Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 1 - Trần Thị Lài

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.

- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát thiên nhiên, so sánh.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. -Biết bảo vệ thực vật.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Đặc điểm chung của thực vật.

III/ CHUẨN BỊ:

 3.1* Giáo viên:

- Bảng phụ kẻ bảng SGK/tr11. -Phiếu học tập có nội dung như bảng SGK/tr11.

3.2* Học sinh:

- Kẻ bảng SGK tr/11 và điền vào các cột trống cho đầy đủ những thông tin.

- Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều mội trừơng.

IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS:

4.2/ Kiểm tra miệng:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 1 - Trần Thị Lài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU SINH HỌC – ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT
Bài 1, 2 
 Tiết: 1 
Tuần:1
Bài 1,2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG- NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
Nêu được nhiệm vụ của sinh học nói chung và Thực vật học nói riêng.
 2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.
Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. Yêu thích khoa học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm của cơ thể sống và nhiệm vụ sinh học.
III/ CHUẨN BỊ:
 3.1* Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng SGK/tr6. Phiếu học tập có nội dung như bảng SGK/tr6.
 3.2* Học sinh: Xem bài trước ở nhà
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:	
4.2/ Kiểm tra miệng: không kiểm tra.
- GV: Cho ví dụ về một cơ thể sống mà em biết? (10đ)
 + HS: Con gà
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động1: 2' vào bài: - Hằøng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới quanh ta, chúng bao gồm các vật sống và vật không sống (hay sinh vật).
Hoạt động2: 15' Nhận dạng vật sống và vật không sống. 
* Mục tiêu:biết nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
Cách tiến hành: trực quan, hỏi đáp.
- GV yêu cầu HS kể tên một số cây, con vật, đồ vật, và hỏi:
+ Những cây cối, con vật đó cần điều kiện gì để sống? Chúng có lớn lên và sinh sản không? 
+ Những đồ vật có cần điều kiện sống như cây cối, con vật hay không? Chúng có lớn lên và sinh sản không?
- HS kể tên một số sinh vật, đồ vật, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV: Từ những điều trên em hãy nêu những điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống?
- HS: trả lời, rút ra kết luận.
- GV: hãy cho 1 số ví dụ về vật sống và vật không sống mà em quan sát được ở trường, ở nhà hoặc trên đường đi học.
- HS: cho ví dụ.
Hoạt động 3: 19' Đặc điểm của cơ thể sống:
* Mục tiêu: thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên.
* Cách tiến hành: thảo luận nhóm.
- GV treo bảng phụ có nội dung:
TT
VD
Lơn lên
Sinh sản
Di
chuyển
Lấy
Chất
Cần thiết
Loại bỏ chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Hòn đá
2
Con gà
3
Cây đậu
4
 giải thích tiêu đề của cột 2, 6, 7. Phát phiếu học tập có nội dung như trên, yêu cầu các nhóm thảo luận điền vào bảng.
- HS chú ý lắng nghe, thảo luận hoàn thành bảng. – - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: Qua bảng trên em hãy cho biết đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? sinh học có nhiệm vụ gì? (gọi 1-4 HS trả lời).
HS: nghiên cứu thông tin, trả lời rút ra kết luận.
- HS trả lời, rút ra kết luận.
* GV lồng ghép BVMT-BĐKH: Thực vật cĩ vai trị quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người -> Là HS phải cĩ ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ phát triển và cải tạo chúng.
1/ Nhận dạng vật sống và vật không sống.
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản.
+ VD: con gà, cây đậu
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
+ VD: Vật vô sinh: hòn đá
2/ Đặc điểm của cơ thể sống.
- Cơ thể sống có những đặc điểm:
+ Trao đổi chất với môi trường.
+ Lớn lên và sinh sản.
+ Cảm ứng
- Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các hình thái, đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm các sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.
- Nhiệm vụ của thực vật học: 
 + Đa dạng của thực vật
 + Ứng dụng trong thực tiễn đời sống
4.4/ Tổng kết:
- GV: trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
a. Lớn lên. b. Sinh sản c. Di chuyển 
d. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải V - HS: a, b, d.
- GV: Vật sống và vật không sống có những đặc điể gì khác nhau? Cho ví dụ.
- HS: Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản.	VD: con gà, cây đậu
	Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. 	VD: hòn đá
 - GV: Nhiệm vụ của sinh học là gì?
(HS: Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm các sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người).
 4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài vừa học: 
- Học bài như nội dung ghi:
 + Vật sống và vật không sống có những đặc điể gì khác nhau? Cho ví dụ.
 + Nhiệm vụ của sinh học là gì?
Làm bài tập 3 trang 9 vào vở:
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: “Đặc điểm chung của thực vật”
 + Kẻ bảng SGK tr/11 và điền vào các cột trống cho đầy đủ những thông tin.
 + Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trừơng: rừng, núi, biển, sa mạc
V / PHỤ LỤC: 
Kẻ bảng SGK tr/11:
TT
Tên sinh vật
Nơi sống
Công dụng
Tác hại
1
2
3
4
 Bài 3 Tiết: 2 
Tuần: 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát thiên nhiên, so sánh.
 - Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. -Biết bảo vệ thực vật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm chung của thực vật.
III/ CHUẨN BỊ:
 3.1* Giáo viên: 
Bảng phụ kẻ bảng SGK/tr11. -Phiếu học tập có nội dung như bảng SGK/tr11.
3.2* Học sinh:
Kẻ bảng SGK tr/11 và điền vào các cột trống cho đầy đủ những thông tin.
Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều mội trừơng.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
GV: Nhiệm vụ của sinh học là gì? Cho ví dụ về đời sống của một số nhóm thực vật? (10đ)
HS: Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm các sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.(5đ)
 + Các cây: Sen , cây phương , xương rồng.(5đ)
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động1: 2' vào bài: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chúng vẫn cò những đặc điểm chung, đó là đặc điểm gì? Để trả lời câu hỏi này ta tìm hiểu bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT.
Hoạt động 2: 15' Sự phong phú, đa dạng của thực vật.
* Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật. 
* Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm.
GV: yêu cầu HS quan sát H3.1-3.4, trao đổi thảo luận các câu hỏi:
? Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống?
? Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng, miền núi, ao hồ, sa mạc.
? Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật?
? Kể tên một số cây gỗ, sống lâu năm, to lớn, thân cứng rắn.
? Kể tên một số cây sống trên mặt nước, chúng có đặc điểm gì khác so với cây sống trên cạn?
? Kể tên một vài cây nhỏ bé, thân mềm yếu.
 HS: quan sát hình, trao đổi, thảo luận. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
 GV: nhận xét, và hỏi: em có nhận xét gì về thực vật?
HS: trả lời, rút ra kết luận.
- GDBVMT-BĐKH-TKNL: Từ việc phân tích giá trị của sự đa dạng, phong phú của thực vật trong tự nhiên và đời sống con người, vậy theo em thực vật cĩ vai trị gì đối với tự nhiên, đối với động vật, đối với con người?
-> Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật.
* GV giáo dục hướng nghiệp:Thực vật cĩ mặt ở khắp nơi trên Trái Đất. Chúng cĩ ảnh hưởng lớn và vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống. Nghiên cứu giới thực vật là mối quan tâm của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề: nơng nghiệp, trồng trọt, lâm nghiệp, sinh thái học, mơi trường...
Hoạt động 3: 17' Đặc điểm chung của thực vật.
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm chung cơ bản của thực vật.
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm.
- GV phát phiếu học tập có nội dung:
TT
Tên cây
Khả năng tự tạo
chấtdinh dưỡng
Lớn
lên
Sinh
sản
Di
chuyển
1
Cây lúa
2
Cây ngô
3
Cây mít
4
Cây sen
5
Cây xương rồng
Treo bảng phụ cũng có nội dung như bảng trên, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng.
HS: thảo luận nhóm, hoàn thành bảng, đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV : Qua bảng trên em thấy thực vật có những đặc điểm chung nào?
HS: trảø lời.
GV: yêu cầu HS nhận xét các hiện tượng trong SGK, và hỏi: ngoài ra, thực vật còn có đặc điểm chung nào?
HS: Phản ứng chậm với môi trường -> rút ra kết luận.
- GV: giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
1/ Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Đa dạng về môi trường sống: Thực vật có thể sống ở:
VD: Hàn đới, ôn đối, nhiệt đới.
 + Các dạng địa hình khác nhau:
VD: Đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc.
 + Các môi trường sống khác nhau:
VD: Nước, trên mặt đất.
Số lượng các loài.
Số lượng cá thể trong loài
2/ Đặc điểm chung của thực vật.
- Thực vật có đặc điểm chung:
+ Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
+ Lớn lên và sinh sản.
+ Không có khả năng di chuyển.
+ Cảm ứng: Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài.
3/ Vai trò của thực vật:
- Liệt kê được một số vait rò chủ yếu:
 + Làm giảm ô nhiễm môi trường
 + Cung cấp thức ăn chỗ ở
 + Cung cấp lương thực
- Sự đa dạng phong phú của thực vật: thành phần loài, số lượng loài, môi trường sống.
4.4/ Tổng kết:
GV: Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với sinh vật khác là:
a. TV rất đa dạng, phong phú. b. TV sống ở khắp nơi trên trái đất.
c. TV có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với kích thích của môi trường. d. TV có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
(HS: c)
GV : TV ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
(HS: Bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hoà khí hậu)
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài vừa học: 
- Học bài :
 + Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với sinh vật khác là?
 + TV ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
 + Làm bài tập SGK/tr12 - Đọc phần “Em có biết”.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài “Cĩ phải tất cả thực vật đều cĩ hoa”
- Kẻ bảng SGK tr/13 và điền vào các cột trống cho đầy đủ những thông tin:
 + Mỗi nhóm chuẩn bị một số cây: Dương xỉ, cải, sen, rau bợ
V / PHỤ LỤC:
TT
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
rễ
Thân
Lá
Hoa
Qủa
Hạt
1
Cây chuối
2
Cây rau bợ
3
Cây dương xỉ
4
Cây rêu
5
Cây sen
6
Cây khoai tây

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_1_tran_thi_lai.doc
Giáo án liên quan