Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ II - Năm học 2015-2016 - Trần Như Hoàng
Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
II. Chuẩn bị
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, động não, vấn đáp tìm tòi, trình bày một phút.
2. Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to các hình 48.1, 48.3.
- Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Ổn đinh lớp:1phút
2. Kiểm tra bài cũ:3phút
- Nêu cấu tạo và chức năng của đại não?
V huớng dẫn HS quán sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác - GV cho HS giải thích một số hiện tượng: + Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? + Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật? - GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ. + Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt ? + Trình bày quá tạo ảnh ở màng lới? - HS dựa vào kiến thức mục 1 để trả lời. - HS quan sát kỹhình từ ngoài vào trong -> ghi nhớ cấu tạo cầu mắt. - HS trình bày cấu tạo trên tranh, lớp bổ sung. - HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin -> trả lời câu hỏi. - Một vài HS trình bày, lớp bổ sung. - HS tự rút ra kết luận. - HS nêu đợc: + Điểm vàng mỗi chi tiết ảnh đợc 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh. + Vùng ngoại vi: nhiều tế bào nón và que liên hệ với một vài tế bào thần kinh. II.Cơ quan phân tích thị giác - Cơ quan phân tích thị giác: + Cơ quan thụ cảm thị giác. + Dây thần kinh thị giác. + Vùng thị giác ( ở thuỳ chẩm.) a- Cấu tạo của cầu mắt * Cấu tạo cầu mắt gồm: - Màng bọc + Màng cứng: phía trớc là màng giác. + Màg mạch: phía trước là lòng đen. + Màng lới . Tế bào nón . Tế bào que. - Môi trờng trong suốt + Thuỷ dịch + Thể thuỷ tinh + Dịch thuỷ tinh. b- Cấu tạo của màng lới - Màng lưới ( tế bào thụ cảm) gồm: + Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. - Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào nón. - Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác. c- Sự tạo ảnh ở màng lới - Thể thuỷ tinh (nh 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật. - ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngợc -> kích thích tế bào thụ cảm -> dây thần kinh thị giác -> vùng thị giác. 4. Củng cố:3phút * Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác? 5. Dặn dò:2phút - Học bài theo nội dung SGK. - Làm bài tập 3 vào vở. - Đọc mục “ Em có biết”. - Tìm hiểu các bệnh về mắt. 6. Rút kinh nghiệm: ..... ---------------------------------------Hết-------------------------------------- Tuần 27 Tiết 54 Ngày soạn: 23/02/2016 Bài 50: VỆ SINH MẮT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục. - Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng qua sát, nhận xét, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh, phong tránh tật bệnh về mắt. II. Chuẩn bị 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, động não, vấn đáp tìm tòi, trình bày một phút. 2. Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to hình 50.1,2, 3, 4 - Phiếu học tập: Bệnh đau mắt hột 1. Nguyên nhân 2. Đường lây 3. Triệu chứng 4. Hậu quả 5. Cách phòng tránh III. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Ổn đinh lớp:1phút 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút - Nêu cấu tạo của cầu mắt? 3. Bài mới:- Hãy kể các tật và bệnh về mắt mà em biết? GV giới thiệu nội dung bài tìm hiểu một số tật và bệnh về mắt. Hoạt động 1: Các tật của mắt TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 17 phút - Thế nào là tật cận thị? Viễn thị? - GV hướng dẫn HS quan sát hình 50.1, 2, 3, 4, nghiên cứu thông tin SGK -> hoàn thành bảng 50. - GV kẻ bảng 50 gọi HS lên điền. - GV hoàn thiện lại kiến thức. - GV liên hệ thực tế: + Do những nguyên nhân nào HS cận thị nhiều? + Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc bệnh cận thị. - Một vài HS trả lời. - HS tự rút ra kết luận. - HS tự thu nhận thông tin -> ghi nhớ nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị và viễn thị. - HS dựa vào thông tin -> hoàn thành bảng. - HS lên làm bài tập, lớp nhận xét và bổ sung. - HS vận dụng hiểu biết của mình đưa ra các nguyên nhân gây cận thị và đề ra các biện pháp khắc phục. I.Các tật của mắt - Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục Các tật mắt Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị - Bẩm sinh: cầu mắt dài - Thể thuỷ tinh quá phồng: do không giữ vệ sinh khi đọc sách. - Đeo kính mặt lõm ( kính phân kỳ hay kính cận) Viễn thị - Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn - Thể thuỷ tinh bị lão hóa (xẹp) - Đeo kính mặt lồi ( kính hội tụ hay kính viễn) Hoạt động 2:Bệnh về mắt TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 17 phút - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> hoàn thành phiếu học tập. - GV gọi HS đọc kết quả. - GV hoàn chỉnh kiến thức. - HS đọc kỹ thông tin liên hệ thực tế, cùng trao đổi nhóm -> hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung. II.Bệnh về mắt - Bệnh đau mắt hột. PHT 1. Nguyên nhân Do vi rút 2. Đường lây - Dùng chung khăn, chậu với người bệnh - Tắm rửa trong ao tù hãm 3. Triệu chứng - Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên 4. Hậu quả - Khi hột vỡ làm thành sẹo -> lông quặm -> đục màng giác -> mù loà 5. Cách phòng tránh - Giữ vệ sinh mắt - Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ + Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt? + Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt? - HS kể thêm một số bệnh về mắt. - Nêu các cách phòng tránh mà em biết: + Giữ mắt sạch sẽ. + Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. + Ăn uống đủ Vitamin. + Khi ra đường nên đeo kính. - Các bệnh về mắt + Đau mắt đỏ + Viêm kết mạc + Khô mắt 4. Củng cố: 3phút a) Có các tật mắt nào? Nguyên nhân và cách khắc phục? b) Tại sao không nên đọc sách ở nơI thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách trên tàu xe? c) Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? 5. Dặn dò: 2phút - Học bài theo nội dung SGK. - Đọc mục “ Em có biết”. - Ôn lại chương 2 “ Âm thanh” ( Sách Vật lí 7). 6. Rút kinh nghiệm: ..... ---------------------------------------Hết-------------------------------------- Tuần 28 Tiết 55 Ngày soạn : 28/02/2016 Bài 51 : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC II. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Mô tả cấu tạo của tai qua sơ đồ ( chú ý cấu tạo màng lưới) và chức năng của chúng. - Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh tai. II. Chuẩn bị 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, động não, vấn đáp tìm tòi, trình bày một phút. 2. Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to hình 51.1, 51.2. - Mô hình cấu tạo tai III. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp:1phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút - Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh về mắt. - Nêu nguyên nhân và cách khắc phục của cận thị và viễn thị. 3. Bài mới: Ta nhận biết được âm tanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? Hoạt động 1: Cấu tạo của tai TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 14 phút - Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào? -GV hướng dẫn HS quan sát hình 51.1 -> hoàn thành bài tập điền từ SGK. - GV gọi 1 -2 HS lên đọc toàn bộ bài tập và thông tin tr. 163 SGK. - Tai được cấu tạo như thế nào? Chức năng tong bộ phận. - GV chỉ định 1 – 2 HS trình bày lại cấu tạo tai trên tranh, hoặc mô hình. - HS vận dụng kiến thức về cơ quan phân tích để nêu được 3 bộ phận của cơ quan phân tích thính giác. - HS quan sát kỹ sơ đồ cấu tạo tai -> cá nhân làm bài tập. - HS phát biểu lớp bổ sung hoàn chỉnh đáp án. Các từ cần điền: 1- Vành tai; 2- ống tai; 3- Màng nhĩ; 4- Chuỗi xương tai. - HS căn cứ vào hình 51.1, 2 và thông tin để trả lời. I.Cấu tạo của tai - Cơ quan phân tích thính giác gồm: + Tế bào thụ cảm thính giác. + Dây thần kinh thính giác. + Vùng thính giác. - Cấu tạo của tai. Tai ngoài: + Vành tai: hứng sang âm. + ống tai: Hướng sang âm. + Màng nhĩ: Khuếch đại âm. Tai giữa: + Chuỗi xương tai: Truyền sang âm. + Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. Tai trong: + Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm. Hoạt động 2: Chức năng thu nhận âm TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 13 phút - GV hướng dẫn HS quan sát hình 51.2 kết hợp với thông tin tr. 163, 164 -> thảo luận. + Trình bày cấu tạo ốc tai? Chức năng của ốc tai? - GV hướng dẫn HS quan sát lại hình 51.2 A -> tìm hiểu đường truyền vào trong. - Sau đó GV trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh. - Cá nhân tự thu nhận và xử lý thông tin. - Trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm lên trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh. - HS ghi nhớ thông tin. - HS trình bày lại trên tranh. II.Chức năng thu nhận sóng âm - Cấu tạo ốc tai: ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm: + ốc tai xương ( ở ngoài) + ốc tai màng ( ở trong). . Màng tìên đình ( ở trên). . Màng cơ sở ( ở dưới) - Có cơ quan coóc ti chứa các tế bào thụ cảm thính giác. * Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm -> màng nhĩ -> chuỗi xương tai -> cửa bầu -> chuyển động ngoại dịch và nội dịch -> rung màng cơ sở -> kích thích cơ quan coóc ti xuất hiện xung thần kinh -> vùng thính giác ( phân tích cho biết âm thanh). Hoạt động 3:Vệ sinh tai TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 8 phút - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> trả lời câu hỏi. + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì? + Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai? - HS tự thu nhận thông tin -> nêu được: + Giữ vệ sinh tai + Bảo vệ tai. - HS tự rút ra các biện pháp. III.Vệ sinh tai - Giữ vệ sinh tai. - Bảo vệ tai: + Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai. + Giữ vệ sinh mũi hang để phòng bệnh cho tai. + Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn. 4. Củng cố:3 phút - Trình bày cấu tạo của ốc tai trên tranh hình - Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm - Vì sao có thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái 5. Dặn dò:2 phút - Học bài theo nội dung SGK; làm câu hỏi 4 SGK - Đọc mục “ Em có biết” . Tìm hiểu hoạt động một số vật nuôi trong nhà. 6. Rút kinh nghiệm: ..... --------------------------------------- Hết -------------------------------------- Tuần 28 Tiết 56 Ngày soạn: 05/03/2016 Bài 52 : PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống.. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích tình hình, rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, chăm chỉ. II. Chuẩn bị 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, động não, vấn đáp tìm tòi, trình bày một phút. 2. Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to hình 52.1, 2, 3. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 52.2. III. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp:1phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút - Hãy trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào hình 51.2., Chức năng thu nhận sóng âm? 3. Bài mới: 1 phút - HS nhắc lại khái niệm phản xạ -> bài hôm nay sẽ tìm hiểu về các loại phản xạ. Hoạt động 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện Và phản xạ không điều kiện. TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10 phút - GV yêu cầu các nhóm làm bài tập tr.166 SGK. - GV ghi nhanh đáp án lên góc bảng. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> chữa bài tập. - GV chốt lại đáp án đúng. + Phản xạ không điều kiện: 1, 2, 4 + Phản xạ có điều kiện: 3, 5, 6. - GV yêu cầu HS tìm thêm một vài ví dẹ cho mỗi loại phản xạ. - GV hoàn thiện lại đáp án. - HS đọc kỹ nội dung bảng 52.1. - Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm đọc kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS tự thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức. - Đối chiếu với kết quả bài tập của GV -> sửa chữa, bổ sung. I.Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - Phản xạ không điều kiện. - Phản xạ có điều kiện ( Như SGK). Cho ví dụ Hoạt động 2:Sự hình thành phản xạ có điều kiện TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 18 phút - GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Paplốp -> Trình bày thí nghiệm thành lập, tiết nước bọt khi có ánh đèn? - GV cho HS lên trình bày trên tranh, - GV chỉnh lý, hoàn thiện kiến thức. - GV cho HS thảo luận: + Để thành lập được phản xạ có điều kiện cần những điều kiện gì? + Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện? - GV hoàn thiện lại kiến thức. - GV có thể mở rộng thêm đường liên hệ tạm thời giống như bãi cỏ nếu ta đi thường xuyên -> sẽ có con đường, ta không đI nữa cỏ sẽ lấp kín. - Trong thí nghiệm trên nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? + Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống? - GV yêu cầu HS làm bài tập tr.167 SGK. - GV nhận xét, sửa chữa, hoàn thiện các ví dụ của HS. - HS quan sát kỹ hình 52.1 2, 3, đọc chú thích -> tự thu nhận thông tin. - Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến nêu được các bước tiến hành thí nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS vận dụng kiến thức ở trên -> nêu được các điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện. - HS nêu được: chó sẽ không tiết nước bọt khi có ánh đèn nữa. -> đảm bảo sự thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi. - HS dựa vào hình 52 kết hợp kiến thức về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện -> lấy ví dụ. - HS nêu ví dụ II.Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện - Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện: + Phải có sự kết hợp giữa kích thíchcó điều kiện với kích thích không điều kiện. + Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. - Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau. 2. Ức chế phản xạ có điều kiện - Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố -> phản xạ mất dần. - Ý nghĩa: + Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. + Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người. Hoạt động 3:So sánh các tích chất của phản xạ không điều kiện Với phản xạ có điều kiện TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 8 phút - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 52.2 SGK. - GV treo bảng phụ gọi HS lên trình bày. - GV chốt lại đáp án đúng. - GV yêu cầu HS đọc kỹ thông tin: Mối quan hệ giữa phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. - HS dựa vào kiến thức của mục 1 và 2, thảo luận nhóm -> làm bài tập. - Đại diện nhóm lên làm trên bảng phụ, lớp nhận xét, bổ sung. III.So sánh các tích chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện - So sánh: Nội dung bảng 52.2 đã hoàn thiện. - Mối liên quan: SGK 4. Củng cố:3phút - Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. - Đọc mục “ Em có biết”, trả lời câu hỏi: Vì sao quân sĩ hết khát và nhà Chúa chịu mất mèo? 5. Dặn dò:1phút - Học bài, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới 6. Rút kinh nghiệm: ..... ---------------------------------------Hết-------------------------------------- Tuần 29 Tiết 57 Ngày soạn: 06/03/2016 Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng. - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng tư duy, suy luận. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, xây dung các thói quen, nếp sống văn hóa. II. Chuẩn bị 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, động não, vấn đáp tìm tòi, trình bày một phút. 2. Đồ dùng dạy học - Tranh cung phản xạ. - Tranh các vùng của vỏ não. III. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp:1phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút - Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ? - Sự hình thành phản xạ có điều kiện? ý nghĩa? 3. Bài mới: 1 phút - Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa rất lớn trong đời sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và động vật. Hoạt động 1: Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 14 phút - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK -> trả lời câu hỏi: + Thông tin trên cho em biết những gì? + Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới, và ức chế các phản xạ cũ. - GV nhấn mạnh: Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố -> ức chế sẽ xuất hiện. + Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật những điểm nào? - GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể. - Cá nhân tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: + Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ rất sớm. + Bên cạnh sự thành lập, xảy ra quá trình ức chế phản xạ giúp cơ thể thích nghi với đời sống. + Lấy được ví dụ như học tập, xây dung thói quen. + Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện và ý nghĩa của chúng đối với đời sống + Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ. I.Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người - Sự thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế có điều kiện là 2 quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau -> giúp cơ thể thích nghi với đời sống. Hoạt động 2:Vai trò của tiếng nói và chữ viết TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10 phút - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin -> tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống? - GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế để minh họa. - GV hoàn thiện kiến thức. - HS tự tu nhận thông tin. Nêu được: + Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật -> đọc nghe tưởng tượng ra được. + Tiếng nói và chữ viết là kết qủa của quá trình học tập -> hình thành các phản xạ có điều kiện. + Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau. II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Hoạt động 3:Tư duy trừu tượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10 phút - GV phân tích ví dụ: Con gà, con trâu, con cá có đặc điểm chung -> xây dung khái niệm “ động vật” -> GV tổng kết lại kiến thức. - HS ghi nhớ kiến thức. III.Tư duy trừu tượng - Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ. - Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa -> là cơ sở tư duy trừu tượng. 4. Củng cố:3phút - ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? - Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống? 5. Dặn dò:2phút - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập nội dung chương thần kinh - Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh. 6. Rút kinh nghiệm: .. ---------------------------------------Hết-------------------------------------- Tuần 29 Tiết 57 Ngày soạn: 11/03/2016 Bài 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu rõ được tác hại rượu, thuốc lá, ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khỏe và hệ thần kinh. - Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khỏe. - Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. - Xây dung cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho học tập. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế,Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ. - Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh truyền thông về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 54. III. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp:1phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút - Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? 3. Bài mớ
File đính kèm:
- Giao_an_Sinh_hoc_8_ki_2_4_cot_lay_ve_la_in.doc