Giáo án Sinh học 8 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức

- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.

- Trình bày nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chống mỏi cơ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Hiểu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống ; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.

- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?

- Tính chất cơ bản của cơ là gì? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

3. Nội dung bài mới:

Ý nghĩa hoạt động của co cơ? Vậy hoạt động co cơ mang lại lợi ích gì và làm gì để tăng hiệu quả hoạt động co cơ? Đó là nội dung “Bài 10. Hoạt động của cơ”

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/09/2015
Tiết thứ: 9	 Tuần 5 	BÀI 9. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ. 
- Nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức học tập, yêu thích bộ môn, vai trò của thể dục thể thao. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cấu tạo và chức năng của từng thành phần trong cấu tạo Xương dài?
- Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng của xương?
- Nhờ đâu Xương dài ra và lớn lên về bề ngang?
3. Nội dung bài mới:
Cơ bám vào xương, co cơ làm xương cử động . Vì vậy gọi là cơ xương. Vậy cơ có cầu tạo và tính chất như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ
- Yêu cầu HS đọc thông tin n SGK trang 32 và trả lời câu hỏi:
+ Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?
+ Tơ cơ có cấu tạo ra sao?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cơ.
- Yêu cầu quan sát hình 9.2 và đọc mục thông tin n, GV mô tả thí nghiệm:
+ Khi bị kích thích thì cơ phản ứng lại bằng cách nào?
+ Giải thích cơ chế của sự co cơ?
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu từng nhóm thực hiện thí nghiệm phản xạ đầu gối. Quan sát hình 9.3.
+ Giải thích cơ chế thần kinh ở phản xạ đầu gối?
+ Nhận xét và giải thích sự thay đổi độ lớn của bắp cơ trước cánh tay khi gập cẳng tay.
+ GV nhận xét và kết luận.
- Tính chất của cơ là gì?
- Cơ co khi nào?
- GV nhận xét và kết luận.
 - GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ.
- Yêu cầu quan sát hình 9.4, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 33.
+ Em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
+ Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở 2 cánh tay.
- GV nhận xét và kết luận.
- Nghiên cứu thông tin.
- Đứng lên trả lời.
- Đứng lên trả lời.
- Quan sát hình và nghiên cứu thông tin.
- Đứng lên trả lời: co cơ.
- Đứng lên trả lời: Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, đó là sư co cơ.
- Từng nhóm thực hiện thí nghiệm.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình và thảo luận nhóm. 
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ:
Bắp cơ gốm nhiều bó cơ hợp lại, bó cơ gồm nhiều tế bào cơ bọc trong màng liên kết. Tế bào cơ có nhiều sợi tơ dày và tơ cơ mảnh.
II. Tính chất của cơ 
- Tính chất của cơ là co và dãn 
- Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, đó là sư co cơ.
- Sự co cơ là do hệ thần kinh điều khiển, thực hiện bằng con đường phản xạ.
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ
Co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.
4. Củng cố :
 - Mô tả cấu tạo của tế bào cơ. 
 - Thực hiện phản xạ đầu gối và giải thích cơ chế của phản xạ .
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 33. 
 - Xem trước nội dung: “Bài 10. Hoạt động của cơ”
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết thứ: 10	 Tuần 5
BÀI 10. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức 
- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. 
- Trình bày nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chống mỏi cơ. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Hiểu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống ; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? 
- Tính chất cơ bản của cơ là gì? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?
3. Nội dung bài mới:
Ý nghĩa hoạt động của co cơ? Vậy hoạt động co cơ mang lại lợi ích gì và làm gì để tăng hiệu quả hoạt động co cơ? Đó là nội dung “Bài 10. Hoạt động của cơ”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cơ 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 34.
- GV cho HS đọc mục thông tin n và trả lời các câu hỏi : 
+ Khi nào thì cơ sinh ra công? Cho ví dụ?
+ Nêu công thức tính công?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây mỏi cơ.
- Mô tả thí nghiệm như hình 10 SGK trang 34, hướng dẫn HS điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng 10.
+ Qua kết quả, em cho biết khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất ? 
+ Khi tay kéo, thả quả cân nhiều lần thì biên độ co cơ như thế nào?
+ Khi chạy 1 đoạn đường dài em có cảm giác gì? Vì sao?
- GV nhận xét và kết luận.
- Kết luận: 
+ Cơ co tạo ra lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển và sinh ra công. Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để nâng một vật có khối lượng thích hợp với nhịp co vừa phải.
+ Cơ làm việc qúa sức dẫn tới biên độ co cơ giảm và dẫn tới cơ bị mệt. Hiện tượng đó gọi là sự mọi cơ.
Vấn đề 1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ: 
- Yêu cầu HS đọc mục thông tin n SGK trang 35 và trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào gây mỏi cơ?
+ GV nhận xét và kết luận nguyên nhân gây mỏi cơ.
Vấn đề 2. Biện pháp chống mỏi cơ:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 35.
+ Khi mỏi cơ làm gì cho hết mỏi?
+ Trong lao động cần có những biện pháp gì để cơ lâu mỏi và duy trì năng suất lao động cao? 
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm.
+ Khả năng co cơ của con người phụ thuộc vào các yếu tố?
GV liên hệ thực tế: Người thường xuyên tập thể dục, lao động thì có năng suất lao động như thế nào so với người ít luyện tập thể dục? 
+ Đối với HS việc thường xuyên tập thể dục buổi sáng có ý nghĩa gì?
+ Kể một vài môn thể dục thể thao để rèn luyện cơ?
+ Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý điều gì ?
- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Nghiên cứu SGK.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời: A= F.s
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Quan sát và hoàn thiện bảng 10.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu thông tin.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi lệnh.
+ Đứng lên trả lời: cần nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp.
- Đứng lên trả lời: Cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời: Thần kinh, thể tích của cơ, lực co cơ, khả năng dẻo dai bền bỉ.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Công cơ
- Khi cơ co tạo nên một lực để sinh công. 
- Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng vật phải di chuyển.
II. Sự mỏi cơ: 
- Sự Oxi hoá các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ co. 
- Làm việc quá sức và kéo dài dẫn đến sự mỏi cơ.
- Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ Oxi nên tích tụ các axít láctíc gây đầu độc cơ. 
III. Thường xuyên rèn luyện cơ:
Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai lâu mỏi à thì cần lao động vừa sức, thừơng xuyên luyện tập thể dục thể thao
4. Củng cố:
 - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 36.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Học bài và đọc “em có biết
 - Xem trước nội dung: “Bài 11. Tiến hoá của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động”
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 5
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 5 lớp 8.doc
Giáo án liên quan