Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 17 - Bài 17: Tim và mạch máu

Câu 3: Nhờ đâu mà xương dài ra và to ra về bề ngang?

A- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia và Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng

B- Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng và Xương dài ra là nhờ các tế bào màng xương phân chia

C- Xương to ra về bề ngang là nhờ màng xương và xương dài ra là nhờ sụn tăng trưởng

D- Xương to ra về bề ngang là nhờ sụn tăng trưởng và Xương dài ra là nhờ màng xương

Câu 4: Bắp cơ có cấu tạo gồm:

A- Gồm nhiều tế bào cơ B- Gồm nhiều bó cơ

B- C- Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ D- Gồm nhiều tơ cơ

Câu 5: Cơ có tính chất:

A- Mềm dẻo, rắn chắc B- Rất linh hoạt

C- Mềm dẻo, rắn chắc và rất linh hoạt D- Co và dãn

Câu 6: Thân xương có cấu tạo gồm:

A- Màng xương, mô xương cứng và 2 đầu xương B- Mô xương cứng và mô xương xốp

C- Màng xương, mô xương cứng và khoang xương C- Màng xương, tủy xương và nan xương

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 17 - Bài 17: Tim và mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	 Ngày soạn 10/10/ 2014
Tiết 17	 Ngày dạy 13/10/2014
Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
 1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng.
- Nêu được chu kỳ hoạt động của tim ( nhịp tim, thể tích/ phút).
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tư duy suy đóan, dự đoán, tổng hợp kiến thức. 
- Vân dụng: Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi vận động.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch trong các hoạt động, tránh làm tổn thương tim và mạch máu. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình tim; tranh hình 17.2,17.3,17.4. 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Xem trước bài tim và mạch máu 
- Ôn tập cấu tạo tim và hệ mạch ở động vật. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:……................................................; 8A2:……........................................................; 
8A3:……….........................................................; 
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1. Kiền thức:
- Nêu được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.
- Nêu được cấu tạo của một xương dài phù hợp với chức năng của chúng. 
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
- Trình bày được cấu tạo và tính chất của cơ.
- Nêu được những đac điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo( có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới).
- Đề ra được biện pháp chống cong vẹo cột sống.
- Biết xử lí khi gặp trường hợp tai nạn dẫn đến gãy xương. 
2.1.2. Đối tượng: HS Trung bình – khá
2.1.3.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan
2.1.4. Đề kiểm tra:
Câu 1: Hệ vận động có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?
Nâng đỡ và bảo vệ nội quan
Nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể, giúp cơ thể vận động và bảo vệ nội quan
Nâng đỡ và giúp cơ thể vận động D- Bảo vệ nội quan và tạo bộ khung cơ thể
Câu 2: Cấu tạo của một xương dài gồm:
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp và Thân xương gồm: màng xương và khoang xương
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương và Thân xương gồm: màng xương và mô xương cứng
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp gồm các nan xương và Thân xương gồm: Màng xương, mô xương cứng và khoang xương
Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp
Câu 3: Nhờ đâu mà xương dài ra và to ra về bề ngang?
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia và Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng
Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng và Xương dài ra là nhờ các tế bào màng xương phân chia
Xương to ra về bề ngang là nhờ màng xương và xương dài ra là nhờ sụn tăng trưởng 
Xương to ra về bề ngang là nhờ sụn tăng trưởng và Xương dài ra là nhờ màng xương 
Câu 4: Bắp cơ có cấu tạo gồm: 
Gồm nhiều tế bào cơ B- Gồm nhiều bó cơ
C- Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ D- Gồm nhiều tơ cơ
Câu 5: Cơ có tính chất: 
A- Mềm dẻo, rắn chắc B- Rất linh hoạt
C- Mềm dẻo, rắn chắc và rất linh hoạt D- Co và dãn
Câu 6: Thân xương có cấu tạo gồm:
Màng xương, mô xương cứng và 2 đầu xương B- Mô xương cứng và mô xương xốp
C- Màng xương, mô xương cứng và khoang xương C- Màng xương, tủy xương và nan xương
Câu 7: Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển là:
Cột sống hình vòng cung, xương gót chân lớn, xương bàn chân thẳng
Lồng ngực nở sang 2 bên, xương bàn chân phẳng
 Cột sống cong 4 chổ, lồng ngực nở sang 2 bên, xương chậu nở rộng, xương bàn chân hình vòm, xương gót chân lớn
Xương bàn chân hình vòm, xương gót chân lón phát triển về phía sau
Câu 8: Một số biện pháp chống cong vẹo cột sống là:
Ngồi học và làm việc ngay thẳng, mang vác một bên
Ngồi học và làm việc bất kỳ tư thế nào
Mang vác dều ở 2 vai
Ngồi học và làm việc đúng tư thế, lao động vừa sức, mang vác dều ở 2 bên
Câu 9: Khi gặp người tai nạn bị gãy xương em cần thực hiện các thao tác nào?
Đặt nạn nhân nằm yên, dung gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương và tiến hành sơ cứu
Tiến hành sơ cứu C- Đưa đi bệnh viện D- Nán bóp lại chổ xương gãy
Câu 10: Màng xương có chức năng là:
Chịu lực, đảm bảo vững chắc B- Giảm ma sát trong khớp xương
Giúp cho xương phát triển to về bề ngang D- Phân tán lực tác động
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm
Đáp án
B
C
A
C
D
C
C
D
A
C
1 câu*25
3. Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: Chúng ta đều biết tim có vai trò quan trọng đó là co bóp đẩy máu vậy tim phải có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đẩy máu đó.
Hoạt động 1: Cấu tạo của tim:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn HS quan sát trên mô hình kết hợp tìm hiểu thông tin trong SGK và hình 17.1 trả lời câu hỏi: 
+Trình bày cấu tạo ngoài của tim ?
-GV bổ sung: Có màng tim bao bọc bên ngoài 
- y/cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành các công việc sau :
+Hoàn thành bảng 17.1 
+Dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?
+ Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều?
-GV ghi dự đóan của các nhóm lên bảng 
-GV cho HS tự sữa chữa và giúp đỡ hoàn thiện kiến thức 
+ Trình bày cấu tạo trong của tim?
-Cấu tạo tim phù hợp với chức năng như thế nào ?
-Gv yêu cầu HS rút ra kết luận 
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK hình 17.1 kết hợp quan sát mô hình xác định cấu tạo tim 
-Một vài HS trả lời đồng thời minh họa bằng hình ảnh mô hình , HS khác nhận xét bổ sung 
-Thảo luận nhóm :
+Dự đoán câu hỏi dựa trên kiến thức bài trước 
+Hoàn thành bảng 17.1. 
+ Tâm thất trái dày nhất và tâm nhỉ phải mỏng nhất vì đẩy máu vào động mạch chủ đi khắp cơ thể
+ Có van tim
+ Tim 4 ngăn, được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết.
-HS rút ra kết luận 
*Tiểu kết: 
* Cấu tạo ngoài :
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim.
- Tâm thất lớn tạo thành phần đỉnh tim
- Các mạch máu bao quanh tim
- Lớp dịch
* Cấu tạo trong :
 -Tim gồm 4 ngăn, được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (Tâm thất trái có thành cơ dày nhất).
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất với động mạch có van giúp máu lưu thông theo một chiều. 
Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành các công việc sau:
+ Hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập trả lời câu hỏi 
+ Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch?
+ Sự khác nhau đó được giải thích như thế nào?
- GV hướng dẫn thảo luận tòan lớp về kết quả của các nhóm 
- GV đánh giá kết quả và hòan thiện kiến thức 
-HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 17.2 trang 55 
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập 
- Tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi 
Yêu cầu: Sự khác nhau của những nội dung cụ thể trong phiếu 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung 
- HS tự rút ra kết luận 
* Tiểu kết:
Nội dung 
Động mạch 
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
* Cấu tạo 
- Thành mạch 
- Lòng trong 
- Đặc điểm khác 
 +Mô liên kết 
Dày, 3lớp :+Cơ trơn 
 +Biểu bì 
Hẹp 
Động mach chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ 
 +Mô liên kết 
Mỏng, 3lớp: +Cơ trơn 
 +Biểu bì 
Rộng 
Có van một chiều 
1 lớp biểu bì mỏng 
Hẹp nhất 
Nhỏ phân nhánh nhiều 
* Chức năng 
Đẩy máu từ tim đến các cơ quan vận tốc và áp lực lớn 
Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim vận tốc và áp lực nhỏ 
Trao đổi chất với tế bào 
Hoạt động 3: Họat động co giãn của tim
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành các công việc sau :
+Làm bài tập SGK trang 56, 57 
+Chu kì tim gồm mấy pha 
+Sự hoạt động co dãn của tim liên quan đến sự vân chuyển máu như thế nào?
-Gv đánh giá kết quả của các nhóm hoàn thiện kiến thức. 
-GV lưu ý: Khi tâm nhĩ hay tâm thất co mũi tên chỉ đường vận chuyển máu. 
-Trung bình 75 nhịp /phút. 
-GV giải thích số nhịp phụ thuộc vào nhiều yếu tố 
-GV Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? 
-Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trang 56 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời yêu cầu nêu được :
+Một chu kì gồm 3 pha thời gian hoạt động bằng thời gian nghỉ 
-Đại diện nh1om trình bày kết quả trên tranh hình 17.3 
-Nhóm khác bổ sung 
-Hs dựa vào chu kì tim để giải thích câu hỏi. 
*Tiểu kết:
- Chu kì tim gồm 3 pha: 
+ Pha co tâm nhĩ (0.1s) Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. 
+ Pha co tâm thất (0.3s) Máu từ tâm thất vào động mạch chủ. 
+ Pha dãn chung (0.4s) Máu được húy vào tâm nhĩ. 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- HS đọc kết luận trong SGK 
-Gọi HS gắn đúng tên trên tranh câm hình 17.4 Nhận xét bổ sung và cho điểm.
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết”.
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 Tiet 17.doc
Giáo án liên quan