Đề cương Sinh 6 kì II (năm học: 2009 - 2010)

Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:

+ Rễ: Rễ cọc, rễ chùm

+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ.

+ Lá: Lá đơn hoặc lá kép.

- Trong thân có mạch dẫn phát triển

- Có hoa, quả, hạt

- Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn

- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Sinh 6 kì II (năm học: 2009 - 2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SINH 6 KÌ II ( Năm học: 2009- 2010)
Câu 1: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?
- Giống nhau: Cơ thể đều có chất diệp lục
- Khác nhau:
Tảo
Rêu
- Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản: chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Sinh sản sinh dưỡng hoặc hữu tính.
- Cơ thể đã có thân, lá: Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn , chưa có rễ chính thức.
- Sinh sản bằng bào tử.
Câu 2: Nêu cấu tạo cơ quan sinh sản của cây thông? 
- Cơ quan sinh sản của cây thông là nón đực và nón cái
- Nón đực: + Nhỏ, có màu vàng, mọc thành cụm
 + Gồm: Trục nón, Vảy (nhị) mang túi phấn và túi phấn chứa các hạt phấn.
- Nón cái: + Lớn hơn nón đực, mọc đơn lẻ từng chiếc
 + Gồm: Trục nón, vảy (lá noãn) và noãn.
Câu 3: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Vì: - Hạt to, chắc, mẩy sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và bộ phận phôi khỏe.
 - Hạt không sứt, sẹo:
 + Các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.
 + Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con hạt mới nảy mầm được.
 - Hạt không bị sâu bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Câu 4: Thực vật có vai trì gì đối với điều hòa khí hậu?
- Nhờ có tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, nhờ có quang hợp thực vật lấy khí CO2 và thải ra khí O2 nên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
Câu 5: Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
Vì thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống con người và trong thiên nhiên:
- Nhờ có quang hợp, thực vật lấy khí CO2 và thải ra khí O2 làm ổn định, điều hòa khí hậu; thực vật còn làm thức ăn cho động vật và con người.
- Để tránh những hậu quả xấu do mất rừng, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm thực vật đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất... nên phải trồng cây gây rừng.
Câu 6: Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì để phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?Kể tên 5 cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau?
* Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+ Rễ: Rễ cọc, rễ chùm
+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ...
+ Lá: Lá đơn hoặc lá kép...
- Trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt
- Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn
- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.
* Phân biệt hạt trần và hạt kín:
Hạt trần
Hạt kín
- Cơ quan sinh dưỡng: Rễ 
cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cơ quan sinh sản: Nón đực, nón cái, hạt nằm trên lá noãn hở.
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
- Cơ quan sinh sản: có hoa, quả ,hạt; hạt nằm trong quả
- Trong các đặc điểm trên, đặc điểm quan trọng để phân biệt hạt trần với hạt kín: hạt nằm trên lá noãn hở.
Câu 7: Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì? Kể tên 1 số loại quả phát tán nhờ động vật.
Quả thường có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông hoặc da của động vật đi qua.
Những quả có mùi thơm
 Những quả là thức ăn của động vật
Câu 8: Nêu cấu tạo của cây rêu ?
- Rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng có cấu tạo đơn giản:
+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức
+ Chưa có hoa 
- Rễ giả	
- Sinh sản bằng bào tử.
Câu 9: a. Nguyên nhân nào khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút? b.Nêu hậu quả của nó?
c. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật Việt Nam?
a. Nguyên nhân:
- Khai thác bừa bãi các loại cây có giá trị.
- Tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu sống.
b. Hậu quả:
- Nhiều loài cây bị giảm sút đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc mất đi.
- Nhiều loài cây trở nên khan hiếm, một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
c. Cần phải có biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiểm
- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật
- Cấm buôn bán các loại gỗ quý hiếm
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 10: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
+ Đỗ xanh và đỗ đen thuộc loại quả khô nẻ
+ Người ta phải thu hoạch các loại đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín khô vì nếu đợi đến lúc chín khô quả tự nẻ, hạt rơi hết xuống ruộng không thể thu hoạch được
Câu 11: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên của từng bộ phận đó?
* Sau khi thụ tinh
- Hợp tử phát triển thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
* Trong một số trường hợp, quả hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa như:
- Cà chua, quả hồng vẫn còn lại phần đài hoa.
Câu 12: Tại sao người ta nói "rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?
- Rừng có tác dụng cân bằng khí cacbonic và khí oxi trong không khí.
- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng, góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí.
Câu 13: Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là:
+Điều kiện ngoại cảnh: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp.
+ Điều kiện của hạt: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.
Câu 14: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào? Đặc điểm chung của thực vật bậc cao?
Thực vật bấc cao gồm các ngành: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
- Đặc điểm chung của thực vật bậc cao:
+ Sống ở nhiều nơi khác nhau.
+ Có cấu tạo cơ thể phức tạp: có rễ chính thức, thân phân nhánh phức tạp.
+ Có các loại mô khác nhau, đặc điểm là mô dẫn.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính, cơ quan sinh sản hữu tính đa bào, phân hoá phức tạp.
Câu 15: Nêu những điểm khác nhau của lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm?
Lớp hai lá mầm
Lớp một lá mầm
- Kiểu rễ: Rễ cọc
- Kiểu gân lá: Hình mạng
- Số cánh hoa: thường có 5 cánh hoặc 4 cánh 
- Số lá mầm của phôi: 2 lá mầm
- Kiểu rễ: Rễ chùm
- Kiểu gân lá: Hình cung, song song 
- Số cánh hoa: thường có 6 cánh hoặc 3 cánh 
- Số lá mầm của phôi: 1 lá mầm
Câu 16: Nêu vai trò của nấm và vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người?
- Phân huỷ chất hữu cơ và chất vô cơ.
- Góp phần hình thành than đá, dầu lửa
- Nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
Câu 17: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Nêu đặc điểm của mỗi loại quả đó? lấy ví dụ về mỗi loại quả nói trên?
Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả có thể phân thành hai nhóm quả chính là quả khô và quả thịt:
* Quả khô:
- Là loại quả khi chín vỏ quả khô, cứng, mỏng. Quả khô có hai loại quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
+ Quả khô nẻ: ví dụ như quả thầu dầu, quả cải, quả đậu xanh...v...v... Khi chín vỏ quả tự tách ra.
+ Quả khô không nẻ: ví dụ như quả mùi, quả lúa...v...v...
* Quả thịt:
Là loại quả khi chín mềm, vỏ dày chứa thịt quả. Quả thịt gồm quả mọng và quả hạch.
+ Quả mọng: Quả chứa toàn thịt như quả đu đủ, quả cà chua, quả mận...v...v...
+ Quả hạch: Quả có hạch cứng bọc lấy hạt như quả xoài, quả mơ...v...v...
Câu 18: Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu?
- Cơ quan sinh dưỡng của rêu đã phân hóa thành thân, lá, rễ giả.
- Thân: nhỏ bé, không phân nhánh, mang nhiều lá nhỏ.
- Lá: chỉ gồm một lớp tế bào và chỉ có một đường gân, ở giữa thân và lá đều có màu lục, chưa có mạch dẫn thông suốt nên rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
- Rễ giả: là những sợi nhỏ mọc từ thân làm nhiệm vụ hút nước.
Câu 19: Nêu cấu tạo các bộ phận của hạt?
- Hạt gồm có:
+ Vỏ.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.
+ Phôi của hạt gồm: Rễ mầm thân mầm, lá mầm và chồi
Câu 20: Tại sao người ta nói: Nếu không có thực vật thì không có loài người?
 Tại vì: 
+Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi.
+Trong qua trình hô hấp con người hít khí oxi và nhả ra khí cacbonic.
 +Lượng khí oxi mà thực vật nhả ra giúp con người duy trì sự sống . Do dó nếu không có khí oxi thì con người sẽ chết.
Câu 21: Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? Cho ví dụ?
- Nói cây có hoa là một thể thống nhất vì: 
 + Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
 + Có sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan.
Nếu tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và ngược lại.
- Ví dụ: 
+ Rễ có lông hút để hấp thụ nước và muối khoáng được thân vận chuyển lên lá.
+ Lá lấy nước và muối khoáng rễ cung cấp để quang hợp tạo chất hữu cơ để nuôi lá, thân và rễ
Câu 22: Các cây sống trong môi trường khô hạn thường có đặc điểm hình thái như thế nào?
Cây mọc nơi đất khô hạn có đặc điểm hình thái:
- Rễ thường ăn sâu hoặc lan rộng nhưng nông.
- Lá có lông hoặc sáp phủ bên ngoài hay lá biến thành gai.
- Thân thấp, phân cành nhiều.
Câu 23: Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? 
+ Hoại sinh hoặc kí sinh. Ví dụ: nấm hương, nấm rơm.
+ Một số cộng sinh. Ví dụ: nấm cộng sinh với tảo tạo thành địa y.
- Nấm dinh dưỡng như vậy là vì: chưa có chất diệp lục không tự tổng hợp được chất hữu cơ.
Câu24 : Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?
1.Vi khuẩn có ích:
- Chúng phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên
- Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa..
- Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và trong nông nghiệp: vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ đậu, vi khuẩn gây hiện tượng lên men, vi khuẩn tổng hợp vitamin B12…..
2. Vi khuẩn có hại:
- Gây bệnh cho người, vật nuôi…
- Gây hiện tượng thối rữa, làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.......
Câu 25: Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
– Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài ( đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp) chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống :
+ 1 cốc có hạt giống tốt
+ Còn các cốc khác đều có 1 trong những hạt giống xấu: mọt, mốc, lép...... 

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh 6 ki II.doc
Giáo án liên quan