Giáo án Sinh học 8 - Tuần 15+16 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Mỹ Hòa

Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY

I. MỤC TIÊU.

- HS nắm được cấu tạo của dạ dày và quá trình tiêu hoá diễn ra ở dạ dày gồm:

+ Các hoạt động tiêu hoá

+ Cơ quan, tế bào thực hiện hoạt động.

+ Tác dụng của hoạt động.

- Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá.

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng H 27.1; 27.2; 27.3

- Băng video hay đĩa CD minh hoạ hoạt động tiêu hoá ở dạ dày (sự tiết dịch vị, sự co bóp, sự tiêu hoá).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu các tuyến tiêu hoá trong hệ tiêu hoá ở người? Nước bọt có khả năng tiêu hoá hợp chất nào?

3. Bài mới

 VB: ở khoang miệng các hợp chất gluxit đã được tiêu hoá một phần. Các chất khác chưa bị tiêu hoá. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là ở dạ dày hợp chất nào bị tiêu hoá, quá trình tiêu hoá diễn ra như thế nào?

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày

Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo cơ bản của dạ dày, cấu tạo phù hợp với chức năng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

- Dạ dày có cấu tạo như thế nào?

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán xem ở dạ dày có hoạt động tiêu hoá nào?

- GV ghi dự đoán của HS chưa đánh giá đúng sai mà sẽ giải quyết ở hoạt động sau. - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời:

- 1 HS đại diện nhóm trả lời

+ Hình dạng

+ Thành dạ dày

+ Tuyến tiêu hoá.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 15+16 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Mỹ Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức ăn, biết liên hệ và giải thích thực tế. Bồi dưỡng cho HS thái độ VS hệ tiêu hoá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm như bước 1 và bước 2 SGK
+ GV lưu ý HS: khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành.
- Đo độ pH trong các ống nghiệm để làm gì?
- GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu cầu HS lên điền.
+ Lưu ý: Thực tế độ trong không thay đổi niều.
- GV thông báo đáp án bảng 26.1
- Các tổ tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu vào các ống nghiệm
+ Dùng ống đong hồ tinh bột (2 ml) rót vào các ống A, B, C, D. Đặt các ống này vào giá.
+ Dùng các ống đong lấy vật liệu khác.
Ống A: 2 ml nước lã
Ống B: 2 ml nước bọt
Ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi
Ống D: 2 ml nước bọt+ vài giọt HCl (2%)
Bước 2: Tiến hành
- Đo độ pH của các ống nghiệm và ghi vào vở.
- Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ tinh có nước ấm 37oC trong 15 phút.
- Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 
Thống nhất ý kiến giải thích.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, nhận xét.
Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm
Hiện tượng độ trong
Giải thích
Ống A
Ống B
Ống C
Ống D
- Không đổi
- Tăng lên
- Không đổi
- Không đổi
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột.
- Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không biến đổi tinh bột.
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu chia dd trong các ống A, B, C, D thành 2 phần.
+ Lưu ý: ống A chia vào A1, A2 đã dán nhãn, B chia vào B1; B2 ...
- GV kẻ sẵn bảng 26.2 lên bảng, yêu cầu HS lên ghi kết quả.
+ Lưu ý: Các tổ thí nghiệm không thành công thì lưu ý điều kiện thí nghiệm.
- GV nhận xét bảng 26.2 để đưa ra đáp án đúng.
- Trong tổ cử 2 HS chia đều dd ra các ống đã chuẩn bị sẵn A1; A2; B1; B2...
- Đặt các ống A1; B1; C1; D1 vào giá 1 (lô 1). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt iốt lắc đều các ống.
- Đặt các ống A2; B2; C2; D2 vào giá 2 (lô 2). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt Strôme, đun sôi các ống này trên ngọn lửa đèn cồn.
- Những HS khác quan sát, so sánh màu sắc ở các ống nghiệm, thống nhất ý kiến , ghi kết quả vào bảng 26.2 (kẻ sẵn).
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng, nhận xét.
Đáp án bảng 26.2
 Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm
Hiện tượng
(màu sắc)
Giải thích
- Ống A1
- Ống A2
- Màu xanh
- Màu đỏ nâu
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
- Ống B1
- Ống B2
- Màu xanh
- Màu đỏ nâu
- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
- Ống C1
- Ống C2
- Màu xanh
- Màu đỏ nâu
- Emzim trong nước bọt bị đun sôi không có khẳ năng biến đổi tinh bột thành đường.
- Ống D1
- Ống Đ2
- Màu xanh
- Màu đỏ nâu
- Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi thành đường.
Hoạt động 4: Thu hoạch
- Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp báo cáo cho GV đánh giá vào giờ sau.
Gợi ý: 
1. Kiến thức
- Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.
- Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường mantozơ.
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH = 7,2. và nhiệt độ = 37oC.
2. Kĩ năng
- Trình bày thí nghiệm (HS tự làm).
- So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
- So sánh kết quả ống nghiệm B và C cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ = 37oC. Enzim trong nước bọt bị phá huỷ ở 100oC.
- So sánh kết quả ống nghiệm B và D cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở pH = 7,2. Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit.
4. Đánh giá 
- GV nhận xét giờ thực hành: khen các nhóm làm tốt và ghi điểm cho các nhóm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Viết báo cáo thu hoạch.
- Thu dọn vệ sinh lớp sạch sẽ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................
Tiết :30
Ngày soạn:21/11/2015
Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được cấu tạo của dạ dày và quá trình tiêu hoá diễn ra ở dạ dày gồm:
+ Các hoạt động tiêu hoá
+ Cơ quan, tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng của hoạt động.
- Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng H 27.1; 27.2; 27.3
- Băng video hay đĩa CD minh hoạ hoạt động tiêu hoá ở dạ dày (sự tiết dịch vị, sự co bóp, sự tiêu hoá).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các tuyến tiêu hoá trong hệ tiêu hoá ở người? Nước bọt có khả năng tiêu hoá hợp chất nào?
3. Bài mới
	VB: ở khoang miệng các hợp chất gluxit đã được tiêu hoá một phần. Các chất khác chưa bị tiêu hoá. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là ở dạ dày hợp chất nào bị tiêu hoá, quá trình tiêu hoá diễn ra như thế nào? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo cơ bản của dạ dày, cấu tạo phù hợp với chức năng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Dạ dày có cấu tạo như thế nào?
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán xem ở dạ dày có hoạt động tiêu hoá nào?
- GV ghi dự đoán của HS chưa đánh giá đúng sai mà sẽ giải quyết ở hoạt động sau.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời:
- 1 HS đại diện nhóm trả lời
+ Hình dạng
+ Thành dạ dày
+ Tuyến tiêu hoá.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít.
- Thành dạ dày có 4 lớp lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở dạ dày
Mục tiêu: HS nắm được các tế bào tham gia vào các hoạt động tiêu hoá và tác dụng của hoạt động đó đối với sự tiêu hoá thức ăn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Tiêu hoá ở dạ dày gồm những hoạt động nào?
- Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hoá học?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bảgn 27 SGK.
- GV nhận xét, đưa ra kết quả.
- GV thông báo dự đoán của các nhóm: nhóm nào đúng, sai, thiếu...
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ hoạt động của cơ quan nào?
- Loại thức ăn G, L được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?
- Giải thích vì sao Pr trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ dày lại không?
- Theo em, muốn bảo vệ dạ dày ta phải ăn uống như thế nào?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
+ Sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày, hoạt động của enzim pepsin, đẩy thức ăn tới ruột.
+ ...
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
- HS dựa vào thông tin để trả lời:
+ Thức ăn lúc đầu vẫn chịu tác dụng của enzim amilaza cho tới khi thấm đều dịch vị.
+ Thức ăn L không tiêu hoá trong dạ dày vì không có enzim tiêu hoá L trong dịch vị.
=> L, G chỉ biến đổi lí học.
+ Các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin.
- HS liên hệ thực tế và trả lời.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Kết luận: 
Bảng 27: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày
- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày.
- Hoà loãng thức ăn
- Làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Biến đổi hoá học
- Hoạt động của enzim pepsin.
- En zim pepsin.
- Phân cắt Pr chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa.
- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ dạ dày phối hợp với cơ vòng hậu vị.
- Thời gian lưu thức ăn trong dạ dày từ 3 – 6 giờ tuỳ loại thức ăn.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Hướng dẫn: 
Câu 1: “ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá sau: tiết dịch vị, biến đổi lí học, hoá học của thức ăn, đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.
Câu 2: Biến đổi lí học ở dạ dày
- Thức ăn chạm vào lưỡi và dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 3 lít dịch vị) giúp hoà loãng thức ăn.
- Sự phối hợp co của các cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Câu 3: Biến đổi hoá học ở dạ dày
- Lúc đầu một phần tinh bột chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantozơ cho đến khi thức ăn thấm đều dịch vị.
- Phần Pr chuỗi được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các Pr chuỗi ngắn (3 – 10 aa).
Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi tiêu hoá ở dạ dày thì các chất trong thức ăn cần tiêu hoá tiếp ở ruột non là: Pr, G, L.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ký duyệt:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 16
Tiết :31
Ngày soạn:21/11/2015
Bài 28: TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được quá trình tiêu hoá diễn ra ở ruột non gồm:
+ Các hoạt động tiêu hoá.
+ Các cơ quan, tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng và kết quả của hoạt động.
- Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng H 28.1; 28.2.
- Băng video hay đĩa CD minh hoạ hoạt động tiêu hoá ở ruột non (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
KIỂM TRA 15 PHÚT.
Câu 1 khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1. loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt hoá học và lí học trong dạ dày:
Prôtêin
Gluxit
Lipít
Khoáng
2. Biến đổi lí học trong dạ dày:
tiết dịch vị
co bóp của dạ dày
nhào trộn thức ăn
tất cả các ý trên
câu 2. Trình bày sự biến đổi thức ăn trong dạ dày.
3. Bài mới
	VB: Như các em đã biết, ở miệng tiêu hoá G, ở dạ dày tiêu hoá Pr. Tuy nhiên sự tiêu hoá ở đó là rất ít. VD: ở khoang miệng chỉ có 1 -2% G bị tiêu hoá. Các chất này sẽ tiếp tục bị tiêu hoá ở ruột non. Vậy cấu tạo của ruột non như thế nào? Sự tiêu hoá diễn ra ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Cấu tạo của ruột non
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của ruột non, đưa ra các dự đoán về sự tiêu hoá ở đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo của ruột non?
- GV treo tranh H 28.1 và 28.2 để HS trinh bày.
- Ruột có cấu tạo như thế nào?
- Gan và tuỵ có tác dụng gì?
- Dự đoán xem ruột non có hoạt động tiêu hoá nào?
- GV chưa nhận xét ngay, để đến hoạt động sau.
- GV ghi lại dự đoán của HS lên góc bảng.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
- 1 HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
+ Ruột nó cấu tạo 4 lớp.
- HS dựa vào cấu tạo của ruột non để dự đoán, 1 HS trình bày.
Kết luận: 
- Thành ruột có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn.
- Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
- Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết dịch nhày.
- Tá tràng (đầu ruột non) có ống dẫn chung dịch tuỵ và dịch mật đổ vào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở ruột non
Mục tiêu: HS nắm được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hoá và tác dụng của nó trong dự tiêu hoá thức ăn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H 28.3, nhớ lại kiến thức tiết trước và trả lời câu hỏi:
- Dạ dày có môi trường gì?
- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào? Các thành phần nào tham gia hoạt động?
- Nêu cơ chế đóng mở môn vị?
- Nếu 1 người bị bệnh thiếu axit trong dạ dày thì sẽ có hậu quả gì?
- Các cơ trong thành ruột non có tác dụng gì? 
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Theo em trong 2 loại biến đổi trên, ở ruột non xảy ra biến đổi nào là chủ yếu và quan trọng hơn?
- Để thức ăn biến đổi được hoàn toàn, ta cần làm gì?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Dạ dày có môi trường axit, do axit tiết ra từ dịch vị.
+ Có.
- HS dựa vào SGK trình bày.
+ Biến đổi hoá học quan trọng hơn.
- Cần nhai kĩ để tinh bột chuyển hoá thành đường.
Kết luận: 
* Biến đổi lí học
	+ Sự tiết dịch tiêu hoá do tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết ra để hoà loãng thức ăn và trộn đều dịch tiêu hoá.
	+ Muối mật (dịch mật) tách khối L thành giọt nhỏ, biệt lập với nhau, tạo nhũ tương hoá.
	+ Các cơ trên thành ruột co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hoá và tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột.
* Biến đổi hoá học
	- Sự phối hợp tác dụng của các loại enzim trong dịch tuỵ (chủ yếu) và dịch ruột, sự hỗ trợ của dịch mật biến đổi các loại thức ăn.
	+ Tinh bột và đường đôi thành đường đơn.
	+ Prôtêin thành peptit thành aa.
	+ Lipit nhờ dịch mật thành các giọt lipit thành glixerin và axit béo.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Hướng dẫn: 
Câu 4: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể diễn ra như sau: môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị tới ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá ở ruột non dẫn tới hiệu quả tiêu hoá thấp.
Tuần:16
Tiết 32
Ngày soạn:21/11/2015
Bài 29: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được:
+ Những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
+ Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột tới các cơ quan tế bào.
+ Vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
+ Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
+ Giáo dục ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 29.1; 29.2; 29.3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày hoạt động tiêu hoá ở ruột non?
- Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nêu các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hoá ở ruột non?
3. Bài mới
	VB: Khi thức ăn đã tiêu hoá, cơ thể muốn lấy được chất dinh dưỡng cần phải có sự hấp thụ. Quá trình này diễn ra ở ruột non là chủ yếu. Các chất cặn bã còn lại cần được thải ra ngoài. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài 29.
Hoạt động 1: Hấp thụ chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS nắm được ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng:
	- Nắm được cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
	- Chiều dài ruột non từ 2,8 – 3 m; S = 400-500 m2, mật độ lông ruột: 40 lông/1 mm2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời câu hỏi:
- Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng: ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ?
- GV yêu cầu HS phân tích trên tranh.
- Diện tích bề mặt có liên quan đến hiệu quả hấp thụ như thế nào?
?-Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời:
+ Dựa vào thực nghiệm nghiên cứu.
- HS trình bày trên tranh.
- Diện tích bề mặt tăng sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ.
+ Ruột non cấu tạo có nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ.
 Kết luận: 
- Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc (tới 500 m2).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
- Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển, hấp thụ các chất 
và vai trò của gan
Mục tiêu: HS chỉ rõ hai con đường vận chuyển các chất là máu và bạch huyết, nắm được vai trò quan trọng của gan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H 29.3
- Có mấy con đường hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 29 trang 95 trên bảng GV đã kẻ sẵn.
- GV giúp HS hoàn thiện bảng.
- GV giải thích thêm: các vitamin tan trong dầu có A, D, K, E. còn lại là các vitamin tan trong nước.
- Gan đóng vai trò gì trong con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- GV lấy VD về bệnh tiểu đường. 
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Có 2 con đường hấp thụ là máu và bạch huyết.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên điền vào bảng.
- HS dựa vào H 29.3 để trả lời:
 Gan khử các chất độc có hại cho cơ thể và điều hoà nồng độ chất dinh dưỡng trong máu.
Kết luận: 
Bảng 29: Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết
- Đường, 30% axit béo và glixêrin, aa, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước.
- 70% lipit (các giọt mỡ đã được nhũ tương hoá), các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
- Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ.
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
+ Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá
Mục tiêu: - HS nắm được vai trò của ruột già: hấp thụ nước, muối khoáng và thải phân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi:
- Vai trò chủ yếu của ruột già là gì?
- GV nêu 1 số nguyên nhân gây táo bón (do ít vận động , ăn ít chất xơ). Yêu cầu HS trình bày biện pháp chống táo bón.
- GV lưu ý HS bệnh trĩ.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi:
+ Ruột già có vai trò hấp thụ nước và muối khoáng, thải phân.
- HS nghe, vận dụng kiến thức đã tiếp thu và trả lời.
Tiểu kết:
- Vai trò của ruột già:
+ Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể.
+ Thải phân.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá?
- GV treo tranh ảnh các tác nhân vi sinh vật, giun sán minh hoạ.
- Các tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ quan nào? mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng.
- GV phân công mỗi nhóm (2 nhóm) hoàn thành 1 tác nhân sinh vật, 1 tác nhân chế độ ăn.
- Sau khi hoàn thành bảng: GV đặt câu hỏi: Ngoài những tác nhân trên, em còn biết tác nhân nào khác?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
+ Tác nhân: vi sinh vật gây bệnh, giun sán, chất độc trong thức ăn, đồ uống, ăn không đúng cách.
- HS kẻ sẵn bảng 30.1 vào vở bài tập. Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày trên bảng.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời.
Kết luận: 
Bảng 30.1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá
Tác nhân
Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Các sinh vật
Vi khuẩn
- Răng
- Dạ dày, ruột
- Các tuyến tiêu hoá
- Tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng.
- Bị viêm loét.
- Bị viêm.
Giun, sán
- Ruột
- Các tuyến tiêu hoá
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống dẫn mật
Chế độ ăn uống
Ăn uống không đúng cách
- Các cơ quan tiêu hoá
- Hoạt động tiêu hoá
- Hoạt động hấp thụ
- Có thể bị viêm.
- Kém hiệu quả.
- Kém hiệu quả.
Ăn uống không đúng khẩu phần (không hợp lí)
- Các cơ quan tiêu hoá
- Hoạt động tiêu hoá
- Hoạt động hấp thụ
- Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ.
- Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả.
- Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả.
Hoạt động5: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
 khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá hiệu quả?
- Yêu cầu HS phân tích 
- Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
- GV treo tranh hướng dẫn vệ sinh răng miệng minh hoạ.
- Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
- Tại sao ăn uống đúng cách lại gi

File đính kèm:

  • docGA SINH8 TUAN 15-16.doc