Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 22 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá

Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm xác định cách sắp xếp của lá trên cành và cây

+ Có mấy cách xếp lá trên thân và cành?

- HS xác định cách sắp xếp lá trên mẫu vật thật và cho HS làm bảng trong SGK

- GV gọi HS hoàn thành bảng.

+ Dấu hiệu phân biệt các kiểu xếp lá.

- Ý nghĩa sinh học của các cách sắp xếp lá trên là gì ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 22 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	 Ngày soạn: 26/10/2014
Tiết 22	 Ngày dạy: 30/10/2014
CHƯƠNG IV: LÁ
BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Nêu những đặc điểm bên ngoài của lá gồm cuống lá, bẹ lá, phiến lá. 
- Phân biệt được các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các kiểu gân trên phiến lá. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát so sánh, nhận biết. 
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật, thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Tìm các loại lá : lá cà phê, lá bèo tây, cỏ tranh …
2. Học sinh: Chuẩn bị mẫu vật theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 
6A1: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài và chữa bài kiểm tra 
3. Hoạt động dạy – học:
Mở bài: Học sinh quan sát hình 19.1 nêu cấu tạo của lá gồm những bộ phận nào? Học sinh trả lời: Gồm cuống (bẹ) lá, phiến lá, trên phiến có nhiều gân. 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Phiến lá 
- GV cho HS trình bày các mẫu vật lên bàn 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau :
+ Nhận xét hình dạng , kích thước , màu sắc của phiến lá ?
+ Diện tích bề mặt phần phiến lá so với phần cuống ?
- GV gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi. 
Gân lá 
- Cho HS quan sát các lá, đọc thông tin SGK. 
+ Có mấy loại gân lá ?
+ Đặc điểm của các loại gân lá trên ?
+ Kể tên 1 số cây có các kiểu gân lá nói trên ?
Phân biệt lá đơn lá kép 
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu.
+ Nêu đặc điểm phân biệt lá đơn và lá kép? 
+ Sắp xếp các loại lá có kiểu lá đơn và lá kép vào 2 nhóm ?
- GV theo dõi HS sắp xếp các loại lá
- GV chốt lại kiến thức.
- HS đặt mẫu lên bàn 
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Nêu được: 
+ Có nhiểu hình dạng (tròn, bầu dục, tim……) VD: Tròn: lá sen, bầu dục: xương sông…… hình bản dẹp, đa số có màu xanh thu nhận ánh sáng, kích thước to nhỏ khác nhau 
+ Phiến lá rộng hơn cuống lá 
- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- HS quan sát mẫu và đọc thông tin SGK
+ Có 3 loại gân lá 
+ Gân hình mạng : gồm 1 gân chính ở giữa và nhiều gân nhỏ 
+ Gân song song : các gân song song nhau 
+ Gân hình cung : các gân cong hình cung 
+ Quan sát mẫu các lá và sắp xếp các kiểu lá theo thông tin hay theo ý của nhóm mình. 
- HS quan sát mẫu, nghiên cứu thông tin 
+ Như SGK.
+ Sắp xếp các loại lá vào 2 nhóm lá đơn và lá kép của nhóm và cho ví dụ khác 
- Đại diện nhóm trình bày.
Tiểu kết:
a. Phiến lá: Phiến lá: màu lục, dạng bản dẹp, là phần rộng nhất của lá. Chức năng: Giúp hứng được nhiều ánh sáng 
b. Gân lá : Có 3 kiểu gân lá : gân hình mạng , hình cung và song song
c. Lá đơn và lá kép: 
 - Lá đơn: Cuống lá nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến, khi rụng cả cuống và phiến rụng cùng lúc.
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến (lá chét), khi rụng lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
 Hoạt động 2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm xác định cách sắp xếp của lá trên cành và cây
+ Có mấy cách xếp lá trên thân và cành?
- HS xác định cách sắp xếp lá trên mẫu vật thật và cho HS làm bảng trong SGK
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
+ Dấu hiệu phân biệt các kiểu xếp lá. 
- Ý nghĩa sinh học của các cách sắp xếp lá trên là gì ? 
- HS quan sát và thảo luận nhóm xác định cách sắp xếp lá trên cây và cành. 
+ Có 3 cách : mọc cách, mọc vòng, mọc đối. 
- HS xác định cách sắp xếp của các cây trong tự nhiên và vật có trước. 
- HS hoàn thành bảng trong bài. 
+ Căn cứ số lá mọc ra từ 1 mấu thân. 
- Hứng được nhiều ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ. 
Tiểu kết: 
stt
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ một mấu thân
Kiểu xếp lá
1
Lá cây dâu
1
Mọc cách
2
Lá cây dừa cạn
2
Mọc đối
3
Lá cây dây huỳnh
4
Mọc vòng
- Lá xắp xếp trên cây theo 3 cách: mọc cách , mọc đối, mọc vòng. 
- Ý nghĩa: giúp lá cây hứng được nhiều ánh sáng. 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố: 
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK. Đọc mục “Em có biết ” 
- Trả lời câu hỏi trong SGK
2. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS sưu tầm mẫu vật các loại lá ép làm tập bách thảo.
 - Học bài theo câu hỏi SGK và đọc bài 20.
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 06TUAN 11TIET 22.doc
Giáo án liên quan