân?
Nêu đặc điểm và lấy ví dụ?
Có mấy loại thân biến dạng? Đặc điểm của từng loại và chức năng đối với cây? Lấy ví dụ ?
Thân to ra do đâu? Thân dài ra do đâu? Nêu cấu tạo trong thân non:
Nước và muối khoáng vận chuyển nhờ cơ quan nào trong thân?
Chất hữu cơ vận chuyển nhờ cơ quan nào?
HS: Trả lời 
GV: Kết luận những nội dung trên
I: Chương rễ:
Các miền của rễ
Cấu tạo miền hút
Vai trò của nước và muối khoáng 
Sự hút nước, muối khoáng của rễ
Các loại rễ biến dạng
II. Chương thân:
Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa và chồi lá)
Thân có 3 loại: 
Thân đứng:
Thân gỗ: Bưởi, ổi
Thân cột: Dừa, cau
Thân cỏ: đậu, rau cải
 Thân leo: Thân quấn, tua cuốn, tay móc
Thân bò: rau má..
3. Củng cố: (3 phút)
- GV cho HS hệ thống lại nội dung kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng: ( phút)
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (1 phút)
- Chuẩn bị bài sau:Chuẩn bị các kiến thức cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Đầm Dơi, ngày tháng năm 2019
KÝ DUYỆT
TT: Tạ Đình Tài

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.docx