Giáo án Sinh học 9 tuần 33, 34
Bài 62: THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
Vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương.
2. Kỹ năng:
- Hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng điều tra.
3. Thái độ:
Nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
âng nghiệp... - Các HST dưới nước: Các HST nước mặn, các HST nước ngọt Yêu cầu HS trả lời lệnh SGK/180,181: - Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào? - Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. " Hoàn thiện kiến thức. " Nêu các biện pháp bảo vệ HST rừng? Dựa vào nội dung, nêu được: - Rừng có vai trò to lớn đối với môi trường tự nhiên: góp phần điều hòa lượng khí cacbonic và oxi trong không khí, điều hòa khí hậu, ngăn bụi, chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng nước ngầm và nước bốc hơi. - Nêu kết quả điền bảng 60.2 SGK/181. - Điều chỉnh kiến thức. - Bảng 60.2 SGK/181, cột bên trái. II. Bảo vệ hệ sinh thái biển - Khai thác ở mức độ vừa phải - Chống ô nhiễm môi trường biển... Cho HS đọc thông tin mục IV SGK/182 và yêu cầu trả lời câu hỏi: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các HST nông nghiệp? " Chốt lại kiến thức. Cá nhân đọc hiểu thông tin và vài HS trình bày ý kiến trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung: Biện pháp bảo vệ: duy trì các HST nông nghiệp chủ yếu; cải tạo các HST đó để có năng suất cao hơn. III. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp Duy trì và cải tạo để đạt năng suất và hiệu quả cao. 4. Củng cố: Câu 1: HST quan trọng nào cần được bảo vệ nhất: A. Các HST thảo nguyên B. Các HST hồ, ao C. HST núi đá vôi D. HST rừng mưa nhiệt đới Câu 2: Các loại cây trồng chủ yếu vùng ĐBSCL: A. Lúa nước B. Cây công nghiệp C. Cây ăn quả D. Cây công nghiệp và cây lương thực. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK/183: - Đọc “Em có biết?” SGK/183. - Chuẩn bị bài mới: + Kẻ sẵn và điền bằng bút chì vào bảng 61 SGK/184. + Thực hiện lệnh SGK/185. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: Tuần 33 Ngày soạn: 12/04/2014 Tiết 66 Ngày dạy: 19/04/2014 Bài 61: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Phát biểu được những ý chính của 2 chương II và III. - Tầm quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tư duy logic. - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức. 3. Thái độ: Nâng cao ý thức chấp hành luật. II. PHƯƠNG TIỆN: 1. Chuẩn bị của GV: - Sưu tầm “Luật Bảo vệ môi trường” và đọc phần thông tin bổ sung SGV/201,202. - Bảng 60.1. Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2. Chuẩn bị của HS: - Kẻ sẵn và điền bằng bút chì vào bảng 61 SGK/184. - Thực hiện lệnh SGK/185. - Sưu tầm cuốn “Luật Bảo vệ môi trường”. III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định – Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện lệnh SGK/184: Bảng 61 đưa ra một số quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hãy điền tiếp vào cột bên phải còn bỏ trống: Hậu quả có thể có nếu như không có Luật Bảo vệ môi trường. " Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức trong bảng. - Nêu câu hỏi: Vì sao phải ban hành Luật Bảo vệ môi trường? - Cá nhân đọc hiểu thông tin ở mục I SGK/184 và điền tiếp Bảng 61. Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường SGK/184 vào cột bên phải " một vài HS trình bày kết quả điền bảng, các HS khác nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. - Hoàn chỉnh bảng 61 SGK/184. - Đại diện trả lời: Mục tiêu của bảo vệ môi trường là ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra, điều chỉnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển môi trường bền vững. I. Sự cần thiết ban hành luật Nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. - Cho HS đọc thông tin SGK/184,185. - Cho HS đọc chậm các điều 1, 2, 12, 13, 14 và 32 của Luật Bảo vệ môi trường, định hướng cho HS chú ý đến các thuật ngữ như “môi trường”, “bảo vệ môi trường”, “suy thoái môi trường”, “sự cố môi trường”... " Trình bày tóm tắt nội dung đã đọc? " Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì? " Lưu ý thêm: Tất cả các hành vi làm tổn hại tới môi trường của cá nhân, tập thể đều phải bồi thường thiệt hại. Cá nhân đọc hiểu thông tin mục II SGK/184,185, lắng nghe các điều đã đọc và ghi lại những ý chính trong Luật Bảo vệ môi trường, nắm các thuật ngữ được nhắc tới để hiểu được nội dung... " cử đại diện trình bày tóm tắt, các HS khác nhận xét, bổ sung: - Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường... - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam. - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. - Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. - Hậu quả cơn bão số 9, hoặc thấy trên TV cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, chất thải gây ô nhiễm... II. Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam 1. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II) - Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường... - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam 2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III) - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. - Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục III SGK/185: - Theo em, chúng ta cần làm gì để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường? - Hãy kể tên những hành động, sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Theo em, cần làm gì để khắc phục những vi phạm đó? " Chốt lại ý chính. Liên hệ thực tế ở địa phương, nêu được: - Tìm hiểu Luật Bảo vệ môi trường và chấp hành luật. - Những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở địa phương: đánh bắt cá bằng điện; săn bắt động vật hoang dã quá mức như: ếch, rắn, cá con...; bẫy chim, sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, vứt rác và xác động vật chết xuống sông... - Biện pháp khắc phục: + Không săn bắt động vật hoang dã. + Không đổ rác bừa bãi. + Không lạm dụng thuốc BVTV. + Sử dụng thuốc BVTV dạng sinh học, thiên địch... trong trồng trọt. III. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. 4. Củng cố: Câu 1: Mục tiêu của việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường: a. Nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra b. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn nhân loại. c. Mọi hoạt động của con người đều có ảnh hưởng, tác động đến sự tồn tại của môi trường d. Để nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước. Câu 2: Luật Bảo vệ môi trường quy định khi vi phạm các điều cấm: a. Bị xử phạt b. Nhắc nhở c. Đền bù chi phí d. a và c đúng. Câu 3: Theo Luật BVMT, các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm: a. Xử lí chất thải b. Bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường c. Báo cho cơ quan Nhà nước d. a và b đúng. Câu 4: Trách nhiệm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường tốt nhất: a. Không vứt rác bừa bãi b. Hưởng ứng phong trào “xanh – sạch – đẹp” c. Không săn bắn chim thú d. Vận động gia đình và mọi người cùng thực hiện Luật BVMT 5. Dặn dò: - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/185: - Chuẩn bị bài mới: + Giấy trắng khổ lớn Ao hoặc A3 (lịch biển) + Bút dạ nét đậm viết trên giấy khổ lớn. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: DUYỆT CỦA TCM TỔ TRƯỞNG Tuần 34 Ngày soạn: 17/04/2014 Tiết 67 Ngày dạy: 24/04/2014 Bài 62: THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức: Vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương. 2. Kỹ năng: - Hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng điều tra. 3. Thái độ: Nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. II. PHƯƠNG TIỆN: 1. Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ ghi kết quả thảo luận. - Luật Bảo vệ môi trường 2. Chuẩn bị của HS: - Luật Bảo vệ môi trường. - Giấy trắng khổ lớn Ao hoặc A3 (lịch treo tường) - Bút dạ nét đậm viết trên giấy khổ lớn. III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định – Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Chia 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một chủ đề theo các câu hỏi gợi ý và viết nội dung thảo luận trên giấy khổ lớn " báo cáo, nhận xét, đặt câu hỏi, thảo luận: 1. Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường? Hiện nay, nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi trường quy định chưa? 2. Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường? 3. Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục? 4. Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường là gì? - Mỗi nhóm thảo luận chủ đề của mình và viết ra giấy khổ lớn theo 4 câu hỏi gợi ý SGK/187 " cử đại diện trình bày nội dung đã thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác lắng nghe ý kiến của nhóm bạn và đặt câu hỏi, thảo luận. Chủ đề I: 1. Những hành động hiện nay vi phạm Luật BVMT: nhiều ngườ vứt rác bừa bãi nhất là nơi công cộng như: hai bên đường giao thông, sông, trường học, nơi đất trống... 2. Chính quyền cần có biện pháp thu gom rác, quy hoạch khu đổ rác, đề ra quy định đối với từng hộ, từng tổ, ấp, xã... Nhân dân cần chấp hành tốt các quy định của chính quyền địa phương và luật Bảo vệ môi trường. 3. Những khó khăn: Ý thức người dân còn thấp, chính quyền chưa có nơi đổ rác " Cần quy hoạch khu đổ rác và tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức để người dân hiểu và thực hiện. 4. HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và đi đầu trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Chủ đề II: Không lấn đất công: 1. Lấn chiếm lòng lề đường, xây nhà trên đất công... Nhận thức của người dân còn thấp hoặc cố ý. 2. Kiên quyết cưỡng chế di dời đối với những trường hợp xây nhà hoặc các công trình khác trên đất công. Đối với trường hợp lấn chiếm lòng lề đường kết hợp cưỡng chế di dời với kiểm tra thường xuyên, nhắc nhở, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp tái vi phạm... 3. Những khó khăn: Ý thức người dân còn thấp " Cần tuyên truyền, phổ biến Luật bằng nhiều hình thức để người dân hiểu và thực hiện. 4. HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường... Chủ đề III: 1. Tình trạng sử dụng phương tiện giao thông quá cũ nát của người dân còn nhiều. 2. Chính quyền địa phương cần phổ biến Luật về cấm sử dụng các phương tiện này cho người dân được biết. 3. Khó khăn trong việc thực hiện: đời sống của một số người dân còn quá thấp... 4. HS tích cực tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, kiên quyết không sử dụng phương tiện quá cũ nát để đi lại... Chủ đề IV: 1. Tình trạng chặt phá cây xanh, rừng còn nhiều... 2. Cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh nhất là nơi công cộng như công viên, trường học... Trồng lại rừng đã bị thoái hóa 3. Khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường: đời sống của một số người dân còn quá thấp, ý thức kém... Cách khắc phục: giao đất giao rừng cho người dân tự quản lí... 4. HS thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, vận động gia đình, bạn bè và mọi người cùng chấp hành luật để bảo vệ môi trường ở địa phương. 1. Chủ đề I: Không đổ rác thải bừa bãi gây mất vệ sinh 2. Chủ đề II: Không lấn đất công 3. Chủ đề III: Không sử dụng phương tiện giao thông quá cũ nát gây ô nhiễm 4. Chủ đề IV: Tích cực trồng nhiều cây xanh 4. Củng cố: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. 5. Dặn dò: - Yêu cầu HS viết bản thu hoạch theo mẫu SGK/187. - Chuẩn bị bài mới: + Kẻ và điền sẵn bằng bút chì vào các bảng 63.1 – 63.6 SGK/188,189. + Trả lời trước các câu hỏi ôn tập SGK/190. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: Tuần 34 Ngày soạn: 18/04/2014 Tiết 68 Ngày dạy: 25/04/2014 Bài 63: ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2. Kỹ năng: - Hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kỹ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. II. PHƯƠNG TIỆN: 1. Chuẩn bị của GV: - Bảng 63.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái - Bảng 63.2. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái - Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài - Bảng 63.4. Hệ thống hóa các khái niệm - Bảng 63.3. Các dấu hiệu điển hình của quần xã (Bảng 49 SGK/147) 2. Chuẩn bị của HS: - Kẻ và điền sẵn bằng bút chì vào các bảng 63.1 – 63.6 SGK/188,189. - Trả lời trước các câu hỏi ôn tập SGK/190. III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định – Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện 1 trong 6 bài tập. - Tổ chức thảo luận chung cả lớp. " Giúp HS bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. - Các nhóm thảo luận trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà, thống nhất ý kiến và điền nội dung phù hợp vào các bảng 63.1 - 63.6 SGK/188,189. - Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày kết quả làm bài tập của nhóm mình. Các HS khác trao đổi ý kiến, bổ sung. " Ghi chép vào vở. I. Hệ thống hóa kiến thức Hướng dẫn HS hoàn thiện: 1. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không? 2. Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài. 3. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số. 4. Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào? 5. Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô màu vàng ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây (SGK/190) và giải thích. 6. Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường. 7. Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm. 8. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí? 9. Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái. 10. Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam. Hoàn thiện kiến thức dựa vào các bài đã học: 1. Có thể. Ví dụ: - TV ưa sáng: lá nhỏ, hẹp, xanh nhạt. - TV ưa bóng: lá rộng, mỏng, xanh đậm... - Động vật ưa ẩm, ưa khô... 2. Dựa vào bảng 63.3 để trả lời. 3. Quần thể người khác với các quần thể sinh vật khác: có pháp luật, giáo dục, kinh tế, hôn nhân, văn hóa...do con người có lao động và tư duy. Ý nghĩa của tháp dân số: biết tỉ lệ tăng trưởng dân số (cao hay thấp), tỉ lệ trẻ em, người già... của một quốc gia (dạng dân số già hay trẻ) để phát triển dân số hợp lí. 4. - Quần thể: tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh, cùng 1 thời gian, thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể. - Quần xã: tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, có mqh sinh sản trong quần thể và mqh giữa các quần thể thành 1 thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái và đối địch. 5. Những cụm từ cần điền từ phải sang trái trong sơ đồ chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải. Giải thích: - SV sản xuất: TV. - SV tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. - SV phân giải: VK. nấm, địa y... 6. Những hoạt động tích cực: Hạn chế tăng nhanh dân số, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng rừng mới, kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm, cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Những hoạt động tiêu cực: săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu vực dân cư, chiến tranh... 7. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do con người gây ra: thải các khí độc vào bầu khí quyển qua việc đốt cháy nhiên liệu, các phương tiện giao thông; thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc; chất phóng xạ; các chất thải lỏng và rắn; các tác nhân sinh học... Biện pháp hạn chế: Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu; sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như: năng lượng gió, mặt trời; xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt; cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. 8. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất: làm cho đất không bị thoái hóa. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: khai thác có mức độ kết hợp với bảo vệ và trồng rừng. 9. Bảo vệ HST là bảo vệ sự đa dạng các loài sinh vật, góp phần bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất. - Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp: duy trì các hệ sinh thái nông ng
File đính kèm:
- SINH 9.doc