Giáo án Sinh học 8 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016

BÀI 12. THỰC HÀNH:

TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về tính chất, thành phần hoá học của xương, phương pháp cấp cứu khi bị gãy xương.

- Biết cách băng cố định Xương xẳng tay, cẳng chân khi bị gãy.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, biết băng cố định khi xương bị gãy.

3. Thái độ: Biết cách sơ cấp cứu và băng bó cho người bị gẫy xương.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh vẽ hình 12.1  12.4 SGK.

- Học sinh: Mỗi nhóm mang theo:

+ 2 thanh nẹp dài 30 40 cm , rộng 4  5 cm.

+ 4 cuộn băng y tế

+ 4 miếng vải sạch .

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu những điểm tiến hoá của hệ vận động thích nghi với đời sống đứng thẳng và lao động?

- Nêu những biện pháp vệ sinh hệ vận động?

3. Nội dung bài mới:

Giới thiệu vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm gãy xương ở địa phương, từ đó xác định yêu cầu của bài thực hành đối với HS.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2015
Tiết thứ: 11	 	Tuần 6
 BÀI 11. TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở cơ và xương. 
- Những biện pháp để giữ gìn vệ sinh hệ vận động. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh hệ vận động. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích gì? 
- Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ? 
3. Nội dung bài mới:
Chúng ta biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú, nhưng người đã thoát khỏi ĐV trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hoá, cơ thể người có nhiều biến đổi, trong đó có sự biến đổi của hệ Cơ và Xương. Bài này giúp ta tìm hiểu những đặc điểm tiến hóa của hệ vận động ở người.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.1, hình 11.2, hình 11.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGk trang 37 trong vòng 6 phút.
+ Gọi từng nhóm lên trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận bảng 11.
- Yêu cầu học sinh thảo luận tiếp câu hỏi:
+ Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chân?
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV rút ra kết luận về sự tiến hoá bộ xương người so với xương thú.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.4, trả lời câu hỏi:
+ Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú. 
Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.5 và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGk trang 39:
+ Để phòng chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những đặc điểm gì? 
+ Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần phải làm gì?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Giải thêm: Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khoẻ cần:
+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí. 
+ Tắm nắng để cơ thể có thể chuyển hoá tiền Vitamin D dưới da thành vitamin D. Nhờ Vitamin D mà cơ thể mới chuyển hoá được Canxi để tạo xương.
+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
Tích hợp: Muốn có một cơ thể phát triển cân đối, chắc khoẻ thì chúng ta có một chế độ dinh dưỡng hợp lí; lao động vừa sức; khi mang vác vật nặng phải phân phối đều 2 tay. Tránh làm việc quá nặng.
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 11.
+ Đại diện nhóm lên trình bày.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Không mang vác quá nặng hoặc bố trí không đều giữa 2 bên của cơ thể. Khi ngồi học (làm việc) cần ngồi ngay ngắn
+ Có chế độ ăn hợp lí. Rèn luyện cơ thể đúng một cách khoa học.
- Lắng nghe.
I. Sự tiến hoá bộ xương người so với xương thú
- Bộ xương người có nhiều điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động như: 
- Hộp sọ phát triển. 
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống cong 4 chỗ.
- Xương chậu nở, xương đùi lớn, xương gót phát triển, bàn chân hình vòm.
- Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. 
II. Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú 
- Hệ cơ người có nhiều điểm tiến hoá: 
+ Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
+ Cơ vận động cánh tay và cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động.
+ Cơ vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.
III. Vệ sinh hệ vận động 
- Để cơ xương phát triển cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức. 
- Khi mang vác vật nặng và khi ngồi học cần chú ý chống cong vẹo cột sống.
4. Củng cố:
 - Bộ xương người có đặc điểm nào thích nghi với tư thế đứng thẳng?
 - Hệ cơ có đặc điểm nào tiến hoá hơn so với thú? 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 39.
 - Xem trước nội dung: “Bài 12. Thực hành : tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương”
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết thứ 12 	Tuần 6
BÀI 12. THỰC HÀNH:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức về tính chất, thành phần hoá học của xương, phương pháp cấp cứu khi bị gãy xương. 
- Biết cách băng cố định Xương xẳng tay, cẳng chân khi bị gãy. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, biết băng cố định khi xương bị gãy. 
3. Thái độ: Biết cách sơ cấp cứu và băng bó cho người bị gẫy xương. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh vẽ hình 12.1 à 12.4 SGK.
- Học sinh: Mỗi nhóm mang theo:
+ 2 thanh nẹp dài 30à 40 cm , rộng 4 à 5 cm.
+ 4 cuộn băng y tế 
+ 4 miếng vải sạch . 
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những điểm tiến hoá của hệ vận động thích nghi với đời sống đứng thẳng và lao động? 
- Nêu những biện pháp vệ sinh hệ vận động?
3. Nội dung bài mới:
Giới thiệu vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm gãy xương ở địa phương, từ đó xác định yêu cầu của bài thực hành đối với HS.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
+ Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
+ Để bảo vệ xương , khi tham gia lưu thông em cần lưu ý những điểm gì?
+ Gặp người tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại cho xương gãy không? Vì sao?
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV giới thiệu các thao tác cho người bị gãy xương khi gặp tai nạn:
+ Đặt nạn nhân nằm yên. 
+ Dùng gạc hay khăn sách nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
+ Tiến hành sơ cứu.
- GV dùng hình 12.1 à 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phưong pháp băng bó cố định. Chú ý nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác sơ cứu. 
- Lưu ý: HS là sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Hoạt động: HS tập sơ cứu và băng bó. 
Tiến hành :
1. Sơ cứu: 
- GV hướng dẫn các thao tác.
- GV kiểm tra, uốn nắn thao tác thực hiện của nhóm.
2. Băng bó: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 12.2 à 12.4 SGK và thực hiện thao tác băng bó cố định.
- GV lưu ý: Khi băng cần quấn chặt. 
- GV kiểm tra, uốn nắn thao tác của nhóm.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông và sơ ý trong cuộc sống.
+ Ở người già tỉ lệ cốt giao giảm nên xương xốp, giòn, dễ gãy hơn người trẻ.
+ Luôn luôn đi bên phải, không vượt đèn đỏ, đội mũ giao thông khi tham gia giao thông, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè...
+ Gặp người tai nạn gãy xương chúng ta không nên nắn lại chỗ xương bị gãy vì chỗ đầu xương gãy dễ chạm vào dây thần kinh, làm thủng mạch máu hay làm rách da.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình và lắng nghe.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
- Khi băng bó xong HS giơ tay cho GV kiểm tra.
- Quan sát hình và làm theo hướng dẫn của GV.
- Khi băng bó xong HS giơ tay cho GV kiểm tra.
- Người bị gãy xương khi gặp tai nạn:
+ Đặt nạn nhân nằm yên. 
+ Dùng gạc hay khăn sách nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
+ Tiến hành sơ cứu.
* Sơ cứu
- Đặt nẹp gỗ vào hai bên chỗ xương gãy.
- Lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các đầu xương.
- Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ gãy xương. 
* Băng cố định.
4. Củng cố:
- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, khi lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác bị gãy xương?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Viết báo cáo tường trình phương pháp sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương.
- Thực hiện đúng luật giao thông để tránh gây tai nạn. 
- Thận trọng trong lao động vui chơi để tránh bị gãy xương.
- Xem trước nội dung: “Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể”
IV. Rút kinh nghiệm
..
Ký duyệt tuần 6
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 6 lớp 8.doc