Giáo án Sinh học 9 - Tiết 57, Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Nguyễn Thị Nga

* Liên hệ:

Ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?

- GV phân tích thêm: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như than, củi, ga.sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ lại sẽ gây ô nhiễm. Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh độc hại.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK tr. 163.

- Lưu ý chiều mũi tên : con đường phát tán chất hóa học

- GV treo tranh phóng to hình 54.2 SGK.

- Gv để cho HS chữa bài trên tranh.

- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức dưới dạng sơ đồ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 57, Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Nguyễn Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 - Tiết 57
Bài 54: ô nhiễm môi trường
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được thế nào là ô nhiễm môi trường.
- Trình bày được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
- Mỗi học sinh hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát kênh hình, phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khái quát hoá kiến thức.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy – học.
Tranh phóng to H54.1 đến 54.4 SGK
Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
Máy chiếu, máy tính và giáo án.
III. Hoạt động dạy học.
1, Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số.
2, Kiểm tra bài cũ (3’)
- HS1 : Câu 1 : Môi trường là gì ? Có mấy loại môi trường chủ yếu ?
- Lớp : 
Câu 2 : Thời kì nguyên thủy con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào ?
A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên
B. Giữa con người và tự nhiên được thiết lập một sự cân bằng
C. Con người thừa hưởng các sản phẩm của tự nhiên bằng thu lượm và săn bắt động vật hoang dã
D. Việc sử dụng lửa bừa bãi đã gây cháy rừng
Câu 3 : Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là :
A. Hoạt động của con người
B. Hoạt động của sinh vật
C. Hoạt động của núi lửa
D. Những thay đổi lớn về khí hậu
3, Bài mới :
 	Mở bài: Trước đây môi trường xung quanh chúng ta rất sạch sẽ và trong lành, ngày nay với sự phát triển của xã hội loài người đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp mà môi trường đã và đang bị ô nhiễm
Hoạt động 1: ô nhiễm môi trường là gì? (6’)
Mục tiêu : - HS hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
 - Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Yêu cầu HS quan sát các tranh về môi trường
+ Cho biết điểm khác biệt giữa các tranh nhóm 1 và nhóm 2?
+ Theo em ô nhiễm môi trường là gì?
+ Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường?
+ Do đâu môi trường bị ô nhiễm?
- HS quan sát hình ảnh liên hệ thực tế nêu được:
+ Môi trường bị bẩn
+ Các tính chất vật lí , hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi
+ Gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác
Kết luận:
- Khái niệm: ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người .
+ Hoạt động tự nhiên : núi lửa , sinh vật.
Hoạt động 2 : Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm (30’)
Mục tiêu : Chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách tránh ô nhiễm môi trường.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Gv yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK tr.162
- GV chữa bảng 54.1 bằng cách cho các nhóm lên ghi từng nội dung.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm.
* Liên hệ:
ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
- GV phân tích thêm: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như than, củi, ga..sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ lại sẽ gây ô nhiễm. Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh độc hại.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK tr. 163.
- Lưu ý chiều mũi tên : con đường phát tán chất hóa học
- GV treo tranh phóng to hình 54.2 SGK.
- Gv để cho HS chữa bài trên tranh.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức dưới dạng sơ đồ.
+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây nên những tác hại gì?
* Liên hệ: ở nơi em sinh sống em thấy có hoạt động nào gây ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hình ảnh trả lời câu hỏi:
+ Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
+ Chất phóng xạ vào cơ thể người và động vật như thế nào?
+ Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
- GVmở rộng: nói về thảm hoạ Chenôbưn ở nước Cộng hoà UKRINA 
 ( Liên xô cũ)
- Yêu cầu HS điền nội dung vào bảng 54
- GV chữa bài bằng cách gọi 2 em HS: một em đọc mục “ Tên chất thải”, một em đọc mục “ Hoạt động thải ra chất thải”.
+ Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm những loại nào? Có nguồn gốc từ đâu?
- GV lưu ý thêm: loại chất thải rắn cản trở giao thông, gây tai nạn cho người.
- GV đưa câu hỏi:
+ Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
+ Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị?
+ Để phòng tránh các bệnh do sinh vật gây nên chúng ta cần có biện pháp gì?
1. ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- HS thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- Mối nhóm hoàn thành 1 nội dung
- HS khái quát kiến thức từ nội dung bảng 54.1 đã hoàn chỉnh.
Kết luận : 
- Các chất khí thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO, CO2, SO2, NO2...và bụi š gây ô nhiễm không khí.
- Tác hại: gây bệnh cho người và sinh vật, tạo mưa axit, hiệu ứng nhà kính...
 HS có thể trả lời:
+ Có hiện tượng ô nhiễm do đun than, bếp dầu hoặc xưởng sản xuất, đốt khí lưu huỳnh trong sản xất đồ mây...
+ Bản thân sẽ cùng đại diện khu dân cư tuyên truyền để người dân hiểu và có biện pháp giảm bớt ô nhiễm.
2. ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
- HS nghiên cứu hình 54.2 và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện HS trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. 
Kết luận:
- Các chất hoá học độc hại được phát tán và tích tụ:
+ Hoá chất nước mưa đất tích tụ ô nhiễm mạch nước.
+ Hoá chất nước mưa ao, sông biển tích tụ.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Tác hại: ảnh hưởng tới hệ sinh thái, gây độc và gây nhiều bệnh tật cho con người và các sinh vật khác.
3. ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- HS nghiên cứu SGK tr. 163 và các hình 54.3, 54.4 trả lời:
+ Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân.
+ Phóng xạ vào cơ thể người và động vật thông qua chuỗi thức ăn
+ Gây đột biến ở người và sinh vật.
+ Gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư.
Kết luận:
- Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử...và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
- Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư...
4. ô nhiễm do các chất thải rắn.
- HS nghiên cứu thông tin ở SGK tr. 163 kết hợp với quan sát hàng ngày hoàn thành bảng 54.2
- HS thay nhau lên chữa bài theo sự hướng dẫn của GV.
Kết luận:
- Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: giấy vụn, túi nilon, đồ nhựa, đồ cao su, vôi gạch vụn, bông kim tiêm y tế....có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt gia đình, sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế...
- Tác hại: gây thối tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển, 1 số chất thải rắn gây cản trở giao thông, tai nạn cho người...
5. ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
- HS nghiên cứu SGK và hình 54.5, 54.6 tr.164, 165.
- Một vài HS trả lời và lớp nhận xét bổ sung
- HS có thể nêu:
+ Các bệnh đường tiêu hoá do ăn uống mất vệ sinh
+ Bệnh sốt rét do sinh hoạt.
Kết luận:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí hoặc xử lí không đúng cách ( phân, nước thải sinh hoạt, xác động vật.)
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt như: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn
* Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK.
4, Củng cố (4’)
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường?
A. Là môi trường chứa nhiều chất thải độc hại và dễ lên men
B. Là môi trường có nhiều các loại rác khó tiêu hủy và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối
C. Là môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác
D. Cả A, B và C
Câu 2: Tác nhân nào sau đây được xem là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
A. Sự thay đổi khí hậu
B. Tác động của con người vào tự nhiên
C. Do các loài sinh vật trong quần xã tạo ra
D. Các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh ( lũ lụt, hạn hán...)
5, Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài: Ô nhiễm môi trường ( tiếp theo).
- Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường

File đính kèm:

  • docBai_54_O_nhiem_moi_truong.doc