Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 5 đến 6 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a) Kiến thức

- HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.

- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.

- Quan sát được các vật mẫu dưới kính lúp và kính hiển vi

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hành.

c) Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng giải quyết vấn đề, Năng lực tự học.

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV: Kính lúp cầm tay, KHV, mẫu vật: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.

 2. HS: 1 đám rêu, rễ hành.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

 a. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

 - Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào?

 - Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?

 b. Bài mới (giới thiệu bài): (2 phút)

 Trong cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi những thành phần có kích thước rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó để có thể nghiên cứu được những thành phần cấu tạo nên cơ thể người ta đã phát minh ra kính hiển vi và kính lúp. Vậy chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 5 đến 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Tiết: 05
Bài 7. CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
Ngày soạn: 08/9/2019
Ngày dạy: 20/9/2019
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
 - Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật.
 - Hiểu rõ khái niệm về mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
 - Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật.
b) Kĩ năng:
 - Quan sát hình vẽ, khai thác kiến thức. 
c) Thái độ :Giáo dục HS yêu thích bộ môn.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1.- GV : Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 7.5 SGK.
2.- HS : : Đọc trước nội dung bài 7. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 a. Kiểm tra bài cũ (6 phút) 
 - Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
 - Kể tên 5 cây trồng làm lương thực, theo em những cây lương thực thường là cây một năm hay lâu năm?
 b. Bài mới (giới thiệu bài): (1 phút) 
Mọi cơ quan trong cơ thể thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào, vậy tế bào thực vật có hình dạng, kích thước như thế nào? Cấu tạo ra sao? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động: Tìm hiểu hình dạng và kích thước của tế bào (13 phút)
Mục tiêu: Nắm được cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào, tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
- GV: Treo tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3. Yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK. GV nêu câu hỏi
- HS: Cá nhân quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK ® trả lời câu hỏi:
 + Hãy tìm điểm giống nhau trong cấu tạo của rễ, thân, lá?
® Giống nhau: cấu tạo bởi nhiều tế bào
 + Em có nhận xét gì về tế bào thực vật?
 ® Tế bào có nhiều hình dạng.
 + Trong cùng một cơ quan các tế bào có giống nhau không ?
®Trong cùng một cơ quan các tế bào không giống nhau.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 23 và 24.
- HS: Nghiên cứu thông tin, bảng trang 24 ® rút ra nhận xét.
 + Em có nhận xét gì về kích thước các loại tế bào thực vật?
- GV: Nhận xét ý kiến của HS. 
- GV thông báo thêm: Một số tế bào có kích thước rất nhỏ như tế bào mô phân sinh, tế bào vảy hành không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- GV: Một số tế bào có kích thước lớn như tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về hình dạng và kích thước tế bào.
1/ Hình dạng và kích thước của tế bào thực vật:
Kết luận:
Cơ thể thực vật cấu tạo bởi tế bào, các tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào (13 phút)
Mục tiêu: Mặc dù tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo gồm vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
- GV: Treo tranh phóng to hình 7.4 SGK. Yêu cầu HS quan sát tranh và nghiên cứu thông tin SGK.
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 7.4 SGK ® ghi nhớ kiến thức.
 + Tế bào có cấu tạo như thế nào? Nêu chức năng của từng bộ phận?
- GV: Treo tranh câm: “Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật” ® Gọi HS lên chỉ các bộ phận của tế bào.
- HS: Lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh câm và nêu chức năng của từng bộ phận.
- HS: Cả lớp theo dõi ® bổ sung.
- GV mở rộng: Lục lạp trong tế bào chất chưa diệp lục ® hầu hết các cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- GV: Tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
2/ Cấu tạo tế bào: 
Kết luận:
Tế bào thực vật gồm 4 thành phần chính: 
- Vách tế bào
- Màng sinh chất
- Chất tế bào
- Nhân.
Hoạt động 3: MÔ (6 phút)
Mục tiêu: Xác định cấu tạo và chức năng của mô
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.5 ® nêu câu hỏi:
 + Nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại Mô? Và các loại Mô khác nhau?
- HS: Quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm ® đưa ra nhận xét.
- GV: Nêu nhận xét về cấu tạo, hình dáng: các tế bào của cùng một loại mô và của các loại mô khác nhau.
- GV: Từ đó em hãy rút ra kết luận: Mô là gì?
- GV bổ sung thêm: Chức năng của tế bào trong một mô nhất là mô phân sinh ngọn làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
3/ Mô:
Kết luận:
Mô gồm một nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (6 phút)
 - Đọc phần ghi nhớ SGK, phần “Em có biết?”.
 - Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào?
 - Cho HS tham gia trò chơi “Giải ô chữ”. ( Đáp án: 1. Thực vật; 2. Nhân tế bào; 3. Không bà;, 4. Màng sinh chất; 5. Chất tế bào)
 4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...
Tuần: 03
Tiết: 06
Bài 5. THỰC HÀNH KÍNH LÚP - KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Ngày soạn: 08/9/2019
Ngày dạy: 24/9/2019
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức
HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.
Quan sát được các vật mẫu dưới kính lúp và kính hiển vi
b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hành.
c) Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng giải quyết vấn đề, Năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: Kính lúp cầm tay, KHV, mẫu vật: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
 2. HS: 1 đám rêu, rễ hành.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 a. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 
 - Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào? 
 - Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?
 b. Bài mới (giới thiệu bài): (2 phút) 
 Trong cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi những thành phần có kích thước rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó để có thể nghiên cứu được những thành phần cấu tạo nên cơ thể người ta đã phát minh ra kính hiển vi và kính lúp. Vậy chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu kính lúp và cách sử dụng (15 phút)
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính lúp
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK.tr.17 quan sát hình 5.1 và quan sát kính lúp® hỏi:
- HS: Đọc thông tin quan sát hình® thảo luận ® nêu cấu tạo kính lúp. 
 + Kính lúp cấu tạo như thế nào? 
- HS: Đại diện nhóm cầm kính lúp chỉ các bộ phận ® cả lớp quan sát ® các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV: Yêu cầu HS quan sát HS hình 5.2 SGK trang 17 và đọc thông tin ® Hỏi:
 + Hãy trình bày cách sử dụng kính lúp?
- HS: Đọc thông tin quan sát hình và thực hiện yêu cầu.
- GV: Yêu cầu học sinh dùng kính lúp quan sát mẫu cây rêu, cây cỏ® quan sát và kiểm tra tư thế đặt kính của HS ® kiểm tra hình vẽ lá rêu.
- HS: Quan sát mẫu, vẽ hình lá rêu bằng kính lúp.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của kính lúp, cách sử dụng.
- HS: Nêu cấu tạo kính lúp và cách sử dụng.
GV chuyển ý: Làm thế nào để chúng ta có thể nhìn thấy những SV rất nhỏ bé hay các bộ phận bên trong của TV ?
1/ Kính lúp và cách sử dụng:
Kết luận:
- Cấu tạo: Kính lúp có cấu tạo gồm 2 phần:
 + Tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa).
 + Tấm kính trong lồi 2 mặt.
- Cách sử dụng: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kính hiển vi và cách sử dụng kính hiển vi (17 phút)
 Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi
- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm (2 bàn 1 nhóm): quan sát kính, đọc thông tin, đối chiếu với hình 5.3® Nêu cấu tạo kính hiển vi.
- HS: Cử 1 bạn đọc thông tin ® cả nhóm nghe đọc, quan sát hình 5.3 ® Xác định các bộ phận kính hiển vi.
- GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
 + Gọi tên, chức năng từng bộ phận của kính hiển vi?
 + Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? (thấu kính® phóng to vật)
- GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
- HS: Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
* Cách sử dụng kính hiển vi:
- GV làm thao tác sử dụng kính cho cả lớp cùng theo dõi.
- HS: Quan sát các thao tác của GV.
- GV: Yêu cầu HS nêu các bước sử dụng kính hiển vi.
- HS: Trình bày cách sử dụng kính hiển vi.
2/ Kính hiển vi và cách sử dụng:
Kết luận:
- Cấu tạo: Kính hiển vi có 3 phần chính:
 + Chân kính 
 + Thân kính gồm: ống kính (thị kính, đĩa quay có gắn các vật kính, vật kính); ốc điều chỉnh (ốc to, ốc nhỏ).
 + Bàn kính. 
 Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng.
- Cách sử dụng: 
 + Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
 + Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
 + Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật.
 3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức) (5 phút)
 - Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi?
 - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất ? Vì sao?
 - Học bài. Đọc mục “Em có biết?”
 - Mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, một quả cà chua chín. 
 4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..................
Đầm Dơi, ngày /./ 2019
KÝ DUYỆT
TT: Tạ Đình Tài
.................

File đính kèm:

  • docBai 3 Dac diem chung cua thuc vat_12689604.doc