Giáo án Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 70 năm 2013

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

 

doc277 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 70 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt ở vị trí xác định nhờ các eim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối.
Vào tế bào động vật, thực vật và nấm men, ADN tái tổ hợp được gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi truyền qua các thế hệ tế bào, tiếp theo qua cơ chế phân bào, chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó. Vào tế bào vi khuẩn, đoạn ADN của tế bào cho có thể tồn tại cùng với thể truyền, độc lập với NST của tế bào nhận nhưng vẫn có khả năng tự nhân đôi và chỉ huy tổng hợp prôtêin tương ứng.
3. Học sinh ghi ®
Hoạt động 2: (10’)
Tìm hiểu ứng dụng công ghệ gen
-Mục tiêu: HS nắm được công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo giống cây trồng biến đổi gen. Tạo động vật biến đổi gen.
-Cách tiến hành:
Nghiên cứu TT SGK.
Trong đời sống sản xuất công nghệ gen có những ứng dụng gì?
 ( Tạo các chủng VSV mới, tạo giống cây trồng biến đổi gen, tạo động vật biến đổi gen)
Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có ý nghĩa như thế nào?
 ®
Sản phẩm sinh học: aa, prôtêin, VRM, enzim, Hoóc môn, Kháng sinh
GV lấy VD theo SGK ( Như ta đã biết các chất kháng sinh)
Nêu thành tựu tạo giống cây trồng biến đổi gen?
 ®
Ví dụ về thành tựu tạo giống cây trồng biến đổi gen theo SGK từ trên thế giới cải bắp, thuốc lá, đu đủ.
Em nêu một số ứng dụng công nghệ gen trong việc tạo động vật biến đổi gen?
 ®
Thành tựu chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen.
VD: SGK 
Hoạt động 3: (8’)
Tìm hiểu khái niệm công nghệ sinh học
-Mục tiêu: HS nắm được các lĩnh vực CNSH và vai trò
- Cách tiến hành:
Nghiên cứu TT SGK
Công nghệ sinh học là gì?
 ®
Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào?
 ®
Tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đều tư và phát triển trên Thế giới và ở Việt Nam?
( Theo số liệu của tổ chức hướng dẫn sinh học cho công nghệ sinh học ( 1999) thì giá trị sản lượng của một số sản phẩm CNSH trên thị trường thế giới.)
Năm 1998 đạt 40 65 tỉ đôla Mĩ (USD). 
Năm 1999 đạt 65 tỉ USD. dự báo 2010 sẽ đạt 1000 tỉ USD
I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen.
- Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của 1 loài sang cá thể loài khác.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
+ Tạo ADN tái tổ hợp.
+ chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
- Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen.
II. ứng dụng công nghệ gen.
1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.
- Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ.
2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
- Trên thế giới: Bằng kĩ thuật gen đưa nhiều gen qui định các đặc điểm quí vào cây trồng.
- ở Việt Nam: Chuyển được gen kháng rầy nâu, kháng sâu vào một số cây trồng.
3. Tạo động vật biến đổi gen.
 - Trên thế giới: chuyển gen sinh trưởng của bò vào lợn
- Ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoóc môn sinh trưởng ở người vào cá trạch
III. Khái niệm công nghệ sinh học.
- Là một nghành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Các lĩnh vực của công nghệ sinh học:
+ Công nghệ lên men.
+ Công nghệ tế bào.
+Công nghệ enzim.
+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.
+ Công nghệ sinh học sử lí môi trường.
+ Công nghệ gen.
+ Công nghệ sinh học y dược. 
c) Củng cố - Luyện tập: (3’)
 ? Kĩ thuật gen là gì? gồm những khâu cơ bản nào?
 - Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của 1 loài sang cá thể loài khác.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
+ Tạo ADN tái tổ hợp.
+ chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
 ? Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong lĩnh vực chủ yếu nào? - Các lĩnh vực của công nghệ sinh học:+ Công nghệ lên men.+ Công nghệ tế bào.+Công nghệ enzim.+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.+ Công nghệ sinh học sử lí môi trường.+ Công nghệ gen.+ Công nghệ sinh học y dược. 
 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .( 2’)
 HS học bài theo nội dung câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
 Đọc mục: Em có biết
 Trả lời câu hỏi bài ôn tập.
Ngày soạn: 21/12/2013 
 Ngày giảng: 23/12/2013
Tiết 34. ÔN TẬP HỌC KỲ I
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
 - Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
 - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
b) Kĩ năng :
 -Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy, lí luận, kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
c) Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác học tập.
2. Chuẩn bị của Gv và HS:
a) Chuẩn bị của GV:
 Chuẩn bị nội dung, kiến thức bảng 40.1; Bảng 40.; Bảng 40.3; Bảng 40.4; Bảng 40.5 SGK.
b) Chuẩn bị của HS:
 Nghiên cứu bài ôn tập và trả lời câu hỏi phần lệnh SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 * ổn định: : 
a) Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong dạybài mới)
 ĐVĐ: (1’)
 Các em đã tìm hiểu song phần di truyền và biến dị. Hôm nay chúng ta ôn tập phần di truyền và biến dị.
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động 1: (15’)
Hệ thống hoá kiến thức về qui luật di truyền, nguyên phân và giảm phân
Mục tiêu: HS nắm được nội dung các qui luật di truyền, giải thích được nội dung qui luật di truyền, so sánh nguyên phân và giảm phân.
 Cách tiến hành:
I. Hệ thống hoá kiến thức.
HS: Các nhóm thống nhất nội dung đáp án bảng 40.1 và 40.2 SGK.
GV: Gọi các nhóm báo cáo và sửa sai cho các nhóm theo nội dung bảng.
Bảng 40.1: Tóm tắt các qui luật di truyền
Tên qui luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P
Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.
Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng
xác định tính trội
( Thường là tốt)
Phân li độc lập
Lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
F2 có sự phân li độc lập của các nhân tố di truyền
F2 có 4 kiểu hình
tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền liên kết
Là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi
Di truyền giới tính
ở các loài giao phối tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1: 1
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính
Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái
Bảng 40.2: Những diến biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân.
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo nhau
NST kép co lại cho thấy rõ số lượng NST kép 
( Đơn bội )
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
Kì cuối
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = 2n như ở tế bào mẹ
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng = n (kép) = 1/2 ở tế bào mẹ
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n 
( NST đơn)
Hoạt động 2: (15’)
HS tìm hiểu về các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, cấu trúc, chức năng của ADN, ARN và prôtêin
Mục tiêu: HS nêu bản chất và ý nghĩa của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, nêu được cấu trúc, chức năng của ADN, ARN và prôtêin
Cách tiến hành:
HS: Nghiên cứu điền nội dung bảng 40.3 ; 40.4 và 40.5 SGK và báo cáo kết quả
Bảng 40.3: Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Các quá trình
Bản chất
Ý nghĩa
Nguyên phân
Giữ nguyên bộ NST, 2 tế bào con tạo ra có 2n giống như tế bào mẹ
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể ở những loài sinh sản vô tính
Giảm phân
Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST n = 1/2 của tế bào mẹ (2n)
Góp phần di truyền ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n)
Góp phần di truyền ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Bảng 40.4: Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN (gen)
- Chuỗi xoắn kép.
- Bốn loại nu: A, T, G, X
- Lưu giữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền
ARN
- Chuỗi xoắn đơn.
- Bốn loại nu: A, U, G , X
- Truyền đạt thông tin di truyền
- Vận chuyển aa.
- Tham gia cấu trúc Ri bô xôm
Prôtêin
- Một hay nhiều chuỗi đơn
- 20 loại aa
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào
- En zim xúc tác quá trình trao đổi chất.
- Vận chuyển cung cấp năng lượng
Bảng 40.5: Các dạng đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một điểm nào đó.
Mất, thêm, thay thế một cặp Nu
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
 Mất, Lặp, đảo đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
 Hoạt động 3 : (9’) 
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ôn tập
Mục tiêu: HS nắm được nội dung kiến thức trong học kì I
Cách tiến hành:
 HS: Nghiên cứu câu hỏi SGK và trả lời miệng từng câu hỏi
 GV: Sửa sai và tổng kết:
Giải thích sơ đồ:
ADN (gen) ® m ARN ® P rôtêin ® Tính trạng
Mối liên hệ Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Bản chất mối liên hệ
Giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
 Bài 25: Thường biến
Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
c) Củng cố - Luyện tập: (3’)	
 Giáo viên củng cố nội dung kiến thức cần ôn tập
 HS giải thích sơ đồ:
 ADN ( gen) ® m ARN ® Prôtêin ® Tính trạng
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 Ôn tập nội dung chương trình: 
 + Các bài chương IV, Bài 29
 + Bài tập chương III
 - Chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì I
Ngày soạn: /12/2009 Ngày dạy: 9A: /12/2009
 9B: /12/2009
TIẾT 35. KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Phòng GD & ĐT ra đề )
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
 - Củng cố nội dung kiến thức trong học kì I.
 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh và rút ra kiến thức.
c) Thái độ:
 - Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác học tập.
2 . Đề bài kiểm tra:
Câu 1. ( 1,5 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
ở người thuận tay phải (A) là trội hoàn toàn, thuận tay trái (a) là lặn. Hãy cho biết đời con sẽ thuận tay nào khi bố mẹ đều thuận tay trái ?
100% thuận tay phải.
100% thuận tay trái.
50% thuận tay phải, 50% thuận tay trái.
Thường biến là gì?
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được.
Thường biến là những biến đổi về kiểu gen và kiểu hình được biểu hiện trên cơ thể sinh vật.
Cả a và b.
Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào?
Tế bào sinh dưỡng.
Tế bào sinh dục.
Tế bào phôi.
cả a, b và c.
Câu 2. (1,5 điểm)
Hãy sắp xếp thông tin ở cột (A) với cột (B) sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột (C) trong bảng sau:
Loại đột biến(A)
Khái niệm và dạng đột biến (B)
Kếtquả(C)
1. Đột biến gen
2. Đột biến cấu trúc NST
3. Đột biến số lượng NST
a. Là những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường ở một điểm nào đó.
b. Mất, lặp, đảo đoạn.
c. Là biến đổi trong cấu trúc NST.
d. Là những biến đổi về số lượng trong bộ NST.
e. Thể dị bội, thể đa bội.
g. Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.
1-
2 
3 -
Câu3. ( 1 điểm)
 Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
 - Mạch 1: - A T G X T X G –
 | | | | | | 
 - Mạch 2: - T A X G A G X –
 Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
 Câu 4. ( 3 điểm)
 Em cho biết điểm khác nhau giữa bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Đao và bộ NST của bệnh nhân Tớc Nơ? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?
 Câu 5. ( 3 điểm)
 a. Thể dị bội là gì? Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n 1)? 
 b.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? (Lớp chuyên đề)
3. Đáp án biểu điểm chi tiết
Câu 1: ( 1.5 điểm)
 Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm
b
d.
d
Câu 2: (1,5 điểm)
 Mỗi ý điền đúng 0,5 điểm
a, g
c, b
d, e
Câu 3: (1 điểm)
 Mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN là:
A U G X U X G –
Câu 4: (3 điểm)
* Điểm khác biệt giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớc Nơ:
 - Bệnh nhân Đao: Cặp NST số 21 có 3 NST ( 0,5 điểm).
 - Bệnh nhân Tớc Nơ: Cặp NST giới tính có 1 NST ( X0) ( 0,5 điểm).
* Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người.
 - ảnh hưởng các tác nhân lí, hoá học trong tự nhiên ( 0,25 điểm)
 - Do ô nhiễm môi trường ( 0,25 điểm)
 - Do rối loạn trao đổi chất nội bào
* Biện pháp hạn chế.
 - Đấu tranh chống sản xuất thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. ( 0,5 điểm)
 - Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.( 0,5 điểm)
 - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên. ( 0,5 điểm)
Câu 5: ( 3 điểm)
 a. - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. ( 0,5 điểm)
 - Cơ chế hình thành thể dị bội ( 2n + 1) và (2n 1 2)
 + Là sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó. ( 0,25 điểm)
 + Kết quả: Một giao tử có cả hai NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó ( 0,25 điểm)
 + Qua thụ tinh: Giao tử mang cả 2 NST tham gia thụ tinh tạo thể ( 2n + 1); Giao tử không mang NST nào tham gia thụ tinh tạo thể (2n 12) ( 0,5 điểm)
 + Sơ đồ minh hoạ: ( 0,5 điểm)
 TB sinh G: bố hoặc mẹ mẹ hoặc bố
 G: 
 Hợp tử:
b. Đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật vì:
 - Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên. ( 0,5 điểm)
 - Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. ( 0,5 điểm)
* Lớp C, D, E :
 Câu 5: Phần a: 3 điểm ( Sơ đồ mimh hoạ: 1,5 điểm) 
Ngày soạn: 1/12/2010 Ngày dạy
 Lớp : 9A:…/… /2010 thứ…tiết…
 9B:…/… /2010 thứ…tiết…
 9C:…/… /2010 thứ…tiết…
TIẾT 36. GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
 - HS trình bày được tại sao cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
 - Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật và hoá học để gây đột biến.
những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật, giải thích được tại sao có sự sai khác đó.
b) Kĩ năng :
 Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, phân tích và rút ra kiến thức.
c) Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh ý thức học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV:
 Nghiên cứu SGK, SGV, tư liệu sinh học THCS .
b) Chuẩn bị của HS:
 Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi phần lệnh SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 * ổn định: 9A: 9B: 
a) Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong dạy bài mới )
ĐVĐ: (1’) Trong chọn giống , đặc biệt là chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các đột biến tự nhiên nhưng không nhiều, vì những đột biến này chỉ chiếm tỉ lệ 0,1 đến 0,2%. Từ những năm 20 của thế kỉ XX người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học để tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc.
 b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
HS
?
TB
?
Kh
GV
?
Kh
?
TB
GV
?
Kh
HS
?
?
?
GV
HS
?
KG
?
TB
GV
?
TB
Hoạt động 1: (15’)
Tìm hiểu gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.
- Mục tiêu: HS hiểu được các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt gây đột biến
- Cách tiến hành:
Trước hết ta tìm hiểu về các tác nhân vật lí
Nghiên cứu TT mục I SGK
Người ta dùng loại tác nhân vật lí nào để gây đột biến?
( Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt)
Em lấy VD các loại tia phóng xạ? Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
 ®
Các tia này xuyên qua các mô ® gây đột biến gen hoặc làm chấn thương NST.
Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào?
( Chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt khô, hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhuỵ hoặc mô nuôi cấy.)
Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé?
 ®
Dùng để sử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn chủ yếu dùng để gây các đột biến gen.
Sốc nhiệt là gì? Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào?
 ®
Vì: Sốc nhiệt làm cho cơ chế tự tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh.
Sốc nhiệt gây chấn thương trong bộ máy di truyền, tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào ® thường phát sinh đột biến số lượng NST.
 Hoạt động 2: (15’)
Tìm hiểu gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học
- Mục tiêu: HS hiểu được cơ chế và phương pháp gây đột biến
- Cách tiến hành:
Nghiên cứu thông tin mục II SGK
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
1. Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hoá chất lại gây đột biến gen? Trên cở sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn?
2. Tại sao dùng consixin có thể gây ra các thể đa bội?
3. Người ta đã dùng tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào?
Các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời nội dung câu hỏi và báo cáo
Sửa sai cho các nhóm và tổng kết nội dung câu hỏi
1. ®
Có những loại hoá chất chỉ tác động đến một loại nu xác định ® điều này hứa hẹn khả năng chủ động gây ra các loại đột biến mong muốn.
2. Vì: khi thấm vào mô đang phân bào, coxisin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li
3. Phương pháp: 
ở cây trồng: Ngâm hạt kho hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp. Tiêm dung dịch vào bầu nhụy, quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.
Đối với vật nuôi: Có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng
Các hoá chất gây đột biến đều có tính độc cao, nguy hiểm đối với người sử dụng nên khi dùng cần đeo khẩu trang và mang găng tay cao su, mặc quần áo bảo hộ lao động.
Hoạt động 3: (10’)
Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
- Mục tiêu: HS nêu được một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
- Cách tiến hành:
Nghiên cứu thông tin SGK
Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật theo những hướng nào/ Tại sao?
( Phương pháp gây đột biến và chọn lọc đống vai trò chủ yếu ®
Các hướng:
+ Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.
+ Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn
+ Chọn các thể đột biến giảm sức sống.
Phân tích các hướng gây đột biến
 Sử dụng các thể đột biến trong chọn giống cây trồng theo những hướng nào?
 ®
GV phân tích theo nội dung SGK
Đối với vật nuôi việc sử dụng phương pháp gây đột biến có đặc điểm gì?
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.
1. Các tia phóng xạ
- VD: Tia X, Tia gam ma, tia an pha
- Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây đột biến gen và đột biến NST ( Cả số lượng và cấu trúc)
2. Tia tử ngoại
- Không có khả năng xuyên sâu nên 

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 9(2).doc