Giáo án Sinh học 9 tiết 63: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã

Tiểu kết:

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.

- Trồng cây gây rừng.

- Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý.

- Cấm săn bắt và khai thác bữa bãi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tiết 63: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 06/04/2015
Tiết 63 Ngày dạy: 11/04/2015
BÀI 59 : KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG 
VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- HS nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn và bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠnG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 59 SGK.
- Tranh ảnh và các hình vẽ về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
2. Học sinh: 
- Đọc bài trước ở nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
9A2: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên? Cho VD ? 
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (VD như tài nguyên đất và nước)
3. Hoạt động dạy – học:
Mở bài: Môi trường tự nhiên trên trái đất đang bị suy thoái và gây ra những hậu quả nghiêm trong. Vậy con người chúng ta cần làm gì để khôi phuc và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Hôm nay thầy trò chúng cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hỏi: Vì sao cần phải khôi phục và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?
- GV giới thiệu thêm về nạn phá rừng: Đầu thế kỉ XX, S rừng thế giới là 6 tỉ ha, năm 1958 là 4,4 tỉ ha, năm 1973 là 3,8 tỉ ha, năm 1995 là 2,3 tỉ ha.
Việt Nam tốc độ mất rừng 200.000 ha/năm.
+ Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? 
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bài trước và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
-> HS suy nghĩ và trả lời.
Tiểu kết:
- Môi trường đang bị suy thoái.
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm môi trường, luc lụt, hạn hán, ... góp phần giữ cân bằng sinh thái.
 Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- GV cho HS tự chọn các tranh phù hợp với các dòng chữ có sẵn
- Sau khi HS hoàn thành sơ đố GV nhận xét và thông báo đáp án đúng về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- GV giải thích nhanh về công việc bảo tồn giống gen quý.
* Liên hệ: em hãy cho biết công việc chúng ta cần phải làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật.
2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
- GV yêu cầu HS hoàn thành cột 2 trong bảng 59 sgk tr.179
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng.
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét và đưa đáp án đúng để HS tự sửa chữa nếu cần.
- Các nhóm tự chọn tranh phù hợp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
-> HS khái quát kiến thức.
- HS có thể kể:
+ Xây dựng vườn quốc gia.
+ Bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ.
- HS nghiên cứu nội dung các biện pháp, ghi nhớ kiến thức.
- HS tiến hành thảo luận nhóm thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp. Yêu cầu nêu được:
+ Cải tạo khí hậu tạo được môi trường sống
+ Hạn chế hạn hán và lũ lụt,.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ xung
Tiểu kết:
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
- Trồng cây gây rừng.
- Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý.
- Cấm săn bắt và khai thác bữa bãi.	
2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
 ( Nội dung bảng tr.159 )
 Hoạt động 3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận: Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì ?
- GV gọi các nhóm trình bày.
- GV đánh giá nội dung thảo luận của các nhóm. Thống nhất một số công việc các nhóm phải làm.
- HS thảo luận và nêu được:
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
+ Tìm hiểu thêm các thông tin trên sách báo về bảo vệ thiên nhiên.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ xung.
Tiểu kết:
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người học sinh về vấn đề này.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2 SGK trang 179.
2. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

File đính kèm:

  • docSINH_09TUAN_33TIET_63_20150726_120924.doc