Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 18+19, Bài 18+19: Chủ đề Tuần hoàn máu

* GV cho ví dụ về tính tự động của tim:

• Năm 1902 Kuliapko nuôi 10 quả tim trẻ con chết trên 20 giờ, đã làm sống lại 7 quả.

• Năm 1912 Carel ở Pháp cắt rời tim của phôi gà, nuôi sống được gần 30 năm.

Qua ví dụ trên, GV yêu cầu HS rút ra khái niệm tính tự động của tim.

* HS: suy nghĩ, trả lời.

* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.

* GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: - Nguyên nhân nào gây ra tính tự động của tim?

* HS: nghiên cứu SGK và trả lời.

* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.

* GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào phần hệ dẫn truyền tim.

* GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.1 SGK sau đó hoàn thành sơ đồ câm về hệ dẫn truyền tim và trả lời câu hỏi: - Hệ dẫn truyền tim gồm những thành phần nào?

* HS: nghiên cứu SGK, hoàn thành sơ đồ câm về hệ dẫn truyền tim và trả lời.

* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.

* GV: chiếu hình động về hệ dẫn truyền tim. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

- Nút xoang nhĩ có vai trò gì trong hệ dẫn truyền tim? Nút xoang nhĩ liên quan như thế nào đến nhịp tim?

- Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim?

* HS: quan sát hình, suy nghĩ và trả lời.

* GV: nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức dưới dạng sơ đồ.

Nút xoang nhĩ có chức năng kiểm soát chính và là nguồn gốc của mỗi nhịp đập của tim. Tùy theo tổng nhu cầu máu của cơ thể mà nút xoang nhĩ có thể làm tăng nhịp tim khi cần thiết, chẳng hạn như khi tập thể dục, khi đang phấn khích tinh thần hoặc những lúc bị sốt.

* GV: dẫn dắt sang phần 2. Chu kì hoạt động của tim.

* GV: đưa hình chu kì hoạt động của tim. Yêu cầu HS quan sát và rút ra khái niệm chu kì tim.

* HS: quan sát, suy nghĩ và trả lời.

* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.

* GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình và trả lời các câu hỏi:

- Mô tả 1 chu kì hoạt động của tim.

- Mỗi chu kì tim gồm mấy pha? Thời gian hoạt động của mỗi pha?

- Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

* HS: quan sát hình, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

* GV: nhận xét, khái quát kiến thức dưới dạng sơ đồ.

• Một chu kì tim kéo dài khoảng 0.8s, gồm:

- Pha co tâm nhĩ: 0.1s

- Pha co tâm thất: 0.3s

- Pha dãn chung: 0.4s

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 18+19, Bài 18+19: Chủ đề Tuần hoàn máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18, 19 – Bài 18, 19. Chủ đề: TUẦN HOÀN MÁU
	I. Nội dung chuyên đề. 
	1. Mô tả chuyên đề. 
Chuyên đề gồm các bài trong Chương I – phần bốn: Sinh học cơ thể - sinh 11 THPT. 
Bài 18 + 19: Tuần hoàn máu. 
2. Mạch kiến thức: 
- Cấu tạo hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn. 
- Cấu tạo, hoạt động của hệ tim, mạch. 
3. Thời lượng. 
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết 
- Số tiết học ở nhà: 02 tuần
II. Tổ chức dạy học chuyên đề. 
1. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
a. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.
- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
b. Thái độ :
	Hình thành ý thức học tập của học sinh và ý thức giữa gìn, bảo vệ sức khỏe. 
c. Định hướng các NL được hình thành:
* Các năng lực chung 
+ NL tự học :
Học sinh xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
- Cấu tạo Hệ tuần hoàn.
- Phân biệt hệ tuần hoàn kín và HTH hở. 
- Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và kép. 
+ NL giải quyết vấn đề
Phân tích được vai trò của hệ tuần hoàn.
Nguyên nhân của các bệnh tim mạch.
Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện, thực địa
+ NL tư duy sáng tạo
	Vận dụng kiến thức để bảo vệ cơ thể và môi trường sống.
+ NL tự quản lý
Quản lí bản thân: 
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp
	+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn
+ Kinh phí: chủ động thu chi (Quỹ cho hoạt động học tập của HS) trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ các thư viện
+Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ phân công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Quản lí nhóm:
	+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
+ NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo luận), HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo sát thông tin).
+ NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV.
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan
Sử dụng các phần mềm: powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo.
+ NL sử dụng ngôn ngữ
Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: Trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic
+ NL tính toán
- HS đo được nhịp tim.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
2.1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Tranh, hình SGK.
- Phiếu học tập.
- Lệnh / SGK
2.1. Chuẩn bị của học sinh.
Chuẩn bị các kiến thức ở nhà và phân công nhóm chuẩn bị. 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.
TG
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức
5’
5’
15’
20’
* Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 18.1 - 18.4, trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào ?
- Chức năng của hệ tuần hoàn ?
HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật .
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần hở có ở động vật nào?
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? 
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1.
HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần kín có ở động vật nào?
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?
- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ?
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4.
HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung:
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau :
 + Dịch tuần hoàn.
 + Tim.
 + Hệ thống mạch máu.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn:
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
1. Hệ tuần hoàn hở:
- Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. 
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của tim.
* Giáo viên (GV): giao nhiệm vụ học sinh về nhà tìm hiểu thí nghiệm Tim ếch và cơ bắp chân ếch được cắt rời khỏi cơ thể và cho vào cốc thuỷ tinh chứa sẵn 50 ml dung dịch sinh lí.
* HS: tìm hiểu thí nghiệm và đưa ra kết quả. 
* GV cho ví dụ về tính tự động của tim:
Năm 1902 Kuliapko nuôi 10 quả tim trẻ con chết trên 20 giờ, đã làm sống lại 7 quả.
Năm 1912 Carel ở Pháp cắt rời tim của phôi gà, nuôi sống được gần 30 năm.
Qua ví dụ trên, GV yêu cầu HS rút ra khái niệm tính tự động của tim.
* HS: suy nghĩ, trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: - Nguyên nhân nào gây ra tính tự động của tim?
* HS: nghiên cứu SGK và trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào phần hệ dẫn truyền tim.
* GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.1 SGK sau đó hoàn thành sơ đồ câm về hệ dẫn truyền tim và trả lời câu hỏi: - Hệ dẫn truyền tim gồm những thành phần nào? 
* HS: nghiên cứu SGK, hoàn thành sơ đồ câm về hệ dẫn truyền tim và trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: chiếu hình động về hệ dẫn truyền tim. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: 
- Nút xoang nhĩ có vai trò gì trong hệ dẫn truyền tim? Nút xoang nhĩ liên quan như thế nào đến nhịp tim? 
- Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim?
* HS: quan sát hình, suy nghĩ và trả lời.
* GV: nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức dưới dạng sơ đồ.
Nút xoang nhĩ có chức năng kiểm soát chính và là nguồn gốc của mỗi nhịp đập của tim. Tùy theo tổng nhu cầu máu của cơ thể mà nút xoang nhĩ có thể làm tăng nhịp tim khi cần thiết, chẳng hạn như khi tập thể dục, khi đang phấn khích tinh thần hoặc những lúc bị sốt.
* GV: dẫn dắt sang phần 2. Chu kì hoạt động của tim.
* GV: đưa hình chu kì hoạt động của tim. Yêu cầu HS quan sát và rút ra khái niệm chu kì tim. 
* HS: quan sát, suy nghĩ và trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình và trả lời các câu hỏi:
- Mô tả 1 chu kì hoạt động của tim.
- Mỗi chu kì tim gồm mấy pha? Thời gian hoạt động của mỗi pha?
- Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
* HS: quan sát hình, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức dưới dạng sơ đồ.
Một chu kì tim kéo dài khoảng 0.8s, gồm: 
 Pha co tâm nhĩ: 0.1s
Pha co tâm thất: 0.3s
 Pha dãn chung: 0.4s
Tâm nhĩ co 0.1s và dãn nghỉ 0.7s. Khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co, tâm thất co 0.3s và dãn nghỉ 0.5s. Như vậy, thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi, chính vì vậy mà tim có thể hoạt động suốt thời gian dài.
* GV: yêu cầu HS lấy ví dụ về nhịp tim, qua đó rút ra khái niệm nhịp tim.
* HS: suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
HS các nhóm đo nhịp tim cho nhau và ghi kết quả. 
* GV: yêu cầu HS quan sát bảng 19.1 SGK và thực hiện lệnh trang 82 SGK.
Học sinh điều tra nhịp tim của 10 người ở các độ tuổi khác nhau? 
* HS: quan sát bảng và suy nghĩ, trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
- ĐV càng nhỏ tim đập càng nhanh và ngược lại.
- ĐV càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn (S là diện tích bề mặt cơ thể, V là khối lượng cơ thể). Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hoá tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hoá.
* GV: dẫn dắt sang phần IV.Hoạt động của hệ mạch.
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim
a. Tính tự động của tim
* Thí nghiệm: Tim ếch và cơ bắp chân ếch được cắt rời khỏi cơ thể và cho vào cốc thuỷ tinh chứa sẵn 50 ml dung dịch sinh lí.
- Kết quả: Trong dung dịch sinh lí, tim ếch co và dãn nhịp nhàng; còn cơ bắp chân ếch thì không co và dãn.
* Khái niệm:
Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.
* Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim.
b. Hệ dẫn truyền tim
* Cấu tạo gồm:
 - Nút xoang nhĩ
 - Nút nhĩ thất
 - Bó His
 - Mạng Puôckin
Nút xoang nhĩ có vai trò phát xung điện. 
* Cơ chế hoạt động:
2.Chu kì hoạt động của tim.
a. Chu kì tim
* Khái niệm:
Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
* Cơ chế hoạt động:
b. Nhịp tim
* Ví dụ:
- Ở người trưởng: 75 lần/phút
- Trẻ em (5 - 10 tuổi): 90-110 lần/phút
* Khái niệm:
Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút.
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch.
* GV: đưa hình cấu trúc của hệ mạch. Yêu cầu HS quan sát, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
- Hệ mạch bao gồm những hệ thống mạch nào?
- Hãy so sánh kích thước của các loại mạch.
* HS: quan sát hình, nhớ lại kiến thức đã học từ đó trả lời câu hỏi.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: đưa hình cấu trúc của hệ mạch và hình tổng tiết diện mạch. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Hãy phân biệt giữa tiết diện mạch và tổng tiết diện mạch.
- So sánh tiết diện mạch và tổng tiết diện mạch giữa các loại mạch.
* HS: quan sát hình, suy nghĩ và trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
- Tiết diện mạch là diện tích mặt cắt của 1 mạch thuộc loại mạch nào đó. Còn tổng tiết diện mạch là tổng diện tích của tất cả mạch thuộc loại mạch đó. 
- Hệ mạch bắt đầu từ động mạch chủ, các ĐM có tiết diện nhỏ dần, tiểu động mạch, mao mạch, tiểu tĩnh mạch, các tĩnh mạch có kích thước lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.
- Tính từ động mạch chủ đến tiểu động mạch thì tiết diện động mạch nhỏ dần nhưng tổng tiết diện lại tăng dần. Ngược lại tính từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ thì tiết diện lớn dần nhưng tổng tiết diện lại giảm dần. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch.
* GV: trên cơ sở HS phân biệt tiết diện mạch với tổng tiết diện mạch, GV dẫn dắt đi vào phần 2.Vận tốc máu.
* GV: đưa ra một số ví dụ về vận tốc máu. Yêu cầu HS qua những ví dụ trên rút ra khái niệm vận tốc máu.
* HS: suy nghĩ, trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: đưa hình biến động của vận tốc máu trong hệ mạch. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Nhận xét sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch.
- Tiết diện mạch và tổng tiết diện mạch là gì? 
- So sánh tổng tiết diện của các loại mạch. 
- Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.
* HS: quan sát hình, suy nghĩ trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: dẫn dắt sang phần 3. Huyết áp. GV đưa ra hình động về huyết áp. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Huyết áp là gì?
- Nguyên nhân nào gây ra huyết áp?
- Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay? 
* HS: quan sát hình, suy nghĩ, trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
- Có những trị số huyết áp nào? 
- Thế nào là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Lấy ví dụ.
- Tại sao có những trị số huyết áp đó.
- Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? 
- Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?
HS đo huyết áp cho nhau và ghi kết quả. 
* HS: nghiên cứu SGK, tìm ý trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
- Có các trị số huyết áp là do: tim co bóp đẩy 1 lượng máu lên ĐM gây ra huyết áp cực đại (huyết áp tâm thu). Khi tim nghỉ (dãn), máu không được bơm lên ĐM, áp lực lên động mạch giảm, ứng với huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương).
Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó? 
* GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp? 
- Ảnh hưởng của chúng lên huyết áp ra sao? 
* HS: nghiên cứu SGK, tìm ý trả lời.
* GV: nhận xét, khái quát kiến thức.
* GV: chia lớp làm 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tấm bìa. Phân công các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
- Vấn đề 1: (Nhóm 1 & 4)
Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm? 
Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm?
- Vấn đề 2: (Nhóm 2 & 5) 
Nghiên cứu hình19.3 và bảng19.2 SGK 
 Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó. 
Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay? 
- Vấn đề 3: (Nhóm 3 & 6)
 Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng?
 Cần phải làm gì để huyết áp ổn định?
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm kết hợp nghiên cứu SGK, viết các câu trả lời vào miếng bìa được phát trong vòng 6 phút.
* HS: nghiên cứu SGK, thảo luận và hoàn thành phần được giao.
* GV: hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm lên dán các miếng bìa co ghi đáp án của nhóm lên bảng. GV cho 2 nhóm cùng làm một vấn đề nhận xét và bổ sung cho nhau.
* GV: nhận xét phần trình bày của từng nhóm, khái quát kiến thức.
IV. Hoạt động của hệ mạch
Cấu trúc của hệ mạch
* Hệ mạch gồm:
- Hệ thống động mạch
- Hệ thống mao mạch
- Hệ thống tĩnh mạch
Vận tốc máu
* Ví dụ: Tốc độ máu chảy trong: 
- Động mạch chủ≈500mm/s,
- Mao mạch≈0.5mm/s, 
- Tĩnh mạch chủ ≈ 200mm/s
* Khái niệm:
Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
* Sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch: Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
3. Huyết áp
a. Huyết áp
* Khái niệm:
Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
* Nguyên nhân gây ra huyết áp: do tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu vào hệ mạch.
b. Các trị số huyết áp
* Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp tối đa ): là số đo ghi được khi tim co lại, đẩy máu đi.
Ví dụ: ở người khoảng 110 - 120mmHg.
* Huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối thiểu): là số đo ghi được khi buồng tim giãn ra, nhận máu về.
Ví dụ: ở người khoảng 70 - 80mmHg.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Sức co bóp của tim: tim co bóp mạnh huyết áp cao.
Sức cản ngoại biên: thành động mạch bị xơ cứng huyết áp cao
Khối lượng máu: nhiều HA cao; thấp HA thấp.
Độ quánh của máu:khi độ quánh của máu tăng cản trở sự lưu thông máu 
HA cao.
Sự biến động của huyết áp trong hệ mạch
Trong hệ mạch, từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần.
4. Củng cố: 3’
- Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
- Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú,
c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_18_Tuan_hoan_mau.doc