Giáo án Sinh học 9 - Tiết 31, Bài 30: Di truyền học với con người

- Quan sát bảng em hãy cho biết: Tỉ lệ

nam – nữ lúc mới sinh, khi về già và ở độ tuổi trưởng thành thay đổi như thế nào?

- Yêu cầu học sinh tiếp tục phân tích bảng 30.1.

- Dựa trên cơ sở khoa học em hãy giải thích qui định “Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng ” của luật hôn nhân và gia đình ?

- Từ kiến thức địa lý lớp 9 em hãy cho biết ở Việt Nam tỉ số giới tính thay đổi như thế nào từ năm 1979 đến nay?

- Vẫn từ kiến thức địa lí lớp 9 đó em có nhận xét gì về tỉ số giới tính năm 2012 ? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ?

- Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi ?

 Vậy di truyền học đã giải thích được những qui định nào trong luật hôn nhân và gia đình ?

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 31, Bài 30: Di truyền học với con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 – Bài 30 : DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI 
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
1.1. Môn Sinh học:
- Hiểu được Di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này;
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ hoặc nữ giới lấy nhiều chồng, cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau;
- Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất tính di truyền của con người;
- Giải thích được những nguy cơ khi mang thai ở độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên, kết hôn gần làm suy thoái nòi giống, những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi mới được phép kết hôn;
1.2. Môn Vật lí:
- Hiểu được những hiện tượng, vật chất tồn tại trong tự nhiên, các tác nhân vật lý, các tia phóng xạ, tác hại của vũ khí hạt nhân  từ đó khắc sâu hơn kiến thức bài học; 
1.3. Môn Hóa học:
- Hiểu được những hiện tượng ảnh hưởng của các tác nhân hóa học trong tự nhiên gây ra do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào, chất phóng xạ, khí thải công nghiệp.
1.4. Môn Địa lí:
- Biết được ở Việt Nam tỉ số giới tính thay đổi như thế nào từ năm 1979 đến nay, biết được địa danh nói tới trong bài học, từ đó khắc sâu thêm phần hiểu biết của mình. 
1.5. Môn Lịch sử
- Hiểu chất độc màu da cam mà đế quốc Mỹ đã rải xuông gây ra bệnh và tật 
di truyền không những một thế hệ mà nó còn di truyền cho các thế hệ mai sau.
1.6. Môn Giáo dục công dân:
- Biết được nguyên tắc cơ bản thứ nhất và độ tuổi kết hôn của nam và nữ được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ;
1.7. Môn Công nghệ:
- Biết sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh có nhược điểm gì và khi sử dụng cần lưu ý gì;
- Biết thực trạng về môi trường, hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ đó sẽ có những hành động cụ thể trong việc chấp hành tốt bảo vệ môi trường sống xung quanh. 
2. Kỹ năng
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách , báo, đài truyền thông, mạng internet;
- Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học khác nhau và kiến thức thực tế trong xã hội vào giải thích các câu hỏi trong bài để từ đó có được kiến thức mới; 
- Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để có kỹ năng tạo mối liên kết giữa các phần kiến thức thành một chuỗi logic; 
- Vận dụng được kiến thức môn Toán để có kỹ năng thực hiện tính toán chính xác các số liệu trong bài học; 
- Vận dụng được kiến thức của môn Tin học để có kỹ năng truy cập, sử dụng thông tin phục vụ cho bài học; 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Mỹ thuật để sáng tạo hơn trong trình bày bài học khoa học, thẩm mỹ . 
3. Thái độ:
- Lên án phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện hành vi phá họai làm ô nhiễm môi trường. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;- Quan tâm đến việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học tập và 
nghiên cứu kiến thức; 
- Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn; 
- Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra.
Tích hợp môi trường:
- Giáo dục học sinh có ý thức  giữ gìn và bảo vệ môi trường, ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên;
- Học sinh có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 
Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
- Giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước;
- Biết giữ gìn vệ sinh gia đình, khu xóm, trường, lớp. Đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong công việc;
- Biết trân trọng những giá trị của tấm đạo đức Hồ Chí Minh từ đó sẽ có 
động lực, kế hoạch, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, các hình ảnh, bảng phụ kẻ bảng ghi số liệu ở bảng 30.1.2 SGK.
2. Học sinh: Sách gi¸o khoa, vở ghi, vở bài tập..
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
Thø
Ngµy d¹y
TiÕt thø
Líp
sÜ sè
Häc sinh v¾ng
9A
9B
2. Kiểm tra:
Nêu nguyên nhân phát sinh tật và bệnh di truyền ở người ? Biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó ?
3. Bài mới : 
Tật và bệnh di truyền để lại hậu quả xấu cho các thế hệ sau, làm thế nào để hạn chế tật và bệnh di truyền? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài: 
DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di truyền y học tư vấn:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu bài tập SGK mục 1, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của bài tập.
- GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức.
- Các em đã tư vấn cho đôi trai gái đó, như vậy là các em đã làm nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn. Vậy thế nào là di truyền y học tư vấn ? Di truyền y học tư vấn có chức năng gì?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2. Tìm hiểu di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.
- GV nêu tình huống: Ông nội anh Tuấn và ông nội chị Hoa là hai anh, em ruột, anh Tuấn và chị Hoa yêu nhau, khi 2 bên gia đình biết họ cấm không cho anh Tuấn và chị Hoa kết hôn với nhau.
 Theo em gia đình của đôi trai gái đó làm như vậy là đúng hay sai ? Tại sao?
- Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi :
- Căn cứ vào cơ sở nào mà Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau ? 
- Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 4 trở đi thì được Luật hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau ?
- GV cho học sinh xem đoạn băng tư liệu về dân tộc Chứt (Phóng sự “ Nỗi buồn ở Bản Rào Tre ”, VTV1, 2014. để thấy được thực tế hậu quả của việc kết hôn gần.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng 30.1
Độ tuổi
Nam giới 
Nữ giới 
 Sơ sinh 
 Từ 1 – 5 tuổi 
 Từ 5 – 14 tuổi 
 Từ 18 – 35 tuổi 
 Từ 35 – 45 tuổi 
 Từ 45 – 55 tuổi 
 Từ 55 – 80 tuổi 
 Từ 80 tuổi trở lên 
105
102
101
100 
95
94
55
< 40 
100
100
100
100 
100
100
100
100 
 - Quan sát bảng em hãy cho biết: Tỉ lệ 
nam – nữ lúc mới sinh, khi về già và ở độ tuổi trưởng thành thay đổi như thế nào? 
- Yêu cầu học sinh tiếp tục phân tích bảng 30.1.
- Dựa trên cơ sở khoa học em hãy giải thích qui định “Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng ” của luật hôn nhân và gia đình ?
- Từ kiến thức địa lý lớp 9 em hãy cho biết ở Việt Nam tỉ số giới tính thay đổi như thế nào từ năm 1979 đến nay? 
- Vẫn từ kiến thức địa lí lớp 9 đó em có nhận xét gì về tỉ số giới tính năm 2012 ? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ?
- Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi ?
 Vậy di truyền học đã giải thích được những qui định nào trong luật hôn nhân và gia đình ?
 ( Tích hợp giáo dục công dân 9)
- Giáo viên chốt lại kiến thức Phần 1.
- GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK :
- Cho biết các tiêu chí của kế hoạch hóa gia đình?
- Gv đưa ra các hình ảnh:
- GV hướng dẫn quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Bằng kiến thức sinh học 8, em giải thích vì sao không nên sinh con quá sớm đặc biệt ở tuổi vị thành niên?
- Gv tiếp tục đưa ra các hình ảnh:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: - Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 ?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 30.2
(Bảng 30.2. Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc )
Tuổi của các bà mẹ
Tỷ lệ (%) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao
20 – 24
25 – 29
30 – 34
35 – 39
40 và cao hơn
2 – 4
4 – 8
11 – 13
33 – 42
80 – 188
bệnh đao theo độ tuổi của các bà mẹ)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh đao? Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 ?
- Để đảm bảo học tập, đảm bảo hai lần sinh con không quá gần nhau, cơ cấu gia đình hợp lí mỗi gia đình từ 1-2 con thì phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi nào?
GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động III. Tìm hiểu hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
 - Bằng kiến thức môn Địa lí 7, Lịch sử 9, Hóa học 8, Hóa học 9, công nghệ 7 hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ?
 - GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. 
Giáo viên nhấn mạnh thêm về tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
 - Ô nhiễm môi trường gây ra bệnh và tật di truyền đặc biệt chất phóng xạ, hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra: Thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học trong chiến tranh. 
GV đưa ra các hình ảnh:
(Vụ nổ trong vũ trụ)
(Một vụ thử vũ khí hạt nhân)
 - GV yêu cầu quan sát hình ảnh, đọc thông tin sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
 - Em hãy cho biết chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? Xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào? 
- GV hướng dẫn quan sát hình ảnh: 
 Từ kiến thức lịch sử em hãy cho biết trong chiến tranh Mĩ đã sử dụng chất độc nào? Xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào?
- GV cho HS quan sát hình ảnh. 
(Phun thuốc trừ sâu)
 (Các loại vỏ thuốc trừ sâu)
Bằng kiến thức đã học môn Công nghệ 7 và hiểu biết thực tế em hãy cho biết sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh có nhược điểm gì? Khi sử dụng cần lưu ý gì ?
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số bệnh tật do ô nhiễm MT. 
- Nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền và gây hậu quả gì đối với con người?
- Mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường cho chính mình và cho thế hệ sau?
- Học sinh chúng ta cần làm gì để gúp phần bảo vệ và cải tạo môi trường?
 - GV đưa ra các hình ảnh để HS học tập gãp phần bảo vệ môi trường. 
- Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức.
I. DI TRUYỀN HỌC TƯ VẤN.
- HS nghiên cứu ví dụ. 
- Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời: + Đây là bệnh di truyền.
 + Bệnh do gen lặn qui định vì có người trong gia đình đã mắc bệnh.
 + Không nên tiếp tục sinh con vì ở họ có gen lặn gây bệnh.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- 1 học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ xung để hoàn thiện kiến thức
* Kết luận : - Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ.
- Chức năng :
+ Chẩn đoán
+ Cung cấp thông tin
+ Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
II. DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH.
1. Di truyền học với hôn nhân:
- Gia đình của đôi trai gái đó làm như vậy là đúng vì theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau.
- Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại dễ tổ hợp với nhau tạo thể đồng hợp lặn sẽ biểu hiện ra kiểu hình có hại -> suy thoái nòi giống.
- Vì từ đời thứ 4 trở đi có sự sai khác về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn có hại khó có cơ hội tổ hợp với nhau hơn.
- HS xem băng hình.
- HS quan sát bảng 30.1.
- Học sinh phân tích số liệu : Lúc mới sinh số nam nhiều hơn số nữ. Về già số cụ ông ít hơn cụ bà, ở độ tuổi từ 18- 35 tuổi tỉ lệ nam nữ là 1:1. 
- Nếu để 1 nam kết hôn với nhiều nữ hoặc ngược lại thì dẫn đến mất cân bằng giới tính trong xã hội. 
- Nước ta trải qua quá trình chiến tranh lâu dài làm cho tỉ số giới tính mất cân đối. Năm 1979 là 94,2 nam/ 100 nữ. Cuộc sống hòa bình đang kéo tỉ số giới tính cân bằng năm 1999 là 96,9 nam/ 100 nữ. 
- Năm 2012 là 113,3 nam/ 100 nữ, như vậy mất cân bằng giới tính do tư tưởng trọng nam khinh nữ, con trai nối dõi tông đường.
- Hạn chế việc sinh con trai làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành.
* Kết luận:
- Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của qui định:
 + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau.
 + Hôn nhân một vợ 1 chồng.
2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình.
- Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn, các lần sinh con không nên quá gần nhau, 1 cặp vợ chồng chỉ dừng lại ở 1-2 con.
-HS quan sát hình ảnh
- Sinh con quá sớm( tuổi vị thành niên) cơ thể phát triển chưa hoàn thiện dễ sảy thai, đẻ non, con sinh ra thường nhẹ cân, khó nuôi, ảnh hưởng đến học tập.
-HS quan sát hình ảnh
- Sinh con ở tuổi ngoài 35 con sinh ra dễ mắc bệnh Đao.
- HS tự nghiên cứu bảng 30.2
- Để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 20- 34 tuổi vì trên tuổi 35 tế bào bắt đầu lão hóa, quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào có thể bị rối loạn à phân li không bình thường -> dễ gây bệnh Đao.
- Phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 25-34 là hợp lí. 
* Kết luận: 
 + Phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 25-34 là hợp lí 
 + Phụ nữ sinh con từ 35 tuổi trở lên tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao tăng rõ.
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
 - Ô nhiếm do các chất phóng xạ, do thải các khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do tác nhân sinh học
- HS quan sát hình ảnh.
- Chất phóng xạ có nguồn gốc từ vụ nổ trong vũ trụ, vụ thử vũ khí hạt nhân, một số chất đồng vị phóng xạ có trong lòng đất và các vật dụng quanh ta thường xuyên phân rã xâm nhập vào cơ thể động vật, thực vật rồi qua rau, thịt, sữa đi vào cơ thể người.
 - HS quan sát hình ảnh
-Trong chiến tranh Mĩ đã sử dụng chất độc điôxin. Xâm nhập vào cơ thể qua da, hô hấp, thức ăn.
- HS Quan sát hình ảnh.
- Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh có nhược điểm: Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, gây độc đối với người, giết chết sinh vật khác ở ruộng.
Khi sử dụng cần lưu ý: Sử dụng đúng qui cách, liều lượng, khi sử dụng phải đeo băng khẩu,đi găng tay, giầy ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài 
- HS quan sát hình ảnh.
- Các tác nhân vật lí, hóa học, các khí thải, nước thải của các nhà máy thải ra, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức gây đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể ở người, tăng tỉ lệ người mắc bệnh tật di truyền, ung thư.
- Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, chống ô nhiễm môi trường.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, Tích cực trồng cây xanh, giữ vệ sinh nơi công cộng, tuyên truyền vận động bảo vệ môi trườngThực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường.
- HS quan sát hình ảnh.
*Kết luận :
- Các tác nhân: Chất phóng xạ, các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh tật di truyền, ung thư
- Biện pháp: Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố: 
 - GV hệ thống bài, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : 
 - Cho biết cơ sở khoa học của qui định hôn nhân một vợ, một chồng. Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau ? 
 - Tại sao không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ?Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ?
5.H­íng dÉn häc sinh häc vµ lµm bµi tËp vÒ nhµ:
 - GV dặn dò học sinh sau khi học tập theo chuyên đề:
 - Nắm vững các kiến thức về bệnh và tật di truyền, di truyền học với con người, tham gia tuyên truyền và thực hiện bảo vệ môi trường ở gia đình, khu dân cư, trường học nơi em đang sống bằng các hành động cụ thể, thiết thực.
V.RóT KINH NGHIÖM GIê D¹Y:
. 

File đính kèm:

  • docBai_30_Di_truyen_hoc_voi_con_nguoi.doc
Giáo án liên quan