Giáo án Sinh học 8 - Tuần 34, 35 năm 2010

1. Có 14 chữ cái : Hoạt động tư duy chỉ có ở người

2. Có 13 chữ: Vùng chức năng nằm trên thùy thái dương

3. Có 5 chữ: Tên gọi khác của tế bào thần kinh

4. Có 10 chữ: Tên của hồi não có chứa vùng vận động của cơ thể

5. Có 8 chữ: Phương tiện trao đổi kinh nghiệm chỉ có ở người

6. Có 10 chữ: Hệ cơ quan cấu tạo từ các nơron

7. Có 10 chữ: Hoạt động tư duy có cả ở người và động vật

8. Có 6 chữ: Phản ứng của cơ thể qua hệ thần kinh để trả lời kích thích nhận được

9. Có 7 chữ: Hoạt động của cơ thể là đặc điểm phân biệt người với động vật

10. Có 7 chữ: Phương tiện này cùng với tiếng nói tạo thành hệ thống tín hiệu thứ hai.

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 34, 35 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày dạy: /5/2010
Tiết 67 Bài 63: CƠ SỞ KHOA HỌC
 CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
A. MỤC TIÊU.
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình.
- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.
B. CHUẨN BỊ.
- Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.
- 1 số dụng cụ tránh thai như: bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai điều kiện để có sự thụ tinh, thụ thai?
- Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra như thế nào?
3. Bài mới
	VB: Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số đó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có trường hợp 15 tuổi đã có con. Tuy nhiên, khoa học đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp tránh thai hữu hiệu nhằm giúp gia đình và xã hội phát triển ngày càng bền vững.
Hoạt động của GV
Nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi:
H: Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình?
- GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng:
H: Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào?
H: Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học?
H: ý nghĩa của việc tránh thai?
- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK để trả lời câu hỏi:
H: Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì? 
H: Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn ?
H: Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh và sự thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
H: Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện pháp nào?
- GV nhận xét, cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách cho quan sát các dụng cụ tránh thai.
- Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu trình bày trước lớp
I/ Ý nghĩa của việc tránh thai:10’
- Ý nghĩa của việc tránh thai:
+ Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
+ Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần
II/Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:15’
- Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.
III/Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:15’
- Muốn tránh thai cân nắm vững các nguyên tắc:
	+ Ngăn trứng chín và rụng.
	+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.
	+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Phương tiện sử dụng tránh thai:
	+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.
	+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng.
4. Củngcố: 2’
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 9trang 198).
- Hoàn thành bảng 63.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục.
6.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: / 5 /2010
 Ngày dạy: / 5/2010
Tiết 67 Bài 64: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
A. MỤC TIÊU.
- HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV, AIDS)
- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virut gây ra AIDS) và triệu trứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.
- Xác đinh rõ con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh. TỰ GIÁC PHÒNG TRÁNH, SỐNG LÀNH MẠNH, QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 64 SGK.
- Tư liệu về bệnh tình dục.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên?
- Các nguyên tắc tránh thai?
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
- HS đọc thông tin SGK & đọc nội dung bảng 64.1.
- HS thảo luận nhóm để trả lời:
H: Tác nhận gây bệnh?
H: Triệu trứng của bệnh?
H: Tác hại của bệnh?
GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời
H: Bệnh giang mai có tác nhận gây bệnh là gì?
H: Triệu trứng của bệnh như thế nào?
H: Bệnh có tác hại gì?
H: So sánh tác nhân, triệu chứng, tác hại của 2 loại bệnh trên? Rút ra nhận xét chung?
- HS trao đổi nhóm để trả lời:
H: Con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai là gì?
H: Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay?
H: Ngoài 2 bệnh trên em còn biết bệnh nào liên quan đến hoạt động tình dục?
I/Bệnh lậu: 15’
- Do song cầu khuẩn gây nên.
- Triệu chứng: 	
	+ Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ.
	+ Nữ: khó phát hiện.
- Tác hại: 
	+ Gây vô sinh ( ở nam)
	+ Có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
 + Con sinh ra có thể bị mù loà.
II/ Bệnh giang mai: 15’
- Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra.
- Triệu chứng: 
	+ Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất.
	+ Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa.
	+ Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh.
- Tác hại:
	+ Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh.
	+ Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
III/ Các con đường lây truyền và cách phòng tránh: 10’
1.Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu...
2.Cách phòng tránh:
	- Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục.
	- Sống lành mạnh.
	- Quan hệ tình dục an toàn.
4. Củng cố: 2’
- GV củng cố nội dụng bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tác hại và cách phòng tránh các bệnh tình dục.
- GV đánh giá giờ.
5. Dặn dò: 1’
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết” SGK.
	- Đọc trước bài: Đại dịch ATDS – thảm hoạ của loài người.
6, Rút kinh nghiệm 
 Ngày soạn: /5/2010
Tuần 35 Ngày dạy: /5/2010
Tiết 69 Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS 
 THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI
A. MỤC TIÊU.
	- Trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS.
- Nêu được đặc điểm sống của virut gây bệnh AIDS.
- Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS.
- Có kĩ năng phát hiện kiến thức từ thông tinđã có.
- Có ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh AIDS.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 65, tranh quá trình xâm nhập của virut HIV vào cơ thể người.
- Tranh tuyên truyền về AIDS.
- Bảng trang 203.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Trình bày con đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu, giang mai?
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
-HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi:
H: Em hiểu gì về AIDS? HIV? 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi:
H: Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người?
- GV nhận xét.
- GV lưu ý HS: Số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện rất nhiều.
H: Địa phương em có người nhiễm HIV không? khoảng bao nhiêu người?
- GV nêu vấn đề:
H: Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS?
H: HS phải làm gì để không mắc HIV/AIDS?
H: Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS?
H: Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ?
I/ AIDS là gì? HIV là gì?: 15’
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65).
II/ Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người: 15’
- AIDS là thảm hoạ của loài người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có văcxin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
III/Các biện pháp lây nhiễm HIV/
AIDS:10’
- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS:
+ Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng.
+ Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con.
4. Củng cố: 2’
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại: nguy cơ lây nhiễm, tác hại và cách phòng tránh AIDS.
- Đánh giá giờ.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập.
6.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: /5/2010
 Ngày dạy: / 5/2010
Tiết 70 : BÀI TẬP
I/ Mục tiêu :
- Chữa mốt số bài tập khó,giúp HS nắm vững kiến thức, thông suốt được chương trình,
- Giúp HS nhận dạng một số câu hỏi và cách giải quyết,
- Nhắc nhở HS ôn bài thường xuyên, biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
II/ Phương tiện :
-Sách bài tập
III/ Tiến trình dạy :
1.Kiêm tra bài cũ : không
2. Bài mới : Giải thích một số bài tập.
GV cho hs ghi nội dung câu hỏi (bài tập)
Câu 1 : Trò chơi ô chữ :
	Chú thích :
Có 14 chữ cái : Hoạt động tư duy chỉ có ở người
Có 13 chữ: Vùng chức năng nằm trên thùy thái dương
Có 5 chữ: Tên gọi khác của tế bào thần kinh
Có 10 chữ: Tên của hồi não có chứa vùng vận động của cơ thể
Có 8 chữ: Phương tiện trao đổi kinh nghiệm chỉ có ở người
Có 10 chữ: Hệ cơ quan cấu tạo từ các nơron
Có 10 chữ: Hoạt động tư duy có cả ở người và động vật
Có 6 chữ: Phản ứng của cơ thể qua hệ thần kinh để trả lời kích thích nhận được
Có 7 chữ: Hoạt động của cơ thể là đặc điểm phân biệt người với động vật
Có 7 chữ: Phương tiện này cùng với tiếng nói tạo thành hệ thống tín hiệu thứ hai.
Câu 2: So sánh tuyến tụy và tuyến sinh dục?
Câu 3: Vì sao người say rượu có bước đi xiêu vẹo và khi định bước một bước lại bước tiểp 2-3 bước?
Câu 4: Người bị mù màu đỏ và xanh lá cây là do đâu?
HS suy nghỉ làm bài trong thời gian 30 phút.
GV gọi 3-4 HS lần lượt trả lời các câu hỏi, các HS khác nhận xét bổ sung, GV củng cố lại đưa ra đáp án đúng.
ĐÁP ÁN
Câu 1: 1. Tư duy trừu tượng
Vùng thính giác
Nơ ron
Hồi trán lên
Tiếng nói
Hệ thần kinh
Tư duy cụ thể
Phản xạ
Lao động
Chữ viết
Câu 2: So sánh tuyến tụy và tuyến sinh dục:
Giống nhau: + Đều là tuyến pha
Khác nhau: 
Điểm phân biệt
Tuyến sinh dục
Tuyến tụy
 C/năng ngoại tiết: 
- SX tinh trùng hoặc trứng
- Tiết dịch tụy có vai trò tiêu hóa thức ăn
C/ năng nội tiết
-Tiết hoocmôn sinh dục( testôstêrôn ở nam hoặc 
Ơstrôgen ở nữ)
- Tiết hoocmon Insulin và glucagon có vai trò điều hòa lượng đường huyết trong máu.
Th/gian hoạt động
- Bắt đầu cơ thể dậy thì và ngừng hoạt động khi cơ thể về già.
- Từ khi cơ thể sinh ra đến hết cuộc đời
Câu 3: Vì tiểu não bị rối loạn , người say rượu bị mất thăng bằng và không kìm được sự vận động theo quán tính.
Câu 4: Người bị mù màu đỏ và xanh lá cây là do : Không có tế bào nón nhạy cảm với màu đỏ, và màu xanh lá cây.
4. Dặn dò: Về nhà học lại những bài trong chương IX, X, XI chuẩn bị ôn thi HKI.

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh 8-tuan 34,35 và BT.doc
Giáo án liên quan