Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45, Bài 38: Rêu. Cây rêu - Năm học 2016-2017

Hoạt động của giáo viên

- GV: Cho HS tìm hiểu thông tin và hiểu biết trong thực tế để trả lời:

? Rêu thường sống ở những nơi nào?

- GV: Nhận xét, giới thiệu môi trường sống của rêu, nhận dạng cây rêu .Là nhóm TV sống trên cạn đầu tiên có c.tạo đơn giản.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45, Bài 38: Rêu. Cây rêu - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
12/02/2017
Ngày giảng:
15/02/2017–6A 
16/02/2017–6B 
TIẾT 45, BÀI 38: RÊU – CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức	
	- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản 
	- Biết được cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử.
	- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên 
	2. Kỹ năng 	
	Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
	3. Thái độ
	Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên	
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	Giáo án. SGK
	2.Học sinh
	Sưu tầm cây rêu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
? Nêu cấu tạo của tảo? Vai trò cảu Tảo?
3.Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của rêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Cho HS tìm hiểu thông tin và hiểu biết trong thực tế để trả lời:
? Rêu thường sống ở những nơi nào?
- GV: Nhận xét, giới thiệu môi trường sống của rêu, nhận dạng cây rêu.Là nhóm TV sống trên cạn đầu tiên có c.tạo đơn giản.
- HS: Chỗ ẩm ướt, quanh nhà, chân tường
-Rêu thường sống nơi ẩm ướt như chân tường, trên đất hay các cây to
Tiểu kết: Rêu thường sống nơi ẩm ướt như chân tường, trên đất hay các cây to
Hoạt động 2: Quan sát cây rêu
- GV:, cho HS quan sát mẫu vật và đối chiếu tranh: Nhận biết các bộ phận của rêu. Yêu cầu:
? Rêu có những bộ phận nào?
? Rễ của Rêu có gì đặc biệt?
- GV: Nhận xét, bổ sung trên tranh: Rêu có rễ giả có khả năng hút nước nhưng chưa có mạch dẫn ở bên trong, mà chỉ có những sợi đa bào ở bên trong trông giống như rễ. Vì vậy gọi là rễ giả. Thân và lá cũng chưa có mạch dẫn, chính vì thế mà rêu chỉ sống ở những nơi ẩm ướt.
- GV: Mở rộng kiến thức cho HS:
? Vì sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao?
- HS: Trả lời.
Rêu có rễ, thân, lá.
Rễ giả.
Vì Rêu là thực vật đầu tiên sống trên cạn, có cấu tạo giống một cây có hoa
Tiểu kết: Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản:
+Thân ngắn, không phân nhánh.
+Lá nhỏ mỏng.
+Rễ giả có khả năng hút nước.( Rễ giả ).
+Chưa có mạch dẫn
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự sinh sản và phát triển của cây Rêu
- GV cho HS quan sát hình38.2, yêu cầu:
? Rêu sinh sản và phát triển nòi giống bằng gì? Đặc điểm của cơ quan sinh sản?
? Trình bày sự sinh sản và p. triển của cây rêu?
- GV: Cho HS nhận xét, gv bổ sung về sự sinh sản và phát triển của cây Rêu:
Phát triển: Trong quá trình phát triển đến một giai đoạn nhất định trên ngọn cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) và cái 
( trứng), sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử.
Sinh sản:Từ 1 cây rêu đã phát triển có túi bào tử túi bào tử mở nắp các bào tử trong túi rơi ra gặp điều kiện thuận lợi các bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu con
? So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo? 
GV: Bổ sung:
+ Rêu: Có thân, lá chính thức, rễ chưa chính thức; Sống ở môi trường cạn; Sinh sản bằng bào tử
+ Tảo: Chưa có thân, lá, rễ chính thức; Sống ở môi trường nước; Sinh sản bằng cáh đứt từng đoạn
? So sánh với cây có hoa rêu có gì khác?
Rêu: Thân và lá chưa có mạch dẫn, rễ chưa chính thức ( chỉ là các sợi đa bào); Không có hoa, quả, hạt
Cây có hoa: Thân, lá, rễ có mạch dẫn phát triển; Có hoa, quả, hạt
Rêu sinh sản bằng túi bào tử. Đặc điểm của túi bào tử là có nắp, bên trong chứa các bào tử.
- HS: Lên bảng trình bày 
HS: Thảo luận Trả lời. HS khác bổ sung
HS: Thảo luận Trả lời. HS khác bổ sung
Tiểu kết:
- Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu.
- Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử.
- Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của rêu
- GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK Trả lời.
? Rêu có vai trò gì?
Hình thành chất mùn cho đất, làm phân bón, làm chất 
Tiểu kết: SGK
4. Củng cố, dặn dò
a. Củng cố 
Đọc phần ghi nhớ sgk.
b. Dặn dò
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr127

File đính kèm:

  • docxTiết 45.docx