Giáo án Sinh học 9 - Tiết 17 đến 19 - Năm học 2015-2016

Tiết 18: PRÔTÊIN

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức: Nêu được thành phần hoá họccủa Protêin , phân tích được tính đặc thù và đa dạng của Prôtêin

- Mô tả được các bậc cấu trúc của Prôtêin và vai trò của nó

- Trình bày được chức năng của Prôtêin

2.Kĩ năng: Phát triển tư duy khả năng phân tích tổng hợp

- Hoạt động nhóm

3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học

II. Đồ dùng dạy-học:

GV: Tranh vẽ H18 SGK

HS: Đọc trước bài mới.

III.Phương pháp.

Hoạt động nhóm, vấn đáp, gợi ý, giải quyết vấn đề

IV.Tiến trình dạy-học :

1.Ổn định lớp.

2.Bài cũ.

? ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ gen - ARN

? Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ADN và ARN?

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 17 đến 19 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2015 Ngày dạy: Lớp 9B- /10/2015
 Tiết 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+ Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN
+ Xác định được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN
+ Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN đặc biệt nêu được các nguyên tắc của quá trình này
2.Kĩ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, tư duy phân tích so sánh
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Tranh phóng to H17.1; H17.2 SGK
 Mô hình động về tổng hợp ARN
HS: Đọc trước bài mới.
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, vấn đáp, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình dạy-học :
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ.
? Hãy mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?
? Chức năng của gen.
3. Bài mới:	
GV : Ngoài chức năng mang và truyền đạt thông tin di truyền, gen còn có chức năng trong quá trình tổng hợp nên ARN. Vậy mối quan hệ giữa gen và ARN như thế nào ?
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ARN .
HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình 17.1
? ARNcó thành phần hoá học như thế nào .
? Trình bày cấu tạo của ARN .
? Có mấy loại ARN, chức năng từng loại .
 HS làm bài tập 
?So sánh phân tử ADN và ARN
GV treo bảng phụ
HS lên so sánh qua bảng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên tắc tổng hợp ARN .
HS :nghiên cứu thông tin .
? ARN được tổng hợp ở kỳ nào của chu kỳ tế bào.
HS: Kỳ trung gian tại NST.ARN được tổng hợp từ ADN
GV: Mô tả quá trình tổng hợp dựa vào H17.2.
? ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen 
HS: 1 mạch
? Các loại nuclêotít nào liên kết với nhau tạo thành mạch ARN 
HS: A-U, T-A, G-X, X-G
? Nhận xét trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen .
HS: Trả lời
GV: Chốt lại 
GV: Phân tích t ARN và r ARN .
? Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào.
HS: Trình bày theo thông tin SGK
? Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN .quy định trình tự các nuclêotít trên ARN .
HS: Nêu được mối quan hệ
? Ý nghĩa của quá trình tổng hợp ARN .
I.ARN
ARN cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P.
-Thuộc đại phân tử vì có khối lượng và kích thước lớn nhưng nhỏ hơn ADN nhiều lần
-Gồm một mạch.
-ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại ribônuclêôtít: A,U,G,X
-Các ribonucleotit sắp xếp theo chiều dài của phân tử ARN tạo nên tính da dạng đặc thù của ARN
*Chức năng: dựa vào chức năng chia làm 3 loại. ( SGK)
Đặc điểm
 ARN
AND
-Số mạch đơn
-Các loại đơn phân 
-Kích thước khối lượng
 1
A,U,G,X
 Nhỏ 
2
A,T,G,X
 Lớn 
II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?
-Thời điểm: ở kì trung gian trong nhân tế bào cùng với sự nhân đôi của ADN và NST
-Diễn biến: Quá trình tổng hợp ARN chỉ diễn ra trên một đoạn của ADN (gen).
- Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn .
-Một trong hai mạch đơn của ADN mẹ được làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN.
- Các nuclêotít ở mạch khuôn liên kết với nuclêotít tự do ngoài môi trường theo NTBS. 
- Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào .
*Nguyên tắc tổng hợp :
- Khuôn mẫu : dựa trên 1 mạch đơn của gen .
- Bổ sung : A-U; T-A 
 G-X; X-G
- Mối quan hệ : Một mạch của gen được sử dụng làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN.
-Bản chất:Trình tự các nu trên mạch khuôn của gen đẫ quy định trình tự xắp xếp các nu trên phân tử ARN.
-Ý nghĩa: Là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền. ARN sau khi được tổng hợp ra chất tế bào tham gia vào quá trình tổng hợp protein biểu hiện thành tính trạng.
4.Củng cố:
GV cũng cố lại nội dung của bài
- HS làm BT 1,2 (SGK)
V.Dặn dò: 
 Về nhà học bài và làm BT còn lại.
VI.Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 24/10/2015 Ngày dạy: Lớp 9B- /10/2015
Tiết 18: PRÔTÊIN
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: Nêu được thành phần hoá họccủa Protêin , phân tích được tính đặc thù và đa dạng của Prôtêin
- Mô tả được các bậc cấu trúc của Prôtêin và vai trò của nó
- Trình bày được chức năng của Prôtêin
2.Kĩ năng: Phát triển tư duy khả năng phân tích tổng hợp
- Hoạt động nhóm 
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: Tranh vẽ H18 SGK
HS: Đọc trước bài mới.
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, vấn đáp, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình dạy-học :
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ.
? ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ gen - ARN
? Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ADN và ARN?
3.Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Prôtêin
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin
? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của Prôtêin.
? Tính đặc thù của pr được thể hiện ntn.
HS: Trả lời
? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của Pr.
? Vì sao Pr có tính đa dạng và đặc thù.
? Hãy tìm hiểu hình 18 cho biết cấu trúc không gian của Pr
? Tính đặc thù của Pr thể hiện qua cấu trúc không gian ntn.
GV tổng kết lại nội dung -> Kết luận
Hoạt động2:Tìm hiểu chức năng của Prôtêin
Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin
? Nêu chức năng của Pr
GV: Cấu tạo tế bào
VD:Pr sợi là thành phần chủ yếu của da và mô liên kết
GV:Quá trình tự nhân đôi của AND ,quá trình tổng hợp của ARN đều phải có sự xúc tác của en zim
GV:Sản phẩm của tuyến nội tiết
VD: Điều hoà lượng đường , ngoài ra Pr tạo nên kháng thể,phân giải tạo năng lượng
Truyền xung thần kinh
I.Cấu trúc của Prôtêin
-Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố : C, H, O, N chính và một số nguyên tố khác
- Là đại phân tử vì có khối lượng và kích thước lớn nhưng nhỏ hơn ADN và ARN.
 -Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân mà đơn phân là axít amin (khoảng hơn 20 loại Axit amin)
- Các a.a liên kết với nhau theo chiều dọc của phân tử protein bằng liên kết peptit đẫ tạo nên tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin. 
*Cấu trúc không gian.
Protein có cấu trúc 4 bậc.
+ Bậc 1: là trình tự xắp xếp các axit amin thể hiện tính đa dạng và đặc thù của P.
+ Bặc 2: Là cấu trúc vòng xoắn dạng lò xo - Tăng tính chịu lực
+Bặc 3: Cuộn xếp theo không gian 3 chiều đặc trưng cho từng loại prôtêin
+Bặc 4: Gồm nhiều P có cấu trúc cùng bậc liên kết với nhau.
II. Chức năng của Prôtêin
a. Chức năng cấu trúc: là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan, nguyên sinh chất, màng tế bào,hình thành các đặc điểm của mô,cơ quan,cơ thể.
VD: Prôtêin histon cấu tạo nên NST
b. Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất : bản chất của enzim là prôtêin tham gia các phản ứng sinh hoá.
c. Vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất : Hooc- môn phần lớn là prôtêin điều hoà quá trình sinh lý trong cơ thể.
4.Củng cố :
GV cũng cố lại nội dung chính của bài.
Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK).
V.Dặn dò: 
Về nhà học bài và làm bài tập
VI.Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn: 21/10/2012 
Tiết 19 : MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin
+ Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:
 gen (ADN) mARN prôtêin tính trạng
2.Kỹ năng:
Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
B. Đồ dùng dạy -học :
GV: + Tranh H19.1-> H19.3 SGK
+ Mô hình động về sự hình thành chuỗi axit amin
HS: Đọc trước bài mới.
C. Tiến trình dạy-học:
1.Bài cũ:
? Hãy nêu bản chất mối quan hệ gen ARN?
? Nêu cấu tạo của prôtêin? Nêu khái niệm gen? ( giáo viên nhận xét và ghi vào góc bảng
2.Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
 Hoạt động 1:Tìm hiểu mối quan hệ giữa gen và prôtêin
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK
? Giữa gen và Pr có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào.
? Vai trò của dạng trung gian đó
Y/c hs quan sát h19.1
? Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.
? Tương quan về chuỗi aa và nu của mARN khi ở trong Riboxôm (3Nu trên mARN 1 aa)
? Trình bày quá trình hình thành chuỗi aa (Sự hình thành chuỗi axitamin theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu)
GV: Số lượng thành phần trình tự sắp xếp các aa tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại Pr
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Yêu cầu hs quan sát hình 19.2 và 19.3
? Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3.
Yêu cầu hs khác bổ sung.
GV;chốt lại
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin (58) 
? Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ.
I. Mối quan hệ giữa gen và prôtêin
+ mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và tính trạng, có vai trò truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào
+ Các Nu trên mARN và tARN kết hợp nhau theo A-U, G-X
*Sự hình thành chuỗi aa:
+ m ARN rời khỏi nhân đến rôbôxôm để tổng hợp Pr.
+Các tARN mang nu vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS,đặt nu vào đúng vị trí.
+Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN thì 1 aa được nối tiếp.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.
*Nguyên tắc bổ sung:
Khuôn mẫu: (mARN)
-Bổ sung: (A-U,G-X) 
II.Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
+ Gen tổng hợp nên mARNlà khuôn mẫu để tổng hợp nên chuỗi Axit amin biểu hiện thành tính trạng cơ thể
Bản chất mối quan hệ : gen mARN prôtêin tính trạng là trình tự sắp xếp các N trên gen sẽ quy định trình tự sắp xếp các N trên mARN
Trình tự sắp xếp các N trên mARN sẽ quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong cấu truc prôtêin.Prôtêin được biểu hiện thành tính trạng
4.Củng cố: GV cũng cố lại nội dung của bài học.
Trả lời các câu hỏi SGK
D.Dặn dò: Học bài và làm BT
Tiết sau thực hành
Đ.Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • doct17-18.doc