Giáo án Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 56

Thảo luận trả lời : +con người đốt lửa ---cháy rừng ---dồn thú dữ ---thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín và từ đó con người chuyển sang chặt phá rừng và săn bắt bừa bãi làm giảm diện tích rừng và gây ô nhiễm môi trường

doc154 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 56, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu liên quan đến hệ sinh thái 
-Học sinh : tìm hiểu các vấn đề về hệ sinh thái , các sinh vật quen thuộc trong cuộc sống 
III/Tiến trình lên lớp : 
1/ ổn định tổ chức : 
2/Kiểm tra bài :
đề bài
Câu 1 : 
Trình bày khái niệm về quần thể sinh vật , quần xã sinh vật , hệ sinh thái 
- đặc điểm của quần thể , quần xã , hệ sinh thái 
Câu 2 : 
Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật : cỏ , thỏ , dê , chim ăn sâu , sâu hại thực vật , hổ ,vi sinh vật , đại bàng . Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã trên 
Câu 3 : 
Cho các chuỗi thức ăn sau:
1. Thực vật Thỏ Cáo Vi sinh vật 
2.Thực vật Thỏ Cú -----Vi sinh vật 
3.Thực vật ------ chuột -----Cú ---Vi sinh vật 
4.Thực vật ------Sâu ăn hại thực vật ------ ếch nhái ----Rắn ---Vi sinh vật 
5.Thực vật -----Sâu hại thực vật ------ếch nhái ------ Rắn -----Cú -----Vi sinh vật 
a) Xây dựng lưới thức ăn 
b)Chỉ ra mắt xích chung nhất của lưới thức ăn 
Câu 4: 
Giả sử có các loài sinh vật sau: bò , lợn , sán lá gan , sán xơ mít , giun đũa , giun đất ,cá chép , sáo 
Cho biết môi trường sống của các loài kể trên 
Bò chịu tác động của các nhân tố sinh thái nào ? Các nhân tố sinh thái đó thuộc vào những nhóm nhân tố sinh thái nào ? 
Đáp án và biểu điểm :
Câu 1( 3 điểm )
-Khái niệm về quần thể , quần xã ,hệ sinh thái :
*Quần thể : Là tập hợp những cá thể cùng loài , cùng sống trong một khu vực nhất định ,ở một thời điểm nhất định , giao phối tự do với nhau tạo ra con (0,5 điểm )
*Quần xã : Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau ,cùng sống trong một khoảng không gian xác định , có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau .( 0,5 điểm)
*Hệ sinh thái : Bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã ( sinh cảnh ), trong đó các sinh vật luôn có sự tác động lẫn nhau và với các nhân tố vô sinh tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định (o,5 điểm )
*Đặc điểm : 
-Quần thể :
+Có các đặc trưng về mật độ , tỉ lệ giới tính , thành phần tuổi …Các cá thể có mối quan hệ sinh thái ( hỗ trợ hoặc cạnh tranh ) .số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì ,thường được điều chỉnh ở mức cân bằng .
-Quần xã :
+Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài , luôn luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể . Sự thay thé kế tiếp nhau theo thời gian gọi là diễn thế sinh thái
*Hệ sinh thái :
+Có nhiều mối quan hệ , nhưng quan trọng nhất là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn . Dòng năng lượng sinh học được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn . Sinh vật sản xuất ----- Sinh vật tiêu thụ ----Sinh vật phân giải.
( Mỗi ý về đặc điểm cho 0,5 điểm )
Câu 2 ( 2 điểm ) 
*Các chuỗi thức ăn có thể có là :
1.Cỏ --- thỏ --- vi sinh vật 
2.Cỏ --- thỏ ----- hổ ---vi sinh vật 
3.Cỏ ----dê ----Vi sinh vật 
4.Cỏ ----thỏ -----đại bàng ----vi sinh vật 
5.cỏ -----sâu hại thực vật -----Vi sinh vật
6.Cỏ ----dê ----- hổ -----vi sinh vật 
7.Cỏ ------sâu hại thực vật -----chim ăn sâu------vi sinh vật 
( chỉ cần làm 4 chuỗi cho điểm tối đa )
Câu 3 ( 3 điểm )
- xây dựng chuỗi thức ăn cho (2.5 điểm)
-Mắt xích chung nhất là cú ( 0,5 điểm )
Câu 4 ( 2 điểm ) 
a) Môi trường sống của những loài sinh vật kể trên là : 
-Bò : đất và không khí 
-Lợn : đất và không khí 
-Ve: da bò ( kí sinh trên da bò )
-Sán lá gan : trong cơ quan tiêu hoá của bò ( kí sinh )
-Sán xơ mít :kí sinh trong cơ thể người và lợn 
-Cá chép : nước
-Giun đất : đất 
-giun đũa : kí sinh trong cơ quan tiêu hoá của người
-Sáo : không khí 
b) Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của bò là : ánh sáng , nhiệt độ , không khí , nước , cỏ ,ve , người , sán lá gan , sáo …
*Các nhân tố sinh thái đó thuộc 3 nhóm :
-Nhân tố v ô sinh : ánh sáng , nhiệt độ ,không khí và nước
-Nhân tố hữu sinh :cỏ , ve , sán lá gan , sáo
-Nhân tố con người : con người
4/ Nhận xét và hướng dẫn về nhà :
-Thu bài và nhận xét nhanh ý thức làm bài kiểm tra 
-Tìm hiẻu trước bài sau . 
Ngày soạn : 16/3/2006
Ngày giảng :
Tiết 54 : thực hành hệ sinh thái
I/ Mục đích yêu cầu : 
-Nêu được các thành phần của hệ sinh thái , chuỗi thức ăn , lưới thức ăn 
-Qua bài học giúp cho học sinh yêu thiên nhiên , nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 
II/Chuẩn bị : 
Giáo viên : Giáo án và sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học ,dao con , dụng c ụ đào đất , vợy bắt côn trùng, giấy ni lông , kính lúp 
Học sinh : chuẩn b ị thêm các dụng cụ bắt và đào côn trùng 
III/Tiến trình lên lớp : 
1/ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị các dxụng c ụ học bài thực hành của học sinh
3/Bài thực hành :
* Phương pháp : Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành 
-Điều tra các thành phần của hệ sinh thái 
-Xác định thành phần sinh vật trong khu v ực quan sát 
-Yêu cầu học sinh quan sát, lấy các dụng cụ để bắt các sinh vật trong tự nhiên , tìm ra các mối quan hệ giữa chúng 
-Yêu cầu trật tự trong quá trình học thực hành 
-Quan sát và đối chiếu trong thực tế sau đó hoàn thành vào các bảng 
Bảng 51.1 : các thành phần của hệ sinh thái
Các nhân tố vô sinh
Các nhân tố hữu sinh
-Những nhân tố vô sinh trong tự nhiên : Đất, cát, độ dốc, độ ẩm cao …
-Những nhân tố vô sinh do con người tạo nên : Ruộng bậc thang, thác nước nhân tạo , mái che nắng …
-Các nhân tố hữu sinh trong tự nhiên: Sinh vật sản xuất:+ cây cỏ , cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ… Sinh vật tiêu thụ cấp 1 : châu chấu, sâu ăn lá cây , ong… Sinh vậy tiêu thụ cấp 2: chuột , bọ ngựa … Sinh vật phân giải : nấm , giun đất…
-Các nhân tố hữu sinh do con người tạo nên:cây trồng và vật nuôi trong vùng
Bảng 51.2. thành phần thực vật trong khu vực thực hành
 ( Quan sát ruộng lúa )
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài có rất ít cá thể
Tên loài : cây lúa 
Tên loài : bèo tấm
Tên loài : cỏ bợ 
Tên loài : bèo tây
Bảng 51.3 : thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài rất ít cá thể
Tên loài: Châu chấu
Rệp hại lúa
Tên loài : Con giun
Con châu chấu voi
4/Nhận xét và hướng dẫn về nhà :
-Sưu tầm thêm các động thực vật quan sát được trong môi trường sống, ghi tên loài vào bảng hoàn chỉnh
-Hoàn thành vào các bảng 51.1 – 51.2 – 51.3 
-Tìm hiểu v à sưu tầm các nội dung điền vào bảng 51.4 chuẩn bị giờ sau học tiếp
Ngày soạn : 16/3/2006
Ngày giảng : 30/3/2006(9B , 9 C)
 1/4/2006 (9 A)
Tiết 55: thực hành hệ sinh thái
(tiếp theo )
I/Mục đích yêu cầu :
-Học sinh tiếp tục nêu các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn 
-Qua bài học giúp học sinh yêu thiên nhiên v à nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II/ Chuẩn bị :
-Giáo viên : Giáo án , sưu tầm các mẫu vật thực hành 
-Học sinh: Tìm hiểu tiếp các sinh v ật có trong thiên nhiên khu vực sống ở địa phương
III/Tién trình lên lớp : 
1/ổn định tổ chức :
2/kiểm tra bài cũ : trong quá trình học 
3/Bài mới : 
Phương pháp : Yêu cầu các nhóm học sinh quan sát ,thảo luận và hoàn thành vào các bảng trong sách giáo khoa – Bảng 51.3 và bảng 51.4 
Giáo viên : Tổng kết và nhận xét việc học bài thực hành của học sinh 
Bảng 51.3 .thành phần động vật trong khu vực thực hành ( Ao cá )
Loài có nhiều cá thể nhất 
Loài có nhiều cá thể 
Loài có ít cá thể
Loài rất ít cá thể 
Tên loài : Cá rô phi 
Tên loài : cá mè 
Tên loài : tôm
Ba ba , ếch , rắn 
Bảng 51.4 .các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái 
Sinh vật sản xuất
Tên loài : bèo tấm
Môi trường sống : Dưới nước 
động vật ăn thực vật(sinh vật tiêu thụ )
Tên loài : cá
Thức ăn của từng loài : cá ăn bèo tấm ,rong rêu và các sinh vật nhỏ khác 
động vật ăn thịt ( sinh vật tiêu thụ )
Tên loài : cá to ăn con cung quăng nhỏ và nhiều loài động vật nhỏ khác 
Thức ăn của loài cá to : tép nhỏ , cá nhỏ …
động vật ăn thịt (động vật ăn các động vật ở trên)
Tên loài : ếch , rắn 
Thức ăn của loài rắn : cá ,muỗi …
Sinh vật phân giải
Nấm 
-giun đất …
Môi trường sống : trong đất , kí sinh trên các động vật khác 
4/Củng cố và hướng dẫn về nhà :
- vẽ chuôĩ thức ăn và lươí thức ăn quan sát được 
-tìm hiểu trước nội dung bài học sau
Ngày soạn : 23/3/2006 
Ngày giảng : 31/3/2006( 9B, 9C )
 4/4/2006( 9 A)
Tiết 56 : tác động của con người đối với môi trường
I/Mục đích yêu cầu :
-học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên,từ đó có trách nhiệm với bản than ,cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai 
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống và thu thập các kién thức trong thực tế 
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án và các tài liệu có lien quan đến nội dung bài dạy 
-Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học 
3/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
-Yêu cầu học sinh quan sát trnh vẽ Hình 53.1 và nhận xét tác động của con người qua các thời kì lịch sử 
-Thảo luận trả lời : +con người đốt lửa ---cháy rừng ---dồn thú dữ ---thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín và từ đó con người chuyển sang chặt phá rừng và săn bắt bừa bãi làm giảm diện tích rừng và gây ô nhiễm môi trường 
I/Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
*Kết luận :
Tác động của con người : 
-Thời kì nguyên thuỷ : Đốt rừng , đào hố săn bắn thú dữ ---- giảm diẹn tích rừng 
-Xã hội nông nghiệp :+Trồng trọt , chăn nuôi 
+Phá rừng làm khu dân cư , khu sản xuất --- thay đổi đất và tầng nước mặt 
-Xã hội công nghiệp :+ Khai thác tài nguyen bừa bãi , xây dựng nhiều khu công nghiệp ----đất càng thu hẹp 
+rác thải lớn 
*Hoạt động 2 : Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên 
-Những hoạt động nào của con người làm phá huỷ môi trường tự nhiên ?
-Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì ? 
-Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1 hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây ra ô nhiễm môi trường ?
-Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng ? 
-Thảo luận và trả lời : Xây dựng các nhà máy , các khu công nghiệp ,chất thải công nghiệp nhiều 
-Gây ra hiện tượng lũ quét , lở đất … 
II/Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên 
-Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất sấu 
+Mất cân bằng sinh thái 
+Xói mòn đất --- Gây lũ lụt diện tích rộng , hạn hán kéo dài , ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+Nhiều loài sinh vật bị mất , đặc biệt nhiều loài động vật quý hiém có nguy cơ bị tuyệt chủng 
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
-Con người đã làm gì để cải tạo và bảo vệ môi trường 
-Thảo luận và trả lời : +phủ xanh đồi trọc
+xây dựng khu bảo tồn 
+xây dựng nhà máy thuỷ điện 
-hạn chế sự gia tăng dân số 
-Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 
-Pháp lệnh bảo vệ sinh vật 
-Phục hồi trồng rừng 
-xử lí rác thải 
-Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt 
4/Củng cố :
--Yêu cầu đọc tổng kết toàn bài 
-Giáo viên tổng kết toàn bài học 
5/Hướng dẫn về nhà : 
-Học và trả lời các câu hỏi sgk 
-Tìm hiểu trước bài sau 
Ngày soạn : 12/12/2006 
Ngày giảng : 19/12/2006( 9A, 9B )
 21/12/2006( 9 C)
Tiết 56 : tác động của con người đối với môi trường
I/Mục đích yêu cầu :
-học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên,từ đó có trách nhiệm với bản than ,cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai 
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống và thu thập các kién thức trong thực tế 
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án và các tài liệu có lien quan đến nội dung bài dạy 
-Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học 
3/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
-Yêu cầu học sinh quan sát trnh vẽ Hình 53.1 và nhận xét tác động của con người qua các thời kì lịch sử 
-Thảo luận trả lời : +con người đốt lửa ---cháy rừng ---dồn thú dữ ---thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín và từ đó con người chuyển sang chặt phá rừng và săn bắt bừa bãi làm giảm diện tích rừng và gây ô nhiễm môi trường 
I/Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
*Kết luận :
Tác động của con người : 
-Thời kì nguyên thuỷ : Đốt rừng , đào hố săn bắn thú dữ ---- giảm diẹn tích rừng 
-Xã hội nông nghiệp :+Trồng trọt , chăn nuôi 
+Phá rừng làm khu dân cư , khu sản xuất --- thay đổi đất và tầng nước mặt 
-Xã hội công nghiệp :+ Khai thác tài nguyen bừa bãi , xây dựng nhiều khu công nghiệp ----đất càng thu hẹp 
+rác thải lớn 
*Hoạt động 2 : Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên 
-Những hoạt động nào của con người làm phá huỷ môi trường tự nhiên ?
-Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì ? 
-Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1 hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây ra ô nhiễm môi trường ?
-Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng ? 
-Thảo luận và trả lời : Xây dựng các nhà máy , các khu công nghiệp ,chất thải công nghiệp nhiều 
-Gây ra hiện tượng lũ quét , lở đất … 
II/Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên 
-Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất sấu 
+Mất cân bằng sinh thái 
+Xói mòn đất --- Gây lũ lụt diện tích rộng , hạn hán kéo dài , ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+Nhiều loài sinh vật bị mất , đặc biệt nhiều loài động vật quý hiém có nguy cơ bị tuyệt chủng 
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
-Con người đã làm gì để cải tạo và bảo vệ môi trường 
-Thảo luận và trả lời : +phủ xanh đồi trọc
+xây dựng khu bảo tồn 
+xây dựng nhà máy thuỷ điện 
-hạn chế sự gia tăng dân số 
-Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 
-Pháp lệnh bảo vệ sinh vật 
-Phục hồi trồng rừng 
-xử lí rác thải 
-Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt 
4/Củng cố :
--Yêu cầu đọc tổng kết toàn bài 
-Giáo viên tổng kết toàn bài học 
5/Hướng dẫn về nhà : 
-Học và trả lời các câu hỏi sgk 
-Tìm hiểu trước bài sau 
Ngày soạn 20//12/2006
Ngày giảng:26/12/2006( 9A,9B) ; 28/12/2006( 9C)
Tiết 33: công nghệ gen
I/ Mục tiêu:
-Học sinh hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen, nắm được công nghệ gen và công nghệ sinh học, biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống
-Rèn kĩ năng tư duy lôgic tổng hợp, khả năng khái quát, kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế
-Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Giáo án 
Học sinh : Học và tìm hiểu trước bài mới
IIi/ Tién trình lên lớp :
1/ ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ :
Học sinh 1: công nghệ tế bào là gì? gồm những công đoạn thiết yếu nào?
3/Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Kĩ thuật gen là gì, mục đích của kĩ thuật gen 
?công nghệ gen là gì
-Tổng kết và lưu ý các khâu của kĩ thuật gen
Nghiên cứu sgk để trả lời: 
kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển gen
I/Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
-Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền
-Các khâu của kĩ thuật gen:
+Tách ADN gồm tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, vi rut
+Tạo ADN tái tổ hợp(ADN lai) nhờ enzim
+Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
-Công nghệ gen : Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
Hoạt động 2:ứng dụng công nghệ gen
-giới thiệu khái quát 3 lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả
-yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
?Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì, nêu ví dụ cụ thể
?Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì, cho ví dụ
-nhận xét
-ứng dụng công nghệ gen tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào
Nghiên cứu sgk trả lời: tạo ra các chủng vi sinh vật mới để cho năng suất cao
-nghiên cứu sgk nêu được: hạn chế của biến đổi gen ở động vật và thành tựu đạt được
II/ứng dụng công nghệ gen
a) Tạo ra chủng vi sinh vật mới
Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết( như axitamin, prôtêin,kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ
Ví dụ: Dùng E coli và nấm men cấy gen mã hoá để sản ra kháng sinh và hoocmôn Insulin
b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen
-Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng
Ví dụ:
-Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta-Croten( tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa để tạo ra giống lúa giàu Vitamin A
-ở Việt Nam: Chuyển gen kháng sâu, kháng bệnh,tổng hợp VitaminA, gen chín sớm vào cây lúa,ngô,khoai tây,đu đủ
c)Tạo động vật biến đổi gen
-Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn
-ở Việt Nam : Chuyển gen tổng hợp hoocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch
Hoạt động 3: Khái niệm công nghệ sinh học
-yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sgk- 94
Nghiên cứu trả lời và cho ví dụ
III/ Khái niệm công nghệ sinh học
Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
-Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học:
+Công nghệ lên men
+Công nghệ tế bào
+Công nghệ chuyển nhân phôi
IV/ Củng cố : 
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tổng kết, kết luận trong SGK-Giáo viên tổng kết 
V/ Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, Tìm hiểu trước bài sau. đọc mục em có biết
Ngày soạn 27//12/2007
Ngày giảng:3/1/2014( 9A,9B, 9C)
Tiết 35: ôn tập học kỳ 1 
I/ Mục tiêu:
-Học sinh tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị
-Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất va đời sống
-rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp,hệ thống hoá kiến thức
-Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Giáo án 
Học sinh : Học và tìm hiểu trước bài ôn tập
IIi/ Tién trình lên lớp :
1/ ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ : trong quá trình học bài ôn tập
3/Bài ôn tập: 
Phương pháp: yêu cầu học sinh thảo luận và lên bảng hoàn thành
Giáo viên: cho lớp nhận xét và đưa ra đáp án đúng
I/ Hệ thống hoá kiến thức
Bảng 40.1: Tóm tắt các quy luật di truyền
Tên quy luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp
Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau
Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng
Xác định tính trạng trội ( thường là tốt)
Phân li độc lập
Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền kiên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào
Tạo sự di truyền ổn địnhcủa cả nhóm tính trạng có lợi
Di truyền giới tính
ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính
Điều khiển tỉ lệ đực :cái
Bảng 40.2: Những diến biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo
NST kép co lại thấy rõ số lượng NST kép ( đơn bội)
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào
Các cặp NS

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 1415.doc