Giáo án Sinh học 8 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016
Bài 25: TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò của khoang miệng trong quá trình lấy thức ăn và bước đầu tiêu hoá.
- Biết được quá trình nuốt thức ăn và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh: biết cách vệ sinh răng miệng.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: Giữ trật tự, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các bộ phận (cơ quan) của hệ tiêu hoá? Hê tiêu hoá được chia thành mấy phần?
3. Nội dung bài mới:
Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ cơ quan nào? Hôm nay ta nghiên cứu về vấn đề đó
Ngày soạn: 09/11/2015 Tiết thứ: 27 Tuần 14 Bài 24. TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được thức ăn và sự tiêu hoá. - Nắm được các cơ quan tiêu hoá và chức năng của chúng. - Vai trò của tiêu hoá với đời sống con người. 2. Kỹ năng - Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức. - Khái quát tổng hợp kiến thức. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh.. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. - Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài. III. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Con người thường ăn những loại thức ăn nào? Sự biến đổi thức ăn trong cơ thể người gọi là gì? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động I: Thức ăn và sự tiêu hoá thức ăn. - GV giới thiệu thức ăn và sự tiêu hoá trong cơ thể. - Cho HS đọc thông tin n trang 78. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 24.1 và sơ đồ 24.2. - Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 79: + Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? + Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? + Quá trình tiếu hóa gồm những hoạt động nào? + GV nhận xét và kết luận các câu hỏi. - Yêu cầu HS rút ra kết luận về thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn. Hoạt động II: Các cơ quan tiêu hoá. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 24.3. các cơ quan tiêu hoá trong hệ tiêu hoá cơ thể người. - Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi lệnh 6 SGK trang 80. + Gọi từng nhóm lên trình bày. + GV nhận xét và kết luận kết quả. - Trình bày sự hoạt động tiêu hoá? - GV nhận xét và kết luận. - GV chốt lại kiến thức. - Theo dõi. - 1 HS đứng lên đọc thông tin. - Quan sát hình 24.1 và 24.2. - Thảo luận từng phần của câu hỏi thảo luận: + Đứng lên trả lời: vitamin, nước và muối khoáng. + Đứng lên trả lời: gluxit, lipit, prôtêin. + Đứng lên trả lời câu hỏi. - Quan sát sơ đồ 24.3. - Thảo luận câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày. + Theo dõi. - Đứng lên trả lời câu hỏi. I. Thức ăn và sự tiêu hoá - Quá trình tiêu hoá nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. - Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động ăn và uống đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.. II. Các cơ quan tiêu hoá. - Các cơ quan thuộc ống tiêu hoá: Khoang miệng, họng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non , ruột già, ruột thẳng và hậu môn. - Tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tuyến mật, tuyến ruột. - Hoạt động tiêu hoá là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải ra ngoài các chất thừa. 4. Củng cố - Trả lời câu hỏi SGK trang 80. 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà. - Học bài và đọc mục “Em có biết” - Xem trước nội dung: “Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng”. VI. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 28 Tuần 14 Bài 25: TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò của khoang miệng trong quá trình lấy thức ăn và bước đầu tiêu hoá. - Biết được quá trình nuốt thức ăn và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. 2. Kỹ năng - Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức. - Khái quát tổng hợp kiến thức. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh: biết cách vệ sinh răng miệng. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. - Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài. III. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp: Giữ trật tự, kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bộ phận (cơ quan) của hệ tiêu hoá? Hê tiêu hoá được chia thành mấy phần? 3. Nội dung bài mới: Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ cơ quan nào? Hôm nay ta nghiên cứu về vấn đề đó Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tiêu hoá ở khoang miệng. - Yêu cầu HS đọc thông tin n trang 81. - Yêu cầu HS quan sát hình 25.1 các cơ quan trong miệng và quan sát hình 25.2 hoạt động của enzim trong nước. - Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK. + Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao? + Hoàn thành bảng 25. + GV nhận xét và kết luận. - GV chốt lại kiến thức. Hoạt động 2: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản. - Yêu cầu HS đọc thông tin n SGK trang 82 và quan sát hình 25.3 nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 82: + Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của các cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? + Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào? + Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không? + GV nhận xét và kết luận các câu hỏi. - Rút ra kết luận quá trình nuốt và đẩy thức ăn. - 1 HS đứng lên đọc thông tin. - Quan sát hình 25.1 và 25.2. - Thảo luận trả lời câu hỏi + Đứng lên trả lời câu hỏi. + Điền kết quả bảng 25. - Nghiên cứu thông tin và quan sát hình 25.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Đứng lên trả lời: nhờ hoạt động của lưỡi và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản. + Đứng lên trả lời: nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản. + Đứng lên trả lời: Thời gian qua thực quản rất nhanh (chỉ 2 – 4 giây) nên không biến đổi gì về mặt lí học và hóa học. I. Tiêu hoá ở khoang miệng. Nhờ hoạt động của răng, lưỡi các cơ môi và cơ má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm và dễ nuốt. Một phần tinh bột được enzim biến đổi thành đường. II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của thực quản. 4. Củng cố Cho biết các thành phần phần biến đổi hoá học và biến đổi vất lí của khoang miệng 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà. - Trả lời câu hỏi SGK trang 83. - Học bài và đọc mục “Em có biết” - Xem trước nội dung: “Bài 26. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt”. VI. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt tuần 14 Ngày .. tháng năm . Tổ trưởng Nguyễn Hữu Lĩnh ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuần 14 lớp 8.doc