Giáo án Sinh học 9 - Tiết 67 đến 69 - Năm học 2015-2016

Tiết 68: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (Tiếp)

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức

Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS.

2.Kỹ năng

- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.

II.Phương tiện dạy học.

GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng chuẩn bảng 65.1 -> 65.4

HS: VBT, SGK

III.Phương pháp.

Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề

IV.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định lớp.

2.Bài cũ:

3.Bài mới

 

doc13 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 67 đến 69 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/4/2015 Ngày dạy: Lớp 9A- / /2015
 Lớp 9B- / /2015
 Lớp 9C- / /2015 Tiết 67: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Học sinh nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh, phát triển của thực vật.
2.Kỹ năng: Biết vân dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
II.Phương tiện dạy học 
GV: Bảng phụ
HS: VBT, SGK
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ:
Lấy điểm trong giờ học
3.Bài mới
Hoạt động dạy và học 
Nội dung
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Giao việc cho từng nhóm: mỗi nhóm hoàn thành 1 bảng trong 15 phút.
- GV để các nhóm trình bày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
I.Đa dạng sinh học
HS thực hiện vào vở bài tập
	Bảng 64.1: Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm sinh vật:
Các nhóm SV
Đặc điểm chung
Vai trò
Virut
- Kích thước rất nhỏ( 12- 50 phần triệu milimet).
- Chưa có cấu tạo tế bào, chưa phải là dạng cơ thể điển hình, ký sinh bắt buộc.
Khi ký sinh, thường gây bệnh
Vi khuẩn
- Kích thước nhỏ bé( 1à vài nghìn milimet).
- Có cấu trúc tế bào nhưng chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Sống hoại sinh hoặc ký sinh( trừ một số ít tự dưỡng).
- Trong thiên nhiên và đời sống con người: phân hủy chất hữu cơ, được ứng dụng trong công nghiệp.
- Gây bệnh cho sinh vật khác và ô nhiễm môi trường.
Nấm
- Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít là đơn bào( nấm men), có cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
- Sống dị dưỡng( ký sinh hoặc hoại sinh).
- Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ, dùng làm thuốc, thức ăn hay chế biến thực phẩm.
- Gây bệnh hay độc hại cho sinh vật khác.
Thực vật
- Cơ thể gồm cơ quan sinh dưỡng( thân, rễ, lá) và sinh sản( hoa, quả, hạt).
- Sống tự dưỡng( tự tổng hợp chất hữu cơ).
- Phần lớn không có khả năng di động.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
- Cân bằng khí oxi và cacbonic, điều hòa khí hậu.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng, khí thở, chỗ ở, và bảo vệ môi trường sống cho các SV khác.
Động vật
- Cơ thể gồm nhiều hệ cơ quan và cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản,
- Sống dị dưỡng
- Có khả năng di chuyển.
- Phản ứng nhanh với các kích thích từ bên ngoài.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguyên liệu và được dùng vào việc nghiên cứu và hỗ trợ cho người.
- Gây bệnh hay truyền bệnh cho người.
Bảng 64.2: Đặc điểm của các nhóm thực vật
Các nhóm thực vật
Đặc điểm
Tảo
- Là TV bậc thấp, gồm thể đơn bào và đa bào, tế bào có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính, hầu hết sống ở nước.
Rêu
- Là TV bậc cao, có thân, lá cấu tạo đơn giản, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
- Sinh sản bằng bào tử, là TV sống ở cạn đầu tiên nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.
Quyết
- Điển hình là dương xỉ, có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử
Hạt trần
- Điển hình là cây thông, có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở, chưa có hoa và quả.
Hạt kín
- Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng rễ, thân, lá, có mạch dẫn phát triển.
- Có nhiều dạng hoa, quả ( có chứa hạt).
Bảng 64.3: Đặc điểm của cây một lá mầm và hai lá mầm.
Đặc điểm
Cây Một lá mầm
Cây Hai lá mầm
- Số lá mầm
- Kiểu rễ.
- Kiểu gân lá
- Số cánh hoa
- Kiểu thân
- Một
- Rễ chùm
- Hình cung hoặc song song
- 6 hoặc 3
- Thân cỏ( chủ yếu)
- Hai
- Rễ cọc
- Hình mạng
- 5 hoặc 4
- Thân gỗ, thân cỏ
	Bảng 64.4: Đặc điểm của các lớp ĐVCXS
Lớp
Đặc điểm
Cá
Sống hoàn toàn dưới nước, bơi bằng vay, hô hấp bằng mang, có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là ĐV biến nhiệt.
Lưỡng cư
Sống ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái, là ĐV biến nhiệt.
Bò sát
Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất( trừ cá sấu) máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong: trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng, là ĐV biến nhiệt.
Chim
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh: phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu tươi nuôi cơ thể, trứng lớn có đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, là ĐV hằng nhiệt.
Thỏ
Mình có lông mao bao phủ: răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển, đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là ĐV hằng nhiệt.
Hoạt động 2. Sự tiến hoá của thực vật và động vật
- GV yêu cầu HS:
+ Hoàn thành bài tập mục s SGK trang 192 + 193.
- GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
- Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, GV thông báo đáp án.
- GV yêu cầu HS lấy VD về động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
II.Sự tiến hoá của thực vật và động vật
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Tiến hóa của giới động vật: 1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h.
- HS tự lấy VD: Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng
4. Kiểm tra- đánh giá
- Yêu cầu HS hệ thống kiến thức ở các bảng
- Nhận xét ý thức học bài và làm bài.
V. Hướng dẫn về nhà học bài
- Hoàn thiện các bảng còn chưa xong
-Ôn tập tiếp nội dung bài 65.
VI.Rút kinh nghiệm.	
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/4/2015 Ngày dạy: Lớp 9A- / /2015
 Lớp 9B- / /2015
 Lớp 9C- / /2015 
Tiết 68: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (Tiếp)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức
Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS.
2.Kỹ năng
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
II.Phương tiện dạy học.
GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng chuẩn bảng 65.1 -> 65.4
HS: VBT, SGK
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ:
3.Bài mới
Hoạt động dạy và học 
Nội dung
Hoạt động 1: Sinh học cơ thể
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Giao việc cho từng nhóm: Nhóm 1,2,3 Hoàn thiện bảng 65.1, Nhóm 4.5.6 hoàn thiện bảng 65.2 trong 15 phút.
- GV chữa bài bằng cách cho HS hoàn thiện sau đó đưa ra nội dung bảng chuẩn
- GV để các nhóm trình bày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
I.Sinh học cơ thể 
- Cỏc nhóm tiến hành thảo luận nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến, ghi khổ giấy to.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung hoặc hỏi thêm vấn đề chưa rõ.
Bảng 65.1: Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
Cơ quan
Chức năng
Rễ
Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây
Thân
Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây.
Lá
Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước.
Hoa
Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Quả
Bảo vệ hạt và gúp phần phát tán hạt
Hạt
Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống
Bảng 65.2: Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người
Cơ quan và hệ cơ quan
Chức năng
Vận động
Năng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo cử động và di chuyển cho cơ thể
Tuần hoàn
Vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết theo đường máu
Hô hấp
Thực hiện TĐK với môi trường ngoài: nhận oxi và thải cacbonic
Tiêu hóa
Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
Bài tiết
Thải ra ngoài cơ thể các chất không cân thiết hay độc hại cho cơ thể
Da
Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể
Thần kinh và giác quan
Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết
Điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch ( đường máu).
Sinh sản
Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống
Hoạt động 2: Sinh học tế bào
- GV yêu cầu HS: hoàn thiện bảng 65.3 và 65.4, 65.5.
Nhóm 1.2 hoàn thiện bảng 65.3
Nhóm 3.4 hoàn thiện bảng 65.4
Nhóm 5.6 hoàn thiện bảng 65.5
- GV yêu cầu học sinh báo cáo trên bảng sau đó nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra bảng chuẩn
II.Sinh học tế bào 
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành nội dung 3 bảng
- HS hoàn thiện bảng báo cáo nhận xét bổ sung.
- HS tự sửa chữa nếu cần.
	Bảng 65.3: Chức năng của các bộ phận ở tế bào
Các bộ phận
Chức năng
Thành tế bào
Bảo vệ tế bào
Màng tế bào
TĐC giữa trong và ngoài tế bào
Chất tế bào
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
Ti thể
Thực hiện sự chuyển hóa năng lượng của tế bào
Lục lạp
Tổng hợp chất hữu cơ( quang hợp)
Ribôxôm
Tổng hợp prôtêin
Không bào
Chứa dịch tế bào
Nhân
Chứa vật chất DT( AND, NST), điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
	Bảng 65.4: Các hoạt động sống của tế bào
Các quá trình
Vai trò
Quang hợp
Tổng hợp chất hữu cơ
Hô hấp
Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Tổng hợp Prôtêin
Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào
Bảng 65.5: Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì
 trong nguyên phân và giảm phân
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội).
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kì cuối
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ.
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ.
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn).
4. Kiểm tra- đánh giá
-Yêu cầu HS hệ thống kiến thức ở các bảng
-Nhận xét ý thức học bài và làm bài.
V. Hướng dẫn về nhà học bài
- Hoàn thiện các bảng còn chưa xong
-Ôn tập tiếp nội dung bài 66.
VI.Rút kinh nghiệm.	
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 2/5/2015 Ngày dạy: Lớp 9A- / /2015
 Lớp 9B- / /2015
 Lớp 9C- / /2015 
Tiết 69: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (tiếp)
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- HS hệ thống hóa kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức
II.Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Xem trước bài mới
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Di truyền và biến dị
 GV: Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV:Cho HS chữa bài và trao đổi
I.Di truyền và biến dị
KL: Bảng chuẩn kiến thức
Bảng 66.1
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp độ phân tử: ADN
ADN ->ARN -> Prôtêin 
Tính đặc thù của prôtêin
Cấp độ tế bào: NST
Nhân đôi -> phân li -> tổ hợp
Bộ NST đặc trưng cho loài, con giống bố mẹ
Bảng 66.3.Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra các thế hệ lai những kiểu hình khác P
Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến
Những biến đổi ở KH của một KG, phát sinh trong quá trình phát triển cơ thể dưới ảnh hưởng của MT
Nguyên nhân
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong GP và thụ tinh
Tác động của các nhân tố trong môi trường trong và ngoài cơ thể vào ADN và NST
Ảnh hưởng của ĐKMT chứ không do biến đổi trong KG
Tính chất và vai trò
Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, DT được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi, có hại, DT được, là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không DT được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể.
Hoạt động 2: Sinh vật và môi trường
GV: Yêu cầu học sinh giải thích sơ đồ hỡnh 66 SGKtr.97
- GV: Tổng kết ý kiến học sinh, đưa ra nhận xét đánh giá nội dung đó hoàn chỉnh, bổ sung.
- GV: Yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng 66.5
- HS: Trình bày, các hs khác nhận xét, bổ sung
- HS: Hoàn thiện thông tin dựa vào kiến thức đó học.
II.Sinh vật và môi trường 
- Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ sống.
- Tập hợp các cơ thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi, ...và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
- tập hợp các cơ thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên một quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
4.Cũng cố.
GV tổng kết lại nội dung của bài
V.Dặn dò.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đó học
VI.Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 2/5/2015 Ngày dạy: Lớp 9A- / /2015
 Lớp 9B- / /2015
 Lớp 9C- / /2015 
Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Học sinh tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức trong năm học
+ Giáo viên nắm được mức độ nắm kiến thức của học sinh.
2.Kỹ năng: Trình bày diễn đạt kiến thức
Rèn kỹ năng nhớ, vận dụng thực tế, kỹ năng tư duy
3.Thái độ : Có ý thức tự giác, độc lập, nghiêm túc khi làm bài
II.Thiết kế ma trận.
Nội dung 
Mức độ đánh giá
Tổng
Nhớ
Hiểu
Vận dụng
Chọn giống
Câu 1a
(1,5đ)
Câu1b
(0,5đ)
2 ý
(2 đ)
Sinh vật và môi trường
Câu 2,3a
(3,5đ)
Câu 2,3b
(1,5đ)
4 ý 
( 4 đ)
Hệ sinh thái
Câu 4a
(1,5 đ)
Câu 4b
(1,5 đ)
2 ý
(3 đ)
Tổng
2 ý
( 3 đ)
2 ý
(3,5 đ)
4 ý
( 3,5đ)
8 ý
(10 đ)
III. Nội dung
Câu 1: ( 2 đ)
a.Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho thí dụ minh họa.
b.Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở Việt nam là lĩnh vực nào?
Câu 2: ( 2 đ)
a.Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ lại gây ra hiện tượng thoái hóa?
b.Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích gì?
Câu 3: ( 3 đ)
a.Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và sinh lí của động vật như thế nào?
b.Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, quá liều lượng gây ra hậu quả gì?
Câu 4: ( 3 đ)
Cho chuỗi thức ăn: Cây cỏ -> Sâu ăn lá -> Chuột -> Rắn.
a.Hãy chỉ ra các thành phần sinh vật có trong chuỗi thức ăn trên.
b.Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn ?
IV.Đáp án và biểu điểm.
Câu 1: ( 2 đ)
a.Các phương pháp chủ yếu được dùng trong chọn giống vật nuôi:
-Lai giống là phương pháp chủ yếu vì nó tạo nguồn gen biến dị tổ hợp cho chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai. (1 đ)
-Ví dụ: HS tự lấy thí dụ (0,5)
b. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở Việt nam là lĩnh vực giống lợn, gà. ( 0,5)
Câu 2: ( 2 đ)
a.Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ lại gây ra hiện tượng thoái hóa do:
-Qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm.
-Các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn gây ra.
b.Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm:
Cũng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, phát hiện các gen xấu loại bỏ khỏi quần thể cây trồng.
Câu 3: ( 3 đ)
a.Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và sinh lí của động vật:
-Mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong khoảng giới hạn nhiệt độ nhất định.
- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái: Thú có lông sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng của loài đó nhưng sống ở vùng nóng. Gấu sống ở vùng Bắc cực nơi có nhiệt độ thấp có kích thước to hơn gấu sống ở vùng nhiệt đới. ( 1,0 đ)
- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm sinh lí:
Nhiều loài động vật có tập tính lẫn tránh nơi quá nóng hoặc nơiquá lạnh, bằng cách chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè. ( 1,0 đ)
b.Thuốc bảo vệ thực vật ngấm xuống đất, nước và bốc hơi vào không khí gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.(0,5 
Câu 4: ( 3 đ)
Cho chuỗi thức ăn: Cây cỏ -> Sâu ăn lá -> Chuột -> Rắn.
a.Các thành phần sinh vật có trong chuỗi thức ăn trên. ( 1,5 đ)
SVSX: Cây cỏ, SVTT: Sâu ăn lá, Chuột, Rắn.
b.Mỗi loài trong chuỗi thức ăn này là một mắt xích. Sâu ăn lá vừa sử dụng cỏ làm thức ăn, vừa là nguồn thức ăn cho bọ ngựa, chuột vừa sử dụng sâu ăn lá làm thức ăn, vừa làm thức ăn cho rắn. Rắn là tiêu thụ bậc cao nhất. ( 1,5 đ)

File đính kèm:

  • doct67-69.doc
Giáo án liên quan