Giáo án Sinh học 8 - Bài 51: Cơ quan phân tích thị giác

+ GV cho HS động thông sgk và trả lời câu hỏi:

-Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận chính nào?

+ GV treo tranh hoặc cho hs quan sát hình 51.1 sgk/162

+ GV cho Hs nhận xét sơ bộ về cấu tạo của tai, sau đó GV nhận xét lại.

+ Gv cho hs làm bài tập điền khuyết sgk/162.

+ Gv mời hs đọc hoàn chỉnh phần bài tập điền khuyết

+ Gv đặt câu hỏi cho hs trl:

*Tai được chia ra làm mấy phần

*Tai ngoài có các bộ phận nào và mỗi bộ phận có chức năng gì?

* Tai giữa có các bộ phận nào và mỗi bộ phận có chức năng gì?

*Tai trong có những bộ phận nào và chức năng của chúng

+ Gv đặt câu hỏi cho hs: các bạn có biết mối liên quan giữ tai, mũi, họng với nhau hay ko? Và chung liên quan với nhau ntn?

+ Gv gợi ý cho Hs trl câu hỏi

Ví dụ: khi bị nghẹt mũi các bạn thường thở bằng đường miệng, nếu các bạn ăn cơm hay uống nước nếu bị sặc thường hay sặc ra đường mũi?

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Bài 51: Cơ quan phân tích thị giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Người soạn: Đổng Tthị Kiều
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
Mục tiêu
Kiến thức
Năm được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
Trình bày được quá trình thu nhận sóng âm.
Kỹ năng
Biết phân tích một loại cơ quan qua tranh ảnh.
Thái độ
Yêu thích và hứng thú với bài học.
Biết cách bảo vệ tai.
Phương pháp
Quan sát, tìm tòi, đàm thoại.
Nghiên cứu tài liệu mới.
Phương tiện
Giáo viên: chuẩn bị các tranh ảnh về bài cơ quan phân tích thính giác
Học sinh: coi lại bài sóng âm và đọc bài mới 
Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức lớp (1’)
kiểm tra bài cũ (5’)
phân biệt tật cận thị và tật viễn thị (Cận thị là tật mà mắt có khả năng nhìn gần, người cận thị nhìn rõ vật ở xa cần phải đeo mắt kính lõm hay kính phân kỳ. Viễn thị là tật mà mắt có khả năng nhìn vật ở xa, người viễn thị nhìn rõ vật ở gần cần phải đeo mắt kính lồi (kính hội tụ - kính lão).
Em đã làm gì để bảo vệ mắt của mình:
+ không đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng
+ Rửa mắt bằng nước muối sinh lý
+ ko dùng chung khăn
+ Ko coi ti vi quá gần
+ ko chơi game nhiều
Bài mới
Các bạn có biết con người có ban nhiêu cơ quan giác quan ko? (5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác). Các bạn có thể nghe được những âm thanh khác nhau là nhờ vào giác quan nào ( giác quan thính giác). Vậy tai có cấu tạo như thế nào và hoạt động thu nhận sóng âm ra sao thì hôm nay chung ta cùng tìm hiểu bài “ Cơ quan phân tích Thính giác”.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Cấu tạo của tai
+ GV cho HS động thông sgk và trả lời câu hỏi:
-Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận chính nào?
+ GV treo tranh hoặc cho hs quan sát hình 51.1 sgk/162
+ GV cho Hs nhận xét sơ bộ về cấu tạo của tai, sau đó GV nhận xét lại.
+ Gv cho hs làm bài tập điền khuyết sgk/162.
+ Gv mời hs đọc hoàn chỉnh phần bài tập điền khuyết
+ Gv đặt câu hỏi cho hs trl:
*Tai được chia ra làm mấy phần
*Tai ngoài có các bộ phận nào và mỗi bộ phận có chức năng gì?
* Tai giữa có các bộ phận nào và mỗi bộ phận có chức năng gì?
*Tai trong có những bộ phận nào và chức năng của chúng
+ Gv đặt câu hỏi cho hs: các bạn có biết mối liên quan giữ tai, mũi, họng với nhau hay ko? Và chung liên quan với nhau ntn?
+ Gv gợi ý cho Hs trl câu hỏi
Ví dụ: khi bị nghẹt mũi các bạn thường thở bằng đường miệng, nếu các bạn ăn cơm hay uống nước nếu bị sặc thường hay sặc ra đường mũi? 
+ Gv nhận xét và bổ sung: tai, mũi, họng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Họng là ngã tư của đường ăn và đường thở, mũi thông với họng qua vòm họng, tai thông với họng ở lỗ vòi nhĩ ở thành bên của họng mũi. 1 cơ quan bị bệnh có thể dẫn theo sự nhiễm bệnh của các cơ quan khác. Ví dụ như là bị viêm họng, viêm amidan nặng lâu ngày sẽ dẫn đến viêm mũi và viêm tai giữa. Vì thế nếu bạn nào bị viêm họng và viêm amidan hãy đi khám bệnh để giữa cho sức khỏe của mình được tốt.
+ Hs độc lập đọc thông tin sgk và trl câu hỏi:
-cơ quan phân tích thính giác gồm:
* các tế bào thụ cảm thính giác ( Cơ quan coocti)
* Dây thần kinh thính giác ( dây não VIII)
* Vùng thính giác ở thùy thái dương.
+ hs quan sát hình ảnh
+ hs nhận xét sơ bộ: tai có tai ngoài, tai giữa và tai trong, có vành tai, ống tai, màng nhĩ, vòi nhĩ, ốc tai, chuỗi xương tai,ống bán khuyên, dây thần kinh số VIII.
+ hs làm bài tập điền khuyết 
+ Hs trl câu hỏi
*Tai được chia ra làm 3 phần: tai ngoài, tai trong và tai giữa.
* tai ngoài: 
** vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.
** Ống tai: hướng sóng âm
** Màng nhĩ: truyền và khuếc đại âm
*Tai giữa:
** chuỗi xương tai: có xương búa, xương đe và xương bàn đạp có chức năng là truyền sóng âm
** Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên vòi nhĩ.
*Tai trong:
**Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên chức năng thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động cơ thể trong không gian.
** Ốc tai gồm: ốc tai xương ở ngoài, ốc tai màng ở trong có chức năng thu nhận kích thích sóng âm 
**Ốc tai màng gồm: màng tiền đình, màng cơ sở, màng bên. Trên màng có cơ sở có cơ quang coocti chứa tế bào đệmvà tế bào thụ cảm thính giác chức năng thu nhận kích thích tiếng động. 
+ Hs trl câu hỏi. Nếu hs trl ko dc thì Gv gợi ý.
+ HS trl 
Vì chúng thông với nhau
Cấu tạo của tai
-cơ quan phân tích thính giác gồm:
* các tế bào thụ cảm thính giác ( Cơ quan coocti)
* Dây thần kinh thính giác ( dây não VIII)
* Vùng thính giác ở thùy thái dương.
*Tai được chia ra làm 3 phần: tai ngoài, tai trong và tai giữa.
* tai ngoài: 
** vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.
** Ống tai: hướng sóng âm
** Màng nhĩ: truyền và khuếc đại âm
*Tai giữa:
** chuỗi xương tai: có xương búa, xương đe và xương bàn đạp có chức năng là truyền sóng âm
** Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên vòi nhĩ.
*Tai trong:
**Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên chức năng thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động cơ thể trong không gian.
** Ốc tai gồm: ốc tai xương ở ngoài, ốc tai màng ở trong có chức năng thu nhận kích thích sóng âm 
**Ốc tai màng gồm: màng tiền đình, màng cơ sở, màng bên. Trên màng có cơ sở có cơ quang coocti chứa tế bào đệmvà tế bào thụ cảm thính giác chức năng thu nhận kích thích tiếng động. 
MĐ: chúng ta đã tìm hiểu xong mục Cấu tạo của tai, vậy nó có chức năng thu nhận sóng âm như thế nào thì chúng ta vào tìm hiểu mục 2
Hoạt động 2: Chức năng thu nhận sóng âm
+Gv giải thích cho Hs là con người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng 20Hz – 20000Hz. Âm thanh nghe được ở tần số lớn gọi là siêu âm còn nghe ở tần số nhỏ thì là hạ âm. loài dơi có khả năng nghe được những siêu âm với tần số lên đến 110.000Hz. loài chó có thể nghe thấy các tần số âm thanh lớn hơn chúng ta gấp hai lần vì thế tai cho rất thính.
+ Gv cho Hs đọc thông tin sgk và trl câu hỏi:
*Quá trình thu nhận sóng âm diễn ra như thế nào?
*Tại sao tai có thể nhận biết được âm thanh phát ra từ hướng nào.
-> Khi một vật dao động và phát ra âm, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng. Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màn nhĩ và hai màn nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới. Nếu vật phát ra âm ở phía nào thì nó sẽ tác động lên tai ở phía đó. Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và phát lại phản xạ cho các bô phận cơ thể. Vì thế tai cũng có thể phân biệt được giọng nói của những người mà chúng ta đã tững tiếp xúc.
Hs trl câu hỏi
*Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chỗ xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng lên cơ quan coocti.
*hs trl nếu ko đc thì Gv gợi ý và bổ sung.
Chức năng thu nhận sóng âm
-sóng âm-> màng nhĩ-> chuỗi xương tai-> cửa bầu-> chuyển động ngoại dịch và nội dịch-> làm rung màng cơ sở-> kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh->vùng thính giác phân tích âm thanh đã phát ra
MĐ: chúng ta đã có cách để bảo vệ đôi tai của mình chưa? Và những cách đó là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu mục 3
Hoạt động 3: Vệ sinh tai
Gv cho hs đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
*Tại sao không nên lấy ráy tai
GV nhận xét và bổ sung: ráy tai là một tác nhân có khả năng tự làm sạch, với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ.
*để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì?
Hs trl
*Tại vì ráy tai có tác dụng giữ bụi 
không dùng que nhọn hoặc vật sắc để lấy ráy tai
Giữa gìn vệ sinh để tránh bị viêm họng->làm ảnh hưởng đến tai
Tránh những nơi có tiếng ồn mạnh.
Không nghe tai phone quá nhiều.
Củng cố
Kiểm tra, đánh giá
Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì:
Không dùng que nhọn hoặc vật sắc để lấy ráy tai
Để tình trạng bị viêm họng kéo dài
Đến những nơi có tiếng ồn mạnh
Lấy ráy tai thường xuyên
Tai ngoài gồm các bộ phận:
Ốc tai
Vòi nhĩ
Chuỗi xương tai
Vành tai
Dặn dò
Đọc mục em có biết
Học bài cũ và đọc bài mới

File đính kèm:

  • docxBai_51_Co_quan_phan_tich_thinh_giac.docx
Giáo án liên quan