Giáo án Sinh học 9 - Kì II - Năm học 2015-2016

HỆ SINH THÁI

I. MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên. Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD. Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.

- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to H 50.1; 50.2 SGK.

- Một số tranh ảnh và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?

2. Bài mới

GV giới thiệu tiết 52

Hoạt động 1: Thế nào là một hệ sinh thái?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cho HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

- Hệ sinh thái là gì?

- Treo tranh H50. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài tập SGK trang 150 trong 2 phút.

- Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng?

- Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

- GV: lá và cành cây mục là những nhân tố vô sinh.

- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?

- Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhân tố vô sinh của môi trường?

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?

*GV lưu ý HS: Sinh vật sản xuất (sinh vật cung cấp): ngoài thực vật còn có nấm, tảo.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:

- Các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau như thế nào?

*GV lưu ý HS: động vật ăn thực vật là sinh vật tiêu thụ bậc 1, động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

*GV chốt lại kiến thức: Như vậy thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt là quan hệ về mặt dinh dưỡng tạo thành 1 chu trình khép kín đồng thời trong hệ sinh thái số lượng các loài luôn khống chế lẫn nhau làm hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

GV đưa ra sơ đồ mô hình.

*GV cho HS nhắc lại:

- Dấu hiệu của 1 hệ sinh thái?

- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Chọn câu trả lời đúng: cánh đồng lúa là:

a. 1 quần thể b. 1 quần xã

c. 1 hệ sinh thái d. Cả a, b, c

- Yêu cầu HS kể tên 1 số hệ sinh thái mà HS biết.

*GV cho HS quan sát một vài hình ảnh về các hệ sinh thái.

- Trong hệ sinh thái mối quan hệ nào là thường xuyên và quan trọng nhất?

a. Quan hệ giới tính

b. Quan hệ nơi ở

c. Quan hệ dinh dưỡng

d. Quan hệ cha mẹ, con cái, bầy đàn.

- GV: quan hệ dinh dưỡng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. - HS dựa vào vốn hiểu biết, nghiên cứu thông tin SGK nêu được khái niệm và rút ra kết luận.

- 1 HS nhắc lại khái niệm.

- 1 HS lên bảng trinhg bày câu trả lời.

+ Nhân tố vô sinh: đất, lá cây mục, nhệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

+ Nhân tố hữu sinh: thực vật (cây cỏ, cây gỗ.) động vật: hươu, nai, hổ, VSV.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các VSV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất.

+ Là nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hòa. cho động vật sinh sống.

+ Động vật rừng ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật.

+ Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn. động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác.

- HS dựa vào vốn kiến thức vừa phân tích, đọc SGK và rút ra kết luận.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.

+ Môi trường với các nhân tố vô sinh đã ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật, VSV, đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

 bốn thành phần.

+ Sinh vật sản xuất tận dụng chất vô cơ tổng hợp nên chất hữu cơ, là thức ăn cho động vật (sinh vật dị

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức; ghi nhớ mối quan hệ sinh thái:

- Chọn c: Hệ sinh thái.

- Đáp án c.

 

doc73 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Kì II - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.
- Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi:
VD1: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào?
VD2: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào ?
*GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng?
*GV đặt vấn đề:
+ Nếu cây phát triển mạnh " sâu ăn lá cây tăng về số lượng vì có nhiều thức ăn, khi sâu tăng quá cao, lượng thức ăn không cung cấp đủ, sâu lại chết đi tức là số lượng cá thể giảm, khi sâu giảm cây lại phát triển.
- GV: Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác khống chế, hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
- Từ VD1 và VD2: ? Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng như thế nào đến quần xã sinh vật?
- ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học?
( Nếu HS không nêu được, GV bổ sung)
- Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?
*GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột.
+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng của loài khác.
- HS kể thêm VD.
- HS lăng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS khái quát kiến thức và rút ra kết luận.
- HS khái quát ý nghĩa và rút ra kết luận.
+ Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, để tăng hay giảm số lượng 1 loài nào đó theo hướng có lợi cho con người, đảm bảo cân bằng sinh học cho thiên nhiên.
Kết luận: 
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã tạo nên sự thay đổi theo chu kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa.
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.
- Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
3. Kiểm tra đánh giá
- Điền từ thích hợp vào ô trống để phân biệt quần xã và quần thể:
Đặc điểm
Quần thể
Quần xã
1. Là tập hợp
2. Độ đa dạng
3. Hiện tượng khống chế sinh học
...
...
...
...
...
...
- Bài tập 53 trang 92 Bài tập trắc nghiệm.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Lấy thêm VD về quần xã.
Ngày soạn:28 / 1 / 2016
Ngày dạy: 19 / 2 / 2016
Tiết 50
Hệ sinh thái
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên. Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD. Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn..
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to H 50.1; 50.2 SGK.
- Một số tranh ảnh và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
2. Bài mới
GV giới thiệu tiết 52
Hoạt động 1: Thế nào là một hệ sinh thái?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Hệ sinh thái là gì?
- Treo tranh H50. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài tập SGK trang 150 trong 2 phút.
- Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng?
- Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?
- GV: lá và cành cây mục là những nhân tố vô sinh.
- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhân tố vô sinh của môi trường?
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?
*GV lưu ý HS: Sinh vật sản xuất (sinh vật cung cấp): ngoài thực vật còn có nấm, tảo.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:
- Các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau như thế nào?
*GV lưu ý HS: động vật ăn thực vật là sinh vật tiêu thụ bậc 1, động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật tiêu thụ bậc 2....
*GV chốt lại kiến thức: Như vậy thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt là quan hệ về mặt dinh dưỡng tạo thành 1 chu trình khép kín đồng thời trong hệ sinh thái số lượng các loài luôn khống chế lẫn nhau làm hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
GV đưa ra sơ đồ mô hình.
*GV cho HS nhắc lại:
- Dấu hiệu của 1 hệ sinh thái?
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng: cánh đồng lúa là:
a. 1 quần thể b. 1 quần xã
c. 1 hệ sinh thái d. Cả a, b, c
- Yêu cầu HS kể tên 1 số hệ sinh thái mà HS biết.
*GV cho HS quan sát một vài hình ảnh về các hệ sinh thái.
- Trong hệ sinh thái mối quan hệ nào là thường xuyên và quan trọng nhất?
a. Quan hệ giới tính
b. Quan hệ nơi ở
c. Quan hệ dinh dưỡng
d. Quan hệ cha mẹ, con cái, bầy đàn.
- GV: quan hệ dinh dưỡng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- HS dựa vào vốn hiểu biết, nghiên cứu thông tin SGK nêu được khái niệm và rút ra kết luận.
- 1 HS nhắc lại khái niệm.
- 1 HS lên bảng trinhg bày câu trả lời.
+ Nhân tố vô sinh: đất, lá cây mục, nhệt độ, ánh sáng, độ ẩm...
+ Nhân tố hữu sinh: thực vật (cây cỏ, cây gỗ...) động vật: hươu, nai, hổ, VSV...
- HS trả lời câu hỏi:
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các VSV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất...
+ Là nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hòa.... cho động vật sinh sống.
+ Động vật rừng ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật.
+ Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn... động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác.
- HS dựa vào vốn kiến thức vừa phân tích, đọc SGK và rút ra kết luận.
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
+ Môi trường với các nhân tố vô sinh đã ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật, VSV, đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
à bốn thành phần.
+ Sinh vật sản xuất tận dụng chất vô cơ tổng hợp nên chất hữu cơ, là thức ăn cho động vật (sinh vật dị 
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức; ghi nhớ mối quan hệ sinh thái:
 Vô sinh
Thực vật	Động vật 
	 VSV
- Chọn c: Hệ sinh thái.
- Đáp án c.
Kết luận: 
- Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh).
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
+ Nhân tố vô sinh
+ Nhân tố hữu sinh: à Sinh vật sản xuất
	à Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3...
	à Sinh vật phân huỷ.
Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV chiếu H 50.2 giới thiệu trong hệ sinh thái, các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng qua chuỗi thức ăn (chỉ 1 số chuỗi thức ăn).
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết:
- Thức ăn của chuột là gì? động vật nào ăn thịt chuột?
- Thức ăn của sâu là gì? Động vật nào ăn thịt sâu?
- Thức ăn của cầy là gì? Động vật nào ăn thịt cầy?
(Lưu ý mỗi 1 chuỗi chỉ viết 1 động vật).
- Cho HS nhận xét đây chỉ là một dãy thức ăn.
*GV trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là 1 mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với 1 mắt xích đứng trước và đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- Hãy điền tiếp vào các từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau SGK.
- Thế nào là 1 chuỗi thức ăn? Cho VD về chuỗi thức ăn?
*GV nêu: 1 chuỗi thức ăn có nhiều thành phần sinh vật tiêu thụ.
*GV dựa vào chuỗi thức ăn HS viết bảng để khai thác
- Cho biết sâu ăn lá tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- Cho biết chuột tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- Cho biết cầy tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- GV: trong thiên nhiên 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào những chuỗi thức ăn khác tạo nên mắt xích chung?
 *GV chiếu các mắt xích chung.
- Nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Thế nào là lưới thức ăn?
- Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái?
- Thu tấm trong chiếu bảng, nhận xét.
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm thành phần sinh vật nào?
- Thông báo kết quả và cho HS quan sát lại sơ đồ, đối chiếu và kết luận.
- Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có biện pháp gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật?
- Mỗi HS viết trả lời 1 câu hỏi:
Cây cỏ " chuột " rắn
Cây cỏ " chuột " cầy
Cây gỗ " chuột " rắn
Cây gỗ " chuột " rắn
Cây cỏ " sâu " bọ ngựa
Cây cỏ " sâu " cầy
Cây cỏ " sâu " chuột
+ Mắt xích phía trước bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
+ Điền từ: phía trước, phía sau.
- HS trả lời.
- HS nghe GV giảng.
- HS thảo luận, phát biểu trả lời.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- Thả nhiều loại cá trong ao hồ để tận dụng nguồn thức ăn.
- Thực hiện mô hình VAC.
Kết luận: 
1.Chuỗi thức ăn: 
 - Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn mở đầu là cây xanh, chuỗi thức ăn mở đầu là sinh vật phân huỷ.
2. Lưới thức ăn:
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.
3. Kiểm tra đánh giá
- Viết sơ đồ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái ruộng nước.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết: nội dung thực hành.
Ngày soạn:28 / 1 / 2016
Ngày dạy: 24 /2 / 2016
Tiết 51
Thực hành: Hệ sinh thái
(Tiết 1)
i. Mục tiêu
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái trong hệ sinh thái đồng ruộng.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận định, phân tích. Từ đó có thể khái quát những thông tin đã thu thập được từ thiên nhiên.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Theo nội dung hướng dẫn SGK.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
? Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào?
2. Tiến hành
Cho HS quan sát thiên nhiên, tiến hành như SGK.
Hoạt động 1: Quan sát hệ sinh thái (đồng ruộng)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV cho HS xác định mục tiêu của bài thực hành:
+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái.
+ Xác định thành phần các sinh vật trong khu vực quan sát.
*GV cho HS quan sát thiên nhiên, tiến hành như sau:
+ Thực hiện theo các nội dung đã định.
+ HS xem lần thứ 2 và thứ 3 để hoàn thành bảng 51.1 + 51.2 + 51.3.
*GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu.
*GV yêu cầu HS quan sát và tích cực phát hiện chi tiết các thành phần trong hệ sinh thái đồng ruộng
- GVcó thể kiểm tra sự quan sát của HS bằng cách chiếu 1 vài phim trong của các nhóm.
- Lưu ý: hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái.
- HS hực hiện theo nhóm sau đó tiến hành các bbước theo yêu cầu hướng dẫn của thày.
- Trước khi tiến hành các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.1 đến 51.3.
- Sau khi quan sát, các nhóm tiến hành từng nội dung bảng.
- HS lưu ý: có những thực vật, động vật không biết tên có thể hỏi GV.
Hoạt động 2: Hỏi đáp về Hệ sinh thái đồng ruộng
*Giáo viên yêu cầu HS sử dụng các thông tin thu nhận được, bằng kiến thức thực tế của bản thân, sau đó tiến hành thảo luận, sau đó phát biểu trả lời các câu hỏi.
? Hệ sinh thái đồng ruộng bao có những thành phần nào?
? Các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái đồng ruộng?
? Em có suy nghĩ gì về Hệ sinh thái đồng ruộng?
? Làm thế nào để bảo vệ Hệ sinh thái đồng ruộng?
*HS tiến hành các hoạt động nhận thức, thảo luận nhóm, thống nhất các ý kiến phát biểu trả lời:
Sau các ý kiến trả lời, HS tiến hành nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận ghi nhớ.
3. Kiểm tra - đánh giá
*GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành báo cáo thu họach.
- Tích cực tìm hiểu về các HST, ôn tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Tìm hiểu các mối quan hệ dinh dưỡng giữa cac sinh vật trong một hệ sinh thái.
Ngày soạn:28 /1 / 2013
Ngày dạy:26 / 2 / 2013
Tiết 52
Thực hành: Hệ sinh thái
(Tiếp theo)
i. Mục tiêu
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái trong hệ sinh thái đồng ruộng.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận định, phân tích. Từ đó có thể khái quát những thông tin đã thu thập được từ thiên nhiên.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Nộ dung thu hoạch sau tiết 54; các tư liệu tham khảo về môi trường sinh thái.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Kiểm tra, dà sát lại những nội dung đã hoàn thiện ở tiết 54.
Tiến hành
Hoạt động 1: Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 51.4 SGK.
- Gọi đại diện lên viết bảng
*GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4, yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn.
*GV giao bài tập nhỏ:
Trong HST đồng ruộng gồm các sinh vật: thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân huỷ. Hãy thành lập lưới thức ăn.
*GV chữa và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn.
 Châu chấu " ếch " rắn
Thực vật Sâu gà
 Dê hổ Đại bàng
 Thỏ cáo
 VSV
*GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề: Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Cho HS thảo luận toàn lớp.
+ GV đánh giá kết quả của các nhóm.
- Xây dựng chuỗi thức ăn
- Các nhóm trao đổi, nhớ lại băng hình đã xem hoặc dựa vào bảng 51.1 để điền tên sinh vật vào bảng 51.4.
- Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động nhóm và viết lưới thức ăn, lớp bổ sung.
* Thảo luận: đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới, yêu cầu nêu được:
- Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái.
- Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không?
- Hệ sinh thái này có được bảo vệ không?
* Biện pháp bảo vệ:
+ Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi.
+ Nghiêm cấm săn bắt động vật, thực vật có nguy cơ tiệt chủng
+ Bảo vệ những loài thực vật và động vật, đặc biệt là loài quý.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến từng người dân.
Hoạt động 3: Thu hoạch
*GV yêu cầu HS viết thu họach theo mẫu SGK.	
- Trên cơ sở các báo cáo thu họach, giáo viên nhận xét, có sự bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, đặc biệt đối với các nhom HS còn có năng lực chưa thực sự tốt.
3. Kiểm tra - đánh giá
*GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành báo cáo thu họach.
- Sưu tầm các nội dung:
+ Tác động của con người với môi trường trong xã hội chủ nghĩa.
+ Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
+ Hoạt động của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
Ngày soạn:20 / 2 / 2016
Ngày dạy: 04 / 3 / 2016
Tiết 53
Ôn tập
I. Mục tiêu
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ nội dung bảng 63.1; 63.2; 63.3; 63.4; 63.5 SGK và giấy thường.
III. Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra 
2.Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào trên giấy trắng)
- Yêu cầu HS hoàn thành 
*GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kì nhóm nào, nếu nhóm có phiếu trên giấy thì GV cho đọc, còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
*GV thông báo đáp án lên bảng để cả lớp theo dõi, đối chiếu và điều chỉnh các kết luận của mình
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh họa.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Nội dung kiến thức ở các bảng:
Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- ánh sáng
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Bảng 63.4- Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông 3 lá ở Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi sống tên dảo Mađagasca...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
+ Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
Bảng 63.5- Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
- Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1
- Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể
- Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
-

File đính kèm:

  • docBai_50_He_sinh_thai.doc