Giáo án Sinh học 8 năm 2009-2010 - Tiết 46: Thực hành tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
A/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
+ Tiến hành thành công các thí nghiệm qui định .
+ Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm :
Nêu được chức năng của tủy sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tủy sống.
Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Rèn luyện kỹ năng: thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục tính kỹ luật, ý thức vệ sinh.
B/ Phương pháp: Thực hành + trực quan.
C/ Chuẩn bị:
Ngày soạn : 7 / 2 /2010 Ngày dạy : / 2 /2010 ( 8A) /2 ( 8B) /2(8C) TIẾT 46 THỰC HÀNH : TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO ) CỦA TUỶ SỐNG A/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : + Tiến hành thành công các thí nghiệm qui định . + Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm : Nêu được chức năng của tủy sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tủy sống. Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng. 2. Rèn luyện kỹ năng: thực hành. 3. Thái độ: Giáo dục tính kỹ luật, ý thức vệ sinh. B/ Phương pháp: Thực hành + trực quan. C/ Chuẩn bị: GV: Ếch 1 con, bộ đồ mổ( đủ cho các nhóm), dung dịch HCl 0.3%,1%,3%. HS: Ếch (nhái , cóc )1 con , bông thấm nước , khăn lau , kẽ sẵn bảng 44 vào vở. D/ Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra Bài cũ: (Không kiểm tra). Bài mới: Hoạt động 1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV giới thiệu mục tiêu và phương tiện thiết bị bài thực hành. GV: Giới thiệu tiến hành TN trên ếch đã hủy não. Cách làm: -Ếch phá não. -Treo lên giá, để cho hết choáng( khoảng 5 – 6 phút). Bước 1: HS: Tiến hành TN theo giới thiệu ở bảng 44. GV: Lưu ý HS sau mỗi lần kích thích bằng axít phải rửa thật sạch chỗ da có axít và để khoảng 3 – 5 phút mới kích thích lại. HS: Từng nhóm chuẩn bị ếch tủy theo hướng dẫn, đọc kỹ 3 TN các nhóm phải làm, các nhóm lần lượt làm TN 1,2,3 , ghi kết quả quan sát vào bảng 44. TN1: Chi sau bên phải co. TN2: 2 chi sau co. TN3: Cả 4 chi đều co. GV: Từ kết quả TN và hiểu biết về phản xạ gaío viên yêu cầu HS dự đoán về chức năng của tủy sống. HS: Các nhóm ghi kết quả và dự đoán ra nháp, một số nhóm đọc kết quả. GV: Ghi nhanh các dự đoán ra 1 góc bảng. Bước 2: GV: Biểu diển TN 4,5 và chỉ cách xác định vị trí vết cắt ngang tủy ở ếch. HS: Quan sát TN ghi kết quả TN 4,5 vào cột trống ở bảng 44. TN4: Chỉ 2 chi sau co. TN5: Chỉ 2 chi trước co. GV: Em hãy cho biết TN này nhằm mục đích gì? HS: Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền. Bước 3: GV: Biểu diển TN 6, 7 có thể khẳng định dược điều gì? HS: Quan sát phản ứng của ếch ghi kết quả TN 6,7 vào bảng 44. GV: Qua TN 6, 7 có thể khẳng định dược điều gì? HS: Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ. Mục tiêu Phương tiện Nội dung, cách tiến hành. (SGK) Hoạt động 2. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Cho HS quan sát H44.1. 2 đọc chú thích hoàn thành bảng sau: Tủy sống Đặc điểm 1.Cấu tạo ngoài 2.Cấu tạo trong Vị trí. Hình dạng. Màu sắc , màng tủy. Chất xám. Chất trắng. HS: Quan sát kỹ hình, đọc chú thích, thảo luận để hoàn thành bảng. Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức về cấu tạo của tuỷ sống. Từ kết quả của 3 lô TN trên, liên hệ với cấu tạo trong của tủy sống. Nêu rõ chức năng của chất trắng và chất xám. HS: Nêu chức năng của chất trắng và chất xám. 1.Cấu tạo gồm : Màng cứng, màng nhện, màng nuôi, chất xám, chất trắng. 2. Vị trí : Nằm trong ống xương sống. 3. Hình dạng : Hình trụ. 4 . Chức năng : - Chất trắng dẫn truyền xung thần kinh. - Chất xám là trung tâm của PXKĐK. IV-Báo cáo thu hoạch: - Hoàn thành bảng 44 vào vở bài tập, trả lời các câu hỏi: + Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm? TN nào chứng minh điều đó?(Chất xám- Thí nghiệm 6,7) + Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? TN nào chứng minh điều đó?(Chất trắng- TN 4,5) V-Dặn dò: Học cấu tạo của tủy sống, hoàn thành báo cáo thu hoạch. Đọc trước bài 45, nghiên cứu kỹ H 45.1, 45.2,và bảng 45. Ra về nhớ chấp hành luật lệ an toàn giao thông . VI. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 46-S8.doc