Giáo án Sinh học 9 tiết 53: Ôn tập

-> Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới .

-> Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

 -> Ngoài những đặc điểm chung của quần thể sinh vật, quần thể người còn có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế, xã hội, như pháp luật, hôn nhân, giáo dục ván hoá. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và có tư duy .

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tiết 53: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 03/03/2015
Tiết 53 Ngày dạy: 07/03/2015
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
Học xong bài này học sinh có khả năng :
- Củng cố kiến thức về chương Sinh vật và môi trường, chương II: Hệ sinh thái 
- Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học theo hệ thống.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Rèn kĩ năng thảo luận theo nhóm và làm việc với SGK
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
 Tranh phóng to hình 50.1- 50.2 SGK.
2. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 
9A1: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
9A2: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9A3: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9A4: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
9A5: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
2.Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài mới.
3. Hoạt động dạy - học : 
Mở bài: Để củng cố lại các kiến thức đã học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Ưu thế lai là gì ?
2. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ?
3. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ?
4. Môi trường là gì ? Có mấy loại môi trường ? 
5. Nhân tố sinh thái là gì ? 
6. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái?
Vì sao con người được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
7. Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho VD.
8. Thế nào là một quần xã sinh vật?
9. Quần thể người khác quần thể SV ở những điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
10. Thế nào là chuỗi thức ăn? Cho VD
Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm những TP nào?
11. Thế nào là một lưới thức ăn ?
Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm thành phần nào?
- HS tiến hành trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi. Nêu được :
-> Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ .
-> Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1.
-> Vì ở F1 các cặp dị hợp có tỉ lệ cao nhất sau đó giảm dần .
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả nhũng gì bao quanh chúng 
-> Có 4 loại môi trường chủ yếu :
- Môi trường nước 
- Môi trường trong đất 
- Môi trường trên mặt đất và không khí .
- Môi trường sinh vật.
-> Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật .
Tuỳ theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm :
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh .
 — Các yếu tố : Khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió mưa..
 —Thổ nhưỡng : Đất đá, các thành phần cơ giới, các tính chất lí hoá của đất ..
 — Nước : Nước biển , nước hồ, ao, sông suối.. 
 — Địa hình : Độ cao , độ trũng ..
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống)
 — Nhóm sinh thái con người .
 — Nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác
-> Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới .
-> Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
 -> Ngoài những đặc điểm chung của quần thể sinh vật, quần thể người còn có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế, xã hội, như pháp luật, hôn nhân, giáo dục ván hoá. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và có tư duy .
-> Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong chuỗi thức ăn mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía truớc vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
 Hoạt động 2: Làm một số bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là 55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +320C.
Bài tập 2: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.
- Hs tiến hành thảo luận theo nhóm và làm bài tập.
Một vài HS lên bảng làm bài, HS khác ở dưới làm vào vở.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Giáo viên nhắc lại các nội dung chính 
2. Dặn dò: 
- Về nhà học kĩ bài học .
- Hoàn thành phần bài tập, ôn lại nội dung đã ôn tập
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết	
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

File đính kèm:

  • docSINH_09TUAN_28TIET_53_20150726_121601.doc
Giáo án liên quan