Giáo án Sinh học 8 tuần 17, 18

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Củng cố lại kiến thức cho học sinh

 - Giải đáp những thắc mắc của học sinh về các bài tập khó.

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng: Thu thập kiến thức từ tranh hình, thông tin, khái quát hóa, tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ

 - Có ý thức học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Kiến thức chương 1, 2, 3, 4, 5, 6

 HS: Ôn lại kiến thức chương 1, 2, 3, 4, 5, 6.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI 
Tuần 17 	 Ngày soạn: 03/12/2013
Tiết 33 	
Bµi 32: chuyÓn ho¸
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 qúa trình đồng hóa là hoạt động cơ bản của sự sống.
 - Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hóa vật chất và năng lượng.
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh hình 32.1 SGK
- HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
 - Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát hình 32.1 -> thảo luận câu hỏi:
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
+ Phân biệt trao đổi chất với chuyển hóa vật chất năng lượng?
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin -> trả lời câu hỏi
- GV gọi HS lên bảng trả lời.
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin tự thu nhận kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
+ Gồm quá trình đối lập là đồng hóa và dị hóa.
+ Trao đổi chất là hiện tượng trao đổi các chất.
+ Chuyển hóa vật chất và năng lượng là sự biến đổi vật chất và năng lượng.
Năng lượng:
+ Co cơ -> sinh công.
+ Đồng hóa
+ Sinh nhiệt
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tự thu nhận thông tin, kết hợp quan sát lại hình 32.1 -> hoàn thành bài tập ra giấy nháp.
- HS lập bảng so sánh.
- HS trình bày mối quan hệ.
+ Không có đồng hóa -> không có nguyên liệu cho dị hóa.
+ Không có dị hóa -> không có năng lượng cho đồng hóa.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nêu được:
+ Lứa tuổi:
. Trẻ em: Đồng hóa > dị hóa.
. Người già: Dị hóa > đồng hóa.
+ Trạng thái:
. Lao động: Dị hóa > đồng hóa.
. Nghỉ: Đồng hóa > dị hóa.
I. Chyển hóa vật chất và năng lượng
- Trao đổi chất là biẻu hiện bên ngoài của quá trình chuyên hóa trong tế bào.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong tế bào.
Đồng hóa
Dị hóa
+ Tổng hợp chất
+ Tích luỹ năng lượng
+ Phân giải chất.
+ Giải phóng năng lượng.
- Mối quan hệ: Đồng hóa và dị hóa đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể.
- GV đặt câu hỏi:
+ Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> em hiểu chuyển hóa cơ bản là gì? ý nghĩa của cuyển hóa cơ bản?
- HS vận dụng kiến thức đã học -> trả lời.
+ Có tiêu dùng năng lượng cho mọi hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.
- HS hiểu được đó là năng lượng để duy trì sự sống.
- HS phát biểu, lớp bổ sung.
II. Chuyển hóa cơ bản
- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Đơn vị: KJ/h/1kg.
- Ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ bản để xác định tình trạng sức khỏe, trạng thái bệnh lí. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK -> có những hình thức nào điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
- HS dựa vào thông tin -> nêu được các hình hức:
+ Sự điều khiển của hệ thần kinh.
+ Do các hoóc môn tuyến nội tiết.
- Một vài HS phát biểu, lớp nhận xét và bổ sung.
III. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Cơ chế thần kinh
+ Ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất.
+ Thông qua hệ tim mạch.
- Cơ chế thể dịch do các Hoócmôn đổ vào máu.
3. Củng cố - Luyện tập:
- Chuyển hóa là gì? Chuyển hóa gồm các quá trình nào?
- Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cuộc sống?
4. Dặn dò:
- Học bài theo nội SGK.
- Làm câu hỏi 2, 4 vào vở bài tập.
- Đọc mục “ Em có biết”
- Tìm hiểu thêm các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI 
Tuần 17 	 Ngày soạn: 04/12/2013
Tiết 34 	
Bµi 33: Th©n nhiÖt
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức
 - Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
 - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng vào cuộc sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng cảm nóng, cảm lạnh.
2- Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng: Hoạt động nhóm.Vận dụng lý thuyết vào thực tế.
3- Thái độ
 - Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tư liệu về sự trao đổi chất, thân nhiệt, tranh môi trường.
- HS: Nghiên cứu trước bài.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chuyển hóa là gì? Chuyển hóa gồm các quá trình nào?
- Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cuộc sống?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV nêu câu hỏi:
+ Thân nhiệt là gì?
+ ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh?
- GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.
- GV giảng thêm: ở người khỏe mạnh thân nhiệt không phụ thuộc môi trường do cơ chế điều hòa.
- Lưu ý: HS hỏi tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và không tăng quá 42 0C.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+ Thân nhiệt ổn định đo cơ thể tự điều hòa.
+ Quá trình chuyển hóa sinh ra nhiệt.
- Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS tự bổ sung kiến thức.
I. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt 
- GV nêu vấn đề:
+ Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hòa thân nhiệt?
+ Sự điều hòa thân nhiệt dựa vào cơ chế nào?
- GV gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ:
+ Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và làm gì?
+ Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
+ Vì sao vào mùa hè da người ta hồng hào, còn mùa đông da tái hay sởn gai ốc?
+ Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
- GV ghi tóm tắt ý kiến lên bảng.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, vận dụng kiến thức bài 32, kiến thức thực tế -> trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Da và thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt.
+ Do cơ thể sinh ra phải thoát ra ngoài.
+ Lao động nặng – toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng.
+ Mạch máu co, dãn khi nóng lạnh.
+ Ngày oi bức khó toát mồ hôi, bức bối.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
II. Sự điều hòa thân nhiệt 
1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt:
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
Cơ chế:
+ Khi trời nóng lao động nặng: mao mạch ở da dãn 
-> toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: mao mạch co lại -> cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt:
- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để chống nóng và chống rét?
+ Vì sao rèn luyện thân thể cũng là biện pháp chống nóng, chống rét?
+ Việc xây nhà, công sở  cần lưu ý những yếu tố nào góp phần chống nóng lạnh?
+ Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng không?
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm. Sau khi thảo luận yêu cầu HS nêu rõ các biện pháp chống nóng lạnh cụ thể.
GV hỏi: Em đã có hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể?
- GV hỏi thêm: Giải thích câu “ Mùa chống khát, trời mát chống đói”.
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK kết hợp kiến thức thực tế -> trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
+ Ăn uống phù hợp cho từng mùa.
+ Quần áo, phương tiện phù hợp.
+ Nhà thoáng mát mùa hè, ấm về mùa đông.
+ Trồng cây xanh -> tăng bóng mát, ôxi.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS tự hoàn thiện kiến thức.
- HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh:
+ Rèn luyện thân thể ( rèn luyện da) tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
+ Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa đông và lạnh.
+ Mùa hè: Đội mũ (nón) khi đi đường, lao động.
+ Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ, ngực. Thức ăn nóng, nhiều mỡ.
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
3. Củng cố - Luyện tập:
- Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
- Trình bày cơ chế điều hoàthan nhiệt khi trời nóng lạnh.
4. Dặn dò:
 - Học bài theo nội dung bài học
 - Đọc mục “ Em có biết”.
 - Ôn bài theo nội dung bài 35
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 18 	 Ngày soạn: 10/12/2013
Tiết 35 	
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Củng cố lại kiến thức cho học sinh
 - Giải đáp những thắc mắc của học sinh về các bài tập khó.
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng: Thu thập kiến thức từ tranh hình, thông tin, khái quát hóa, tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 - Có ý thức học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kiến thức chương 1, 2, 3, 4, 5, 6
 HS: Ôn lại kiến thức chương 1, 2, 3, 4, 5, 6.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
- Trình bày cơ chế điều hoàthan nhiệt khi trời nóng lạnh.
2. Ôn tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV đưa ra câu hỏi để hoc sinh trả lời 
? Cơ thể người gồm mấy phần kể tên các phần đó?
Cơ thể người gồm bao nhiêu hệ cơ quan?
? Trong cơ thể người có bao nhiêu loại mô?
- GV đưa ra câu hỏi 
? Bộ xương gồm mấy phần?
? Nêu cấu tạo của bộ xương người?
? Nêu cấu tạo và tính chất của cơ?
? Trả lời cấc câu hỏi trong SGK?
GV nhận xét -> KL
Học sinh từ những phần đã học suy nghĩ trả lời câu hỏi
1-> 2 học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét bổ sung.
1. Khái quát về cơ thể người
+ Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân, chân và tay.
+ Cơ thể người gồm 4 loại mô.
2. Sự vận động của cơ thể
+ Bộ người gồm ba phần
 - Xương đầu
 - Xương thân
 - Xương chân, tay
GV yêu cầu HS tìm hiểu về thành phần của máu 
? Các nhóm máu ở người và nguyên tắc truyền máu 
? Cấu tạo của tim?cấu tạo mạch máu?
GV yêu cầu hs suy nghĩ trả lời câu hỏi 
? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
? Thông khí ở phổi? Trao đổi khí ở tế bào?
? Các cơ quan tiêu hóa
? Nêu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày, ruột non?
? Nêu những đặc điểm của ruột non giúp nó đảm nhiệm chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
? Vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa thức ăn?
Học sinh từ những phần đã học suy nghĩ trả lời câu hỏi
Yêu cầu nêu được 
Máu gồm có 4 nhóm: O,A,B,AB
Học sinh từ những phần đã học suy nghĩ trả lời câu hỏi
Yêu cầu nêu được 
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp ( Hít vào thở ra).
- Sự trao đổi khí ở phổi:
- Sự trao đổi khí ở tế bào:
1-> 2 học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét bổ sung.
3. Tuần hoàn.
- Máu gồm huyết tương và tế bào máu.
- Cấu tạo Tim
+ Cấu tạo ngoài
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim. 
 - Tâm thất lớn -> phần đỉnh tim + Cấu tạo trong
- Tim 4 ngăn.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (Tâm thất trái có thành cơ dày nhất).
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van -> máu lưu thông theo một chiều.
4. Hô hấp 
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào 
5. Tiêu hóa 
+ Các cơ quan tiêu hóa 
- Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột ( Ruột non, ruột già) hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột
+ Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày, ruột non.
? Vai trò của hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và hệ tuần hoàn trong sự trao đổi chất?
? Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng của cơ thể sống?
? Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và trời rét.
1-> 2 học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét bổ sung.
6. Trao đổi chất và năng lượng:
- Yªu cÇu HS th¶o luËn vµ tr¶ lêi 3 c©u hái SGK trang 112.
- GV nhËn xÐt vµ gióp HS hoµn thiÖn kiÕn thøc.
- HS th¶o luËn nhãm thèng nhÊt c©u tr¶ lêi. 
§¹i diÖn nhãm tr×nh bµy, nhËn xÐt, bæ sung.
7. Câu hỏi ôn tập:
3. Củng cố - Luyện tập:
Nhắc lại một số nội dung chính.
4. Dặn dò:
- Häc bµi vµ hoµn thiÖn néi dung «n tËp.
- ChuÈn bÞ để kiÓm tra häc k× I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 18 	 
Tiết 36	
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Đề phòng giáo dục)
Tuần 19	 
DỰ PHÒNG
	DUYỆT CỦA TCM
	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSINH 8 R.doc
Giáo án liên quan