Giáo án Sinh học 8 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016

 BÀI 17. TIM VÀ MẠCH MÁU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Vị trí, hình dạng , cấu tạo bên ngoài , bên trong của tim (cấu tạo thành cơ và van tim).

- Hiểu được các pha trong 1 chu kỳ co dãn của tim. Từ đó hiểu được tại sao cơ thể làm việc suốt đời.

- Phân biệt các loại mạch: động mạch , tĩnh mạch và mao mạch.

2. Kỹ năng

- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.

- Khái quát tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Tránh những hoạt động gây chảy máu cho cơ thể vì sự đông máu chỉ có tác dụng với vết thương nhỏ.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.

- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

 - Vai trò của hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn máu?

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2015
Tiết thứ: 17 	 Tuần: 9
BÀI 16. TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng.
- Chỉ ra được đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn và chức năng của từng vòng
- Trình bày được các thành phần cấu tạo hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Giáo duc thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
- Tại sao nhóm máu O gọi là nhóm chuyên cho nhóm AB lại được gọi là nhóm máu chuyên nhận? 
3. Nội dung bài mới:
Hệ tuần hoàn gồm có những cơ quan nào? Mỗi cơ quan có chức năng gì? Để hiểu rõ chúng ta tìm hiểu ở bài 16 này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn máu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 16.1 và giới thiệu sơ lược về sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu, trả lời câu hỏi sau:
+ Hệ tuần hoàn máu gồm những cơ quan nào?
- Hướng dẫn mô tả đường đi của vòng tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn, trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ?
+ Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn.
+ Hãy nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- GV giúp HS rút ra ý chính về hệ tuần hoàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lưu thông bạch huyết
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 16.2 và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 52:
+ Hệ bạch huyệt gồm những phân hệ nào?
+ Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ thu nhận bạch huyết từ những vùng nào của cơ thể?
+ Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ gồm những thành phần cấu tạo nào?
+ Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
 - Quan sát hình, lắng nghe, trả lời câu hỏi:
+ Tim, hệ mạch.
- Lắng nghe giáo viên mô tả và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời: Vai trò của tim co bóp tao lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò hệ mạch: Là đường dẫn truyền máu tới các tế bào hay trở về tim.
+ Đứng lên trả lời: Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.
- Quan sát hình 16.2 và trả lời câu hỏi;
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời: Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
I. Tuần hoàn máu
- Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải à động mạch phổi à mao mạch phổi trao đổi khí à tĩnh mạch phổi à tâmnhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm thất trái à động mạch chủ à mao mạch phần trên cơ thể và mao mạch phần dưới cơ thể (tới các cơ quan giúp tế bào thức hiện trao đổi chất lấy chất dinh dưỡng, thải CO2 và chất thải) à tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới àtâm nhĩ phải.
II. Lưu thông bạch huyết
- Hệ bạch huyết gồm 2 phân hệ:
+ Phân hệ lớn: thu nhận bạch huyết từ phần trên bên trái và phân dưới cơ thể
+ Phân hệ nhỏ: Thu nhận bạch huyết từ nửa phần trên bên phải.
- Sơ đồ lưu chuyển bạch huyết:
à Mao mạch bạch huyết à mạch bạch huyết à Hạch bạch huyết à Mạch bạch huyết lớn à ống bạch huyết à Tĩnh mạch.
4. Củng cố
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Máu mang các chất dinh dưỡng và oxi đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?
a. Tâm nhĩ phải.	b. Tâm thất phải.
c. Tâm nhĩ trái.	d. Tâm Thất trái.
Câu 2. Hệ bạch huyết có vai trò gì trong đời sống?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. 
- Trả lời câu hỏi SGK trang 53.
- Học bài và đọc mục “Em có biết”?
- Xem trước nội dung: “Bài 17. Tim và mạch máu”
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết thứ 18 	Tuần 9
 BÀI 17. TIM VÀ MẠCH MÁU
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Vị trí, hình dạng , cấu tạo bên ngoài , bên trong của tim (cấu tạo thành cơ và van tim). 
- Hiểu được các pha trong 1 chu kỳ co dãn của tim. Từ đó hiểu được tại sao cơ thể làm việc suốt đời.
- Phân biệt các loại mạch: động mạch , tĩnh mạch và mao mạch.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Tránh những hoạt động gây chảy máu cho cơ thể vì sự đông máu chỉ có tác dụng với vết thương nhỏ.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? 
 - Vai trò của hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn máu? 
3. Nội dung bài mới:
Tim có cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện tốt vai trò “bơm” tạo lực đẩy máu trong hệ tuần hoàn? Để hiểu rõ chúng ta tìm hiểu ở.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo tim
- Yêu cầu HS quan sát hình 17.1 trả lời câu hỏi:
+ Tim có vai trò gì?
+ Tim có cấu tạo như thế nào?
+ GV cho HS chỉ trên tranh vẽ các phần tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch 
- Giới thiệu thêm cho HS hiểu rõ về:
+ Động mạch vành, tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim. 
+ Màng bao tim là một mô liên kết mặt trong tiết dịch làm tim co bóp dễ dàng .
- Yêu cầu hoc sinh rút ra kết luận về cấu tạo tim.
- Yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức đã biết và kết hợp quan sát hình 16.1, hình 17.1, trả lời câu hỏi:
+ Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua dự đoám xem ngăn tim nào có thanh cơ tim dày nhất và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?
+ Vì sao thành tâm thất trái dầy nhất?
+ Van tim có tác dụng gì đối với sự tuần hoàn máu?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu 
- Yêu cầu HS quan sát hình 17.2 và trả lời câu hỏi: 
+ Động mạch và tĩnh mạch có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
+ Ý nghĩa của sự khác nhau?
+ Mao mạch có đặc điểm gì về mặt cấu tạo?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về cấu tạo mạch máu.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chu kỳ co dãn của tim .
Vấn đề 1: Chu kì co dãn của tim 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.3 và trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 55 và 56: 
+ Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?
+ Trong mỗi chu kì:
= Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?
= Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?
= Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?
+ Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim.
- yêu cầu học sinh rút ra kết luận về chu kì co dãn của tim.
Vấn đề 2: Nhịp tim 
- Giảng giải: Ứng với mỗi chu kì co dãn của tim gọi là nhịp tim .
- Với chu kỳ 0,8s nhịp tim người trung bình là 75 nhịp/1 phút. 
- Vậy yếu tố nào làm thay đổi nhịp tim?
- yêu cầu học sinh rút ra kết luận về nhịp tim.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Vai trò của tim co bóp tao lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe.
- Sử dụng kiến thức đã biết và quan sát hình 16.1, hình 17.1, trả lời câu hỏi:
+ Tâm thất trái dày nhất, tâm nhĩ phải mỏng nhất.
+ Do tống máu đi xa nhất.
+ Đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định.
- Quan sát hình 17.2 và trả lời câu hỏi: 
+ Đứng lên trả lời: 
= Giống nhau: Có 3 lớp
= Khâc nhau: Lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn tĩnh mạch. Lòng của động mạch hẹp hơn của tĩnh mạch.
+ Đứng lên trả lời: Động mạch thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn. Tĩnh mạch thì ngược lại.
+ Đứng lên trả lời: Nhỏ phân nhánh nhiều, thành mỏng chỉ 1 lớp biểu bì, lòng hẹp. Thích nghi với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.
- Quan sát hình 17.3 và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0.8s.
+ Đứng lên trả lời:
=Tâm nhĩ làm việc 0,1 s, nghỉ 0,7 s.
= Tâm thất làm việc 0,3 s, nghỉ 0,5 s.
= Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4 s.
+ Đứng lên trả lời: 600.8=75
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Cấu tạo tim 
- Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết tạo thành 4 ngăn tim: Tâm nhĩ phải và trái, tâm thất phải và trái và các van tim (van nhĩ thất và van động mạch).
II. Cấu tạo các mạch máu 
- Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn đều gồm: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
III. Chu kỳ co dãn của tim. 
1. Chu kỳ co dãn của tim. 
- Tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ co dãn gồm 3 pha :
+ Pha dãn chung: 0,4s 
+ Pha nhĩ co: 0,1s
 + Pha thất co: 0,3s
Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0.8 s.
2. Nhịp tim 
Mỗi chu kỳ co dãn của tim gọi là nhịp tim. 
- Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
4. Củng cố
- Mỗi lần co, tâm thất đẩy được khoảng 70 ml máu , Vậy trong 24 giờ, tâm thất đẩy đi được bao nhiêu lít máu ?
 - Nhờ đâu tâm thất sinh được một công lớn và liên tục sinh công như vậy?
(Trả lời : Thành cơ tâm thất rất dày, nhất là tâm thất trái. Tâm thất làm việc 12 h nghỉ 12 h. Tim chiếm 1/200 khối lượng cơ thể nhưng lượng máu đi nuôi tim chiếm 1/10 lượng máu đi nuôi cơ thể)
 - Chọn câu trả lời đúng :
Các bác sĩ thường dùng ống nghe , nghe tiếng đập của tim để chuẩn đoán bệnh. Tiếng tim do đâu sinh ra:
Do sự co tâm thất và đóng các van nhĩ thất 
Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi dây ra 
Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. 
- Trả lời câu hỏi SGK trang 57.
- Học bài và đọc mục “Em có biết”?
- Xem lại kiến thức đã học ở Chương I, II, III. 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt tuần 9
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 9 lớp 8.doc