Giáo án Sinh học 8 - Tiết 51+52, Bài 49+50 - Năm học 2015-2016

- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H 49.1; 49.2 lần lượt từ ngoài vào trong→ làm bài tập điền từ tr 156 SGK.

- Nêu vị trí của cầu mắt?

- Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt SGK.

- GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án.

- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt và rút ra kết luận.

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của màng lưới?

- Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ?

- Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

- Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?

- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi:

- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 51+52, Bài 49+50 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
03/04/2016
Ngày dạy
08/03/2016
08/03/2016
Lớp
8B Tiết 4
8A Tiết 5
Dự kiến dò bài
TiÕt 51 Bµi 49 C¬ quan ph©n tÝch thÞ gi¸c
I. MỤC TIÊU:
1. KiÕn thøc:
- Nªu ®ưîc ý nghÜa cña c¸c c¬ quan ph©n tÝch ®èi víi c¬ thÓ.
- X¸c ®Þnh râ c¸c thµnh phÇn cña mét c¬ quan ph©n tÝch. Tõ ®ã, ph©n biÖt ®ưîc c¬ quan thô c¶m víi c¬ quan ph©n tÝch.
- M« t¶ ®ưîc c¸c thµnh phÇn chÝnh cña c¬ quan ph©n tÝch thÞ gi¸c. Nªu râ ®ưîc cÊu t¹o cña mµng líi trong cÇu m¾t.
- Gi¶i thÝch ®ưîc c¬ chÕ ®iÒu tiÕt cña m¾t ®Ó nh×n râ vËt.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ mắt: có ý thức cung cấp vitamin A đầy đủ cho hoạt động của mắt.
II-PHƯƠNG PHÁP:
Dạy học nhóm.
Động não.
Vấn đáp – tìm tòi.
Trình bày 1 phút.
Trực quan.
III. CHUẨN BỊ:
 - Gv: Tranh phóng to hình 49.2 – 49.3 SGK.
 - HS: Xem trước nội dung bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 (?) Trình bày cấu tạo của cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng?
 (?) Cho biết cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng? Hệ thần kinh sinh dưỡng giữ vai trò như thế nào trong đời sống?
3. Bài mới: 36’
Mở bài: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 Phát triển bài:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.
8 phút
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Gv: Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào, qua sơ đồ SGK.
- Gv: Qua sơ đồ y/c HS nhắc lại:
 + Chức năng của noron?
 + Phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm → cơ quan phản ứng (cơ)?
- Gv: Lưu ý học sinh: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể – là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.
- Gv: Cần nhấn mạnh: sự tổn thương một trong ba bộ phận thuộc một cơ quan phân tích nào đó sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
+ Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
- Gọi HS trình bày.
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
+ Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần. 
+Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
+Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây li tâm về TWTK, từ TW phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng.
+ Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
I-Cơ quan phân tích
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Dây thần kinh.
+ Bộ phận phân tích ở trung ương.
- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu: Cơ quan phân tích thị giác.
( Hình 49-1 và nội dung liên quan lệnh ▼ trang 155 không dạy)
27 phút
- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H 49.1; 49.2 lần lượt từ ngoài vào trong→ làm bài tập điền từ tr 156 SGK.
- Nêu vị trí của cầu mắt?
- Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt SGK.
- GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án.
- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của màng lưới?
- Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ?
- Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?
- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt?
- Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- Thông tin:
+ Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.
+ Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng.
- HS dựa vào kiến thức mục I để trả lời.
- HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Cầu mắt nằm trong hốc mắt
- Đáp án:
1- Cơ vận động mắt
2- Màng cứng
3- Màng mạch
4- Màng lưới
5- Tế bào thụ cảm thị giác
- HS dựa vào thông tin, kết hợp với hình vẽ để trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Trả lời: màng lưới gồm các tế bào nón và các tế bào que.
+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
+ Vì có nhiều tế bào nón.
+ Tế bào nón không có khả năng tiếp nhận ánh sáng yếu.
- HS theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ kiến thức.
+ Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, ở các vùng khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác.
- Thủy tinh thể giống như một thấu kính hội tụ.
- 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
II-Cơ quan phân tích thị giác:
- Cơ quan phân tích thị giác gồm:
+ Màng lưới trong cầu mắt.
+ Dây thần kinh thị giác.
+ Vùng thị giác ở thuỳ chẩm của vỏ não.
1.Cấu tạo của cầu mắt:
- Cầu mắt gồm 3 lớp:
+ Màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt, phía trước màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào cầu mắt.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt.
+ Màng lưới chứa tế bào thụ cảm thị giác.
2.Cấu tạo của màng lưới:
Mµng l­íi (TÕ bµo thô c¶m) gåm:
+ TÕ bµo nãn: TiÕp nhËn kÝch thÝch ¸nh s¸ng m¹nh vµ mµu s¾c.
+ TÕ bµo que: TiÕp nhËn kÝch thÝch ¸nh ¸ng yÕu.
- §iÓm vµng: lµ n¬i tËp trung tÕ bµo nãn.
- §iÓm mï: kh«ng cã tÕ bµo thô c¶m thÞ gi¸c.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới:
- ThÓ thuû tinh (nh­ 1 thÊu kÝnh héi tô) cã kh¶ n¨ng ®iÒu tiÕt ®Ó nh×n râ vËt. 
- Ánh s¸ng ph¶n chiÕu tõ vËt qua m«i tr­êng trong suèt tíi mµng l­íi t¹o nªn 1 ¶nh thu nhá lËt ng­îc kÝch thÝch tÕ bµo thô c¶m, d©y thÇn kinh thÞ gi¸c, vïng thÞ gi¸c.
- Lç ®ång tö (gi÷a lßng ®en) cã t¸c dông ®iÒu tiÕt ¸nh s¸ng.
 IV.CỦNG CỐ: 3’
- GV gọi HS đọc khung màu hồng.
 - GV nhắc lại trọng tâm bài học
 - Trình bày quá trình thu nhận ảnh của một vật ở cơ quan phân tích thị giác ?
 V. DẶN DÒ: 1’
 - Học bài trả lời các câu hỏi SGK.
 - Đọc mục “em có biết”
 - Tìm hiểu các bệnh về mắt.
Ngày soạn
07/04/2016
Ngày dạy
10/03/2016
10/03/2016
Lớp
8A Tiết 1
8B Tiết 2
Dự kiến dò bài
Tuần: 27
Tiết: 52 Bài 50.	VỆ SINH MẮT
I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.
- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
- Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt.
2. Kĩ năng:
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu, nhận biết được những thói quen xấu ảnh hưởng đến mắt, bảo vệ mắt.
Kỹ năng hợp tác, lắng nghe, ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.
Kỹ năng nhận thức: nhận biết được những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.
Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
 - Häc sinh cã ý thøc gi÷ g×n b¶o vÖ m«i tr­êng.
 - Cã ý thøc b¶o vÖ m¾t.
II-PHƯƠNG PHÁP:
Dạy học nhóm.
Động não.
Vấn đáp – tìm tòi.
Trình bày 1 phút.
- Trực quan
III-PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.
- Phiếu học tập.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.
 Nguyên nhân
Do vi rút gây nên.
 Đường lây 
- Do dùng chung khăn chậu với người bệnh 
- Tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
 Triệu chứng
Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
 Hậu quả 
Khi hột vỡ làm thành sẹo → lông mi quặm vào trong co sát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa.
 Cách phòng tránh 
Giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
Hoặc (- Cho biết cơ quan phân tích gồm các thành phần nào? Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.
	- Mô tả cấu tạo của cầu mắt? Giải thích vì sao khi ảnh của vật rơi vào điểm vàng ta lại nhìn rõ nhất?)
 3. Bài mới: 35’
a. Mở bài: 2’
Yêu cầu HS kể tên các tật, bệnh về mắt? Vậy các tật, bệnh này do đâu mà có và phòng trị chúng bằng cách nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
b. Phát triển bài: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách thức khắc phục
18 phút
- Thế nào là tật cận thị? Viễn thị?
- Hướng dẫn HS quan sát H 50.1 và đặt câu hỏi: Nêu nguyên nhân của tật cận thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật cận thị học đường mà HS thường mắc phải.
- Cho HS quan sát H 50.2 và trả lời: Nêu cách khắc phục tật cận thị?
- Cho HS quan sát H 50.3 và trả lời câu hỏi:
- Nêu nguyên nhân của tật viễn thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật viễn thị.
- GV cho HS quan sát H 50.4 và trả lời: Cách khắc phục tật viễn thị?
- Từ các kiến thức trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 50.
- Gọi HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS liên hệ thực tế.
- Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều?
- Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị?
- 1 vài HS trả lời dựa vào vốn hiểu biết thực tế.
- HS trả lời dựa vào H 50.1.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời dựa vào H 50.2.
- HS trả lời dựa vào H 50.3.
- Cầu mắt dài, thể thủy tinh không thể phồng được.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời dựa vào H 50.4.
- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sắn trong vở).
- HS vận dụng hiểu biết của mình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS liên hệ thực tế.
- Đọc sách không đúng khoảng cách.
- Giữ đúng khoảng cách khi đọc sách.
I-Các tật của mắt
1. Cận thị
- Biểu hiện: mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Nguyên nhân: cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng
- Cách khắc phục: đeo kính cận (kính mặt lõm – kính phân kì)
- Cách phòng tránh: giữ đúng khoảng cách khi đọc sách.
2. Viễn thị
- Biểu hiện: mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Nguyên nhân: cầu mắt ngắn, thể thủy tinh không phồng được.
- Cách khắc phục: đeo kính viễn (kính mặt lồi – kính hội tụ)
- Cách phòng tránh: giữ đúng khoảng cách khi đọc sách.
Bảng 50: Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn
Hoạt động 2: Tìm hiểu : nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột cách lây truyền và biện pháp phòng chống.
15 phút
- Gv: Y/c HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
(?) Kể một số bệnh về mắt mà em biết?
(?) Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột?
(?) Triệu chứng của bệnh đau mắt hột?
(?) Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt ?
- Gv: Có thể sử dụng phiếu học tập
Phiếu học tập
Nguyên nhân 
Bệnh đau mắt hột 
Đường lây 
3.Triệu chứng 
Hậu quả 
5.Cách phòng tránh 
- Gv: có thể liên hệ thêm : các bệnh loạn thị hay mù màu .
- Gv: Liên hệ thêm. Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hằng ngày, người ta thường mắt bệnh quáng gà, khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn
- Vitamin A có trong gan và thận ĐV, trong lòng đỏ trứng và có trong các loại hoa quả có màu da cam, đỏ như cà chua, cà rốt ớt...
Tích hợp môi trường : Các bệnh về mắt cũng có thể lây lan qua môi trường nước, không khí bị ô nhiễm.Vì thế cần phải giữ vệ sinh môi trường để phòng bệnh
- Gv: Liên hệ thực tế. từ đó giáo dục hs ý thức giữ gìn vệ sinh mắt. 
- Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách, để tránh cận thị. tránh đọc sách ở chổ thiếu ánh sáng hoặc đi trên tàu xe bị sốc nhiều
- Rửa mặt thường xuyên bằng nước muối loãng
- Không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
- HS kể thêm 1 số bệnh về mắt.
-Đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt, đau mắt hột, quáng gà, viêm giác mạc...
- HS: Do một loại virus gây nên, thường có trong dử mắt
- HS: Nêu được
 + Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm
 + Khi hột vở ra làm thành sẹo
 + Lớp trong mi mắt co làm cho lông mi quặp vào trong
 + Đục màng giác, hậu quả dẫn tới mù lòa.
+ Giữ mắt sạch sẽ (thấy mắt ngứa không được dịu tay bẩn)
 + Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt ( theo hướng dẫn của thầy thuốc) 
 + Ăn uống đủ Vitamin (đặc biệt là vitamin A)
 + Không dùng khăn chung với người bệnh
 + Nếu mắt bị bệnh phải đi khám và điều trị kịp thời
 + Khi ra đường nên đeo kính (các loại kính mát, phù hợp)
II- Bệnh về mắt
1. Bệnh đau mắt hột
- Biểu hiện: trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo kéo lông mi quặp vào trong (lông quặm) gây đục màng giác dẫn đến mù loà.
- Nguyên nhân: Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Cách phòng tránh:
+ Không dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm trong ao tù nước bẩn.
+ không dụi tay bẩn vào mắt.
+ Rửa mắt băng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
2. Bệnh đau mắt đỏ
- Biểu hiện: có cảm giác cộm, nóng rát trong mắt, chảy nước mắt, sưng mi mắt.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn gây ra.
- Cách phòng tránh: giữ vệ sinh đôi mắt. Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt, dùng chung đồ dùng: khăn, chậu với người đau mắt đỏ.
V- CỦNG CỐ: 3' 
- Cận thị là do đâu? Nguyên nhân? và cách khắc phục?
- Viễn thị là gì? Nguyên nhân? Cách khắc phục?
- Tại sao người già phải đeo kính lão?
- Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị sốc nhiều?
 - Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
 VI- DẶN DÒ: 1'
- Học thuộc bài, trả lời câu 1, 2, 3 ,4 trang 161
- Xem trước nội dung bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
- Đọc “phần em có biết”
VII- RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai_49_Co_quan_phan_tich_thi_giac.docx