Giáo án Sinh học 7 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016

I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS biết đư¬ợc vì sao tôm đ¬ược xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.

- HS quan sát và nhận biết đư¬ợc các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm: tên, vị trí các phần phụ, vỏ. Cách di chuyển.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thiên nhiên và bộ môn.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.

 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm?

- Nêu vai trò của ngành thân mềm?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2015
Tiết thứ: 23	 Tuần: 12 
BÀI 21. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trình bày được sự đa dạng của ngành thân mềm.
- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
- Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thân mềm.
- Ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng thuỷ triều.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.
 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung bài mới: Ở nước ta ngành thân mềm rất đa dạng phong phú. Vậy chúng có đặc điểm chung và vai trò như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặc điểm chung
- Yêu cầu quan sát hình 21 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo chung của thân mềm.
- Yêu cầu quan sát hình 21, nghiên cứu mục thông tin n trang 71, thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi lệnh trong vòng 4 phút:
+ Gọi từng nhóm lên trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận kết quả.
- Từ bảng trên giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận:
+ Nhận xét sự đa dạng của thân mềm. 
+ Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm.
+ GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm
- Yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi lệnh trong vòng 4 phút: 
+ Gọi từng nhóm lên trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận kết quả.
- Từ bảng trên giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận:
+ Ngành thân mềm có vai trò gì. Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm.
- GV chốt lại kiến thức.
Tích hợp: Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người vì vậy khi sử dụng phải hợp lí và cần phải biết bảo vệ môi trường sống của chúng để cung cấp nhiều nguồn lợi đáp ứng cho tự nhiên và đời sống con người.
- Quan sát hình 21 và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Chân, vỏ đá vôi, ống tiêu hóa, khoang áo và đầu.
- Quan sát hình 21, nghiên cứu mục thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đại diện nhóm lên trả lời.
+ Theo dõi kết quả.
- Đọc thông tin, thảo luận: 
+ Đứng lên trả lời: đa dạng về kích thước, ctạo cơ thể, môi trường sống, tập tính.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Thảo luận.
+ Đại diện nhóm lên trả lời.
+ Theo dõi kết quả.
- Đọc thông tin, thảo luận: 
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Đặc điểm chung 
- Đặc điểm chung của thân mềm:
+ Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
+ Có khoang áo phát triển. 
+ Hệ tiêu hoá phân hoá. 
II. Vai trò của thân mềm (Tích hợp MT)
- Lợi ích: 
+ Làm thực phẩm cho con người. 
+ Nguyên liệu xuất khẩu. 
+ Làm thức ăn cho động vật. 
+ Làm sạch môi trường nước. 
+ Làm đồ trang trí, trang sức.
- Tác hại: 
+ Là động vật trung gian truyền bệnh. 
+ Ăn hại cây trồng. 
4. Củng cố
- Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì: 
a. Thân mềm và không phân đốt; b. Có khoang áo phát triển; c. cả a và b
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ mực thích nghi với lối di chuyển tốc độ nhanh.
a. Có vỏ cơ thể tiêu giảm; b. Có cơ quan di chuyển phát triển; c. cả a và b 
Câu 3. Những thân mềm nào dưới đây có hại.
a. ốc sên, trai, sò; b. Mực, ốc, đỉa, ốc bươu vàng; c. ốc sên, hà biển, hến.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục: Em có biết 
- Xem trước nội dung: “Bài 23. Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông”
- Chuẩn bị theo nhóm: Tôm sông còn sống.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tiết thứ : 24	 Tuần: 12 
CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP
THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG TÔM SÔNG
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- HS quan sát và nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm: tên, vị trí các phần phụ, vỏ. Cách di chuyển.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thiên nhiên và bộ môn.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.
 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm?
- Nêu vai trò của ngành thân mềm?
3.Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Tìm hiểu về về cơ thể
- Hướng dẫn HS quan sát tôm sông và đọc thông tin, thảo luận nhóm: 
 + Cơ thể tôm gồm mấy phần?
 + Nhận xét màu sắc của vỏ tôm?
 + Nhận xét độ cứng của vỏ tôm?
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS
*Các phần phụ 
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, nhận biết các bộ phận và đối chiếu H22, để xác định chính xác các bộ phận thảo luận nhóm hoàn thành bảng: 
Tên và vị trí các phần phụ các phần phụ của tôm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung 
- Hướng dẫn HS tách các phần phụ dán lên tờ giấy
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS
- Cho HS chỉ các bộ phận trên mẫu vật
- Chỉ các bộ phận trên hình sơ đồ cấu tạo ngoài của tôm.
* Di chuyển
- GV hướng dẫn HS quan sát các cách di chuyển của tôm. Nhận xét kết luận
 + Tôm sông có các hình thức di chuyển nào?
 + Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm sông?
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS
- Quan sát và đọc thông tin. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày
- Quan sát mẫu vật. Nhận biết các bộ phận và đối chiếu hình 22. Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng phụ.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Theo dõi
- Nghe và ghi chép
- Chỉ các bộ phận trên mẫu vật
- Chỉ các bộ phận trên hình sơ đồ
- Quan sát. Trả lời câu hỏi
- Theo dõi 
I. Cấu tạo ngoài 
- Cơ thể gồm 2 phần: đầu – ngực và bụng
1. Vỏ cơ thể
- Vỏ:
+ Ki tin ngấm thêm can xi cứng che chở 
+ Vỏ có chứa sắc tố: làm tôm có màu sắc.
2. Các phần phụ tôm 
 Cơ thể tôm gồm 2 phần chính:
Đầu – ngực và bụng: 
* Phần đầu- ngực có
- Mắt
- Râu 
- Chân hàm
- Chân ngực
 * Bụng: 
- Chân bụng
- Tấm lái
II. Di chuyển
 - Bò
 - Bơi: Tiến và lùi
 - Nhảy 
H1: sơ đồ cấu tạo ngoài của tôm sông
4. Củng cố
 - Trình bày cấu tạo ngoài của tôm sông?
 - Ý nghĩa của lớp vỏ kitin và sắc tố của tôm?
 - Nêu những đặc điểm cấu tạo của tôm thích nghi với môi trường sống?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
Ký duyệt tuần 12
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
- Học bài.
- Đọc mục “ Em có biết”
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: 2 con tôm.
IV. Rút kinh nghiệm:
..
.
.

File đính kèm:

  • doctuần 12 lớp 7.doc
Giáo án liên quan