Giáo án Sinh học 8 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. M ỤC TI ÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của HS từ đó điều chỉnh phương pháp dạy cho thích hợp.

- HS biết được mức độ nắm kiến thức của mình từ đó điều chỉnh phương pháp học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích rút ra kết luận.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ trung thực khi làm bài kiểm tra.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm.

- Học sinh: Kiến thức đã học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2015 
Tiết thứ: 19 	Tuần 10
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hệ thống lại các kiến thức đã học từ chương 3 trở về trước nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra 1 tiết. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh. 
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng: bảo vệ cơ thể
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hệ thống kiến thức đã học từ Chương I -> Chương III
- Học sinh: Nắm chắc kiến thức cơ bản đã học.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát cơ thể người:
- Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? Phần thân chứa những cơ quan nào?
- Cấu tạo một tế bào điển hình.
- Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Thế nào là phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ? Cho ví dụ về phản xạ trong thực tế đời sống?
Hoạt động 2: Ôn kiến thức hệ vận động
- Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
- Xương to ra về bề ngang nhờ đâu? Xương dài ra nhờ đâu?
- Trình bày cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ?
- Nguyên nhân gây mỏi cơ.
- Nêu những điểm tiến hóa của hệ vận động người so với thú?
Hoạt động 3: Hệ tuần hoàn
- Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của mỗi thành phần đó là gì?
- Nêu những hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia vào bảo vệ cơ thể?
- Thế nào là hiện tượng đông máu? Cơ chế và ý nghĩa của sự đông máu?
- Ở người có những nhóm mau nào?
Bài tập: Theo nguyên tắc truyền máu thì nhóm máu B có thể truyền được cho những nhóm máu nào dưới đây:
Nhóm máu A, B
Nhóm máu B, O
Nhóm máu B, AB
Nhóm máu O, A
- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn?
- Nêu cấu tạo của tim? Tại sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi?
- Máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch là do đâu?
- Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Màng tế bào, tế bào chất, nhân.
- Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
- Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
I. Khái quát về cơ thể người
- Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và chân tay. Phần thân chứa các nội quan như: Tim, phổi, gan, dạ dày, thận 
- Màng tế bào, tế bào chất, nhân.
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm , Nơron hướng tâm, Nơron trung gian, Nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
II. Hệ vận động
Nội dung SGK
III. Hệ tuần hoàn
Nội dung SGK
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm trong bài ôn tập.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Ôn lại kiến thức đã học trong Chương I -> Chương III
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 20 	Tuần 10
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. M ỤC TI ÊU
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của HS từ đó điều chỉnh phương pháp dạy cho thích hợp.
- HS biết được mức độ nắm kiến thức của mình từ đó điều chỉnh phương pháp học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích rút ra kết luận.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm.
- Học sinh: Kiến thức đã học.
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Bài
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tế bào
(1 câu trắc nghiệm)
0.5 điểm
Phản xạ
(1 câu tự luận)
0.5 điểm
0. 5 điểm
Cấu tạo và tính chất của xương
(1 câu trắc nghiệm)
0. 5 điểm
Hoạt động của cơ
(1 câu trắc nghiệm)
0.5 điểm
Máu và môi trường trong cơ thể
(3 câu trắc nghiệm)
1 điểm
0.5 điểm
Bạch cầu – miễn dịch
(1 câu tự luận)
2 điểm
Đông máu và nguyên tắc truyền máu
(1 câu trắc nghiệm)
0.5 điểm
Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
(1 câu tự luận)
2 điểm
Tim và mạch máu
(1 câu trắc nghiệm)
(1 câu tự luận)
0.5 điểm
1 điểm
ĐỀ KIỂM TRA
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất:
Câu 1. Nguyên nhân của mỏi cơ là gì? 
A. Cung cấp thiếu Oxi. 
B. Cung cấp nhiều Oxi. 
C. Thải nhiều Cacbônic.	
D. Cả A và B.
Câu 2. Xương dài ra là nhờ phần nào của xương? 
A. Các tế bào màng xương.	 B. Sụn tăng trưởng.
C. Mô xương cứng.	 D. Mô xương xốp.
Câu 3. Thành phần của máu gồm:
A. Hồng cầu và bạch cầu.	 
B. Bạch cầu và tiểu cầu.
C. Huyết tương và các tế bào máu.	 
D. Huyết tương, hồng cầu và tiểu cầu.	
Câu 4. Theo nguyên tắc truyền máu, nhóm máu A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây?
A. Nhóm máu O và A.	B. Nhóm máu A và B.
C. Nhóm máu AB và B.	D. Nhóm máu A và AB. 
Câu 5. Trong cơ thể người có những loại mạch máu nào?
A. Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
B. Động mạch, tĩnh mạch, mạch máu nhỏ.
C. Tĩnh mạch, mao mạch.
D. Mạch máu nhỏ, tĩnh mạch, mạch động.
Câu 6. Chức năng của huyết tương là gì?
A. Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoóc môn, kháng thể và các chất khoáng.
B. Tham gia vận chuyển các chất thải.
C. Tiêu hủy các chất thải, thừa do tế bào đưa ra.	
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 7. Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu gì?
A. Đỏ thẫm.
B. Đỏ tươi.
C. Đỏ tím.
D. Cả A và B.
Câu 8. Bộ phận nào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Trung thể.
B. Lưới nội chất.
C. Nhân.
D. Tế bào chất.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? (2 điểm)
Câu 2. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? (2 điểm)
Câu 3. Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ trong đời sống? (1 điểm)
Câu 4. Vì sao tim người hoạt động suốt đời không mệt mỏi? (1 điểm)
ĐÁP ÁN:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
D
A
D
B
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Bạch cầu đã tạo hàng rào phong thủ để bảo vệ cơ thể:
+ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đạo thực bào (bạch cầu môno) thực hiện bằng cách hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Tế bào Limphô B tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Tế bào limphô T Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh.
Câu 2: (2 điểm)
* Vòng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ tâm thất phải à động mạch phổi à mao mạch phổi trao đổi khí à tĩnh mạch phổi à tâmnhĩ trái. (1 điểm)
* Vòng tuần hòa lớn:
Máu từ tâm thất trái à động mạch chủ à mao mạch phần trên cơ thể và mao mạch phần dưới cơ thể (tới các cơ quan giúp tế bào thức hiện trao đổi chất lấy chất dinh dưỡng, thải CO2 và chất thải) à tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới àtâm nhĩ phải. (1 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. (0.5 điểm)
- Cho được ví dụ. (0.5 điểm)
Câu 4: (1 điểm):
Trong chu kỳ hoạt động của tim kéo dài 0.8s thì tâm nhĩ làm việc 0.1s, còn nghỉ 
ngơi 0.7s; tâm thất làm việc 0.3s còn nghỉ ngơi 0.5s. Vì vậy tim được nghỉ ngơi 
nhiều mà tim làm việc không mệt mỏi.
4. Củng cố: Thu bài kiểm tra 
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Nghiên cứu bài tiếp theo “Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn”.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ký duyệt tuần 10
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 10 lớp 8.doc