Giáo án Sinh học 7 tiết 17 và 31

Tuần 16

BÀI 31- TIẾT: 31

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội.

- Trình bày được các hoạt động sống của cá chép: Bơi, lặn, hô hấp, sinh sản

 1.2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, ghi chép, phát biểu vấn đề.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 17 và 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
Bài:17 – Tiết: 17 
Tuần 09 
 Ngày dạy: 14 /10/2014
1/ Mục tiêu:
 1.1/ Kiến thức:
 - Chứng minh được sự đa dạng của ngành giun đốt.
 - Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
 - HS nêu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
 1. 2/ Kỹ năng: 
 - Hình thành kĩ năng nhận biết vấn đề môi trường.
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
 - Biết cách phân loại rác.
 - Biết cách tạo một hộp ủ phân hữu cơ.
 1.3/ Thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng của giun đốt.
 - Khơi gợi niềm say mê, yêu thích môn học.
2. Trọng tâm:
 - Một số giun đốt thường gặp.
 - Vai trò thực tiễn
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Tranh hình 17.1 à 17.3 SGK
3.2. Học sinh: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về giun đốt theo nhóm. 
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
 - Thu bản thu hoạch của các nhóm.
4.3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi của trò
Mở bài: Giun đốt có khoảng 9000 loài, sống ở nước mặn, nước ngọt, trong bùn, trong đất. Một số giun đốt sống ở cạn và kí sinh.
- Vậy giun đốt có vai trò như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
 * Mục tiêu: Chứng minh được sự đa dạng của ngành giun đốt.
 * Kỹ năng: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện giun đốt 
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu, khái quát để phân biệt được đại diện của ngành giun đốt
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong hoạt động nhóm.
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
- GV yêu cầu HS đưa ra các mẫu vật và tranh ảnh đó chuẩn bị về ngành Giun đốt.
- HS: đưa mẫu vật, tranh, ảnh về giun đốt đó chuẩn bị trước. Nên có các đại diện nêu trong SGK và bổ sung thêm đại diện khác.
GV: từng cá nhân hãy viết ra các câu hỏi để tìm hiểu về ngành giun Giun đốt.
* Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu
- GV: yêu cầu HS trình bày ý kiến, HS có thể nêu ý kiến khác nhau.
- GV định hướng:
+ Ngành Giun đốt đa dạng như thế nào?
+ Ngành giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và đối với đời sống con người?
* Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết.
- HS thảo luận nhóm đưa ra giả thuyết:
+ Ngành Giun đốt rất đa dạng?
+ Ngành Giun đốt có lợi, có hại cho con người
- HS thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm chứng:
+ Tìm số liệu về số loài giun đốt thông qua nghiên cứu SGK.
- Xác định thông tin về: môi trường sống, lối sống, màu sắc, kích thước, vòng đời, di chuyển, cấu tạo... của những giun đốt thường gặp thông qua các mẫu vật sống, qua theo dõi hình ảnh về một số đại diện thường gặp (Vắt, đỉa, rươi, róm biển, Giun đỏ.
+ Xác định vai trò của những giun đốt mà mình biết bằng kiến thức thực tế.
- Yêu cầu HS viết, vẽ những dự đoán về kết quả vào vở thí nghiệm. 
* Bước 4: Tìm tòi- nghiên cứu
HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết ghi lại kết quả vào vở 
+ Ngành Giun đốt đa dạng về: - Loài
Môi trường sống
Lối sống
Kích thước 
HOẠT ĐỘNG 2: VAI TRÒ CỦA GIUN ĐỐT
 MT: Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
 - HS nêu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
 + Vai trò của ngành Giun đốt:
 - Có lợi:
 . Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sá sùng...
 . Làm thuốc: chống đông máu, hút máu độc, cao huyết áp...
. Cải tạo đất: làm đất tơi xốp, màu mỡ.
. Góp phần đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
 - Gây hại: Hút máu người; đỉa, vắt.
 Hút máu động vật: Đỉa, vắt
 - GV: Để xem ngành Giun đốt còn vai trò gì nữa, các con hãy theo dõi thí nghiệm sau( cô đã chuẩn bị trước 4 tuần):
+ Hộp 1: Đất+ rác hữu cơ= giun.
+ Hộp 2: Đất + rác hữu cơ.
 - GV đổ đất của 2 hộp ra 2 khay có đánh số.
- Hãy quan sát và cho nhận xét: hộp nào đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ bị phân huỷ nhanh hơn? Giải thích tại sao?
 - HS: hộp 1 đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ được phân huỷ nhanh hơn vì có giun.
 - Như vậy, ngành Giun đốt còn có vai trò gì?
 - HS: xử lí rác thải hữu cơ.
 - HS so sánh kết quả nhóm với nhóm khác và với dự đoán ban đầu; rút ra kết luận.
* Bước 5: Kết luận, hệ thống hoá kiến thức
HS khẳng định kiến thức vừa thu được:
+ Ngành Giun đốt đa dạng về loài,lối sống và môi trường sống.
+ Ngành Giun đốt có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và đời sống con người.
+ Cần bảo tồn sự đa dạng của ngành Giun đốt: Không tận diệt bất kì loài nào và bảo vệ môi trường sống của chúng
I. MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
- Giun đốt đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống :
 - VD: 
+ Giun đỏ: sống định cư ở nước ngọt.
+ Đỉa: sống trong nước ngọt, nước mặn, kí sinh ngoài
+ Rươi : sống tự do trong nước lợ, 
II. VAI TRÒ CỦA GIUN ĐỐT:
+ Lợi ích: 
- Làm thức ăn cho người (Rươi) và động vật (giun đất, giun đỏ)
- Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ (Giun đất)
+ Tác hại: Hút máu người, động vật (Đỉa, vắt)
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 - HS đọc kết luận cuối bài trong SGK.
 - Nêu vai trò của ngành giun đốt?
+ Ngành Giun đốt có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và đời sống con người.
 + Cần bảo tồn sự đa dạng của ngành Giun đốt: Không tận diệt bất kì loài nào và bảo vệ môi trường sống của chúng 
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài trả lời câu hỏi 1,3 trong SGK
 Làm bài tập 4 tr 61. 	
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Ôn lại các bài ở bài mở đầu, chương I, II, III tiết tới kiểm tra 1 tiết
RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
 - Sử dụng đồ dùng và thiết bị	
THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
Tuần 16
BÀI 31- TIẾT: 31 
Ngày dạy: 1/12/2014 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội.
- Trình bày được các hoạt động sống của cá chép: Bơi, lặn, hô hấp, sinh sản
 1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, ghi chép, phát biểu vấn đề.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ:
- Khơi gợi niêm say mê, yêu thích môn học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường nước.
2 . TRỌNG TÂM: Hoạt động sống. Cấu tạo ngoài
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 31 SGK, PHT. Mô hình
 3.2. Học sinh: Kẻ bảng SGK/ 103. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con cá
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:	
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Mở bài: Ta sẽ nghiên cứu sang ngành ĐVCXS tức đã có bộ xương trong thể hiện sự tiến hóa từ ĐVKXS à ĐVCXS bao gồm các lớp: Cá, ếch nhái, bò sát, Tiết này ta sẽ nghiên cứu 1 đại diện của lớp cá là cá chép
* Hoạt động 1: Đời sống của cá.
MT: HS nêu được môi trường sống, điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép
GV yêu cầu HS nghiên cứu 1 mục I /102
5 Cá sống ở đâu và thích sống ở ĐK như thế nào?
5Thức ăn của cá là gì? Có ý nghĩa gì đối với môi trường nước? (Giun, ốc, ấu trùng, côn trùng, Là loài ăn tạp- Làm sạch môi trường nước)
5 Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
Vì cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước
5 Về mùa đông hoặc những ngày nắng to, cá chép muốn tồn tại được phải chọn nơi sống và nơi sinh hoạt như thế nào?
- Ăn trong các hốc ở bờ hoặc ẩn dưới cây thủy sinh
5 Quá trình SS của cá chép diễn ra như thế nào?
-Cá cái đẻ trứng vào cây thủy sinh, cá đực bơi theo tưới tinh dịch để thụ tinh cho trứng (TT ngoài)
5 Cá chép đẻ trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì?
Thụ tinh ngoài trứng sẽ gặp nhiều bất lợi như: làm mồi cho động vật khác, nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp, tỉ lệ trứng gặp trứng ít à đẻ trứng nhiều để bù lại lượng trứng bị hao hụt, đảm bảo cho nhiều cá con phát triển
GV giải giải thêm: Trứng thụ tinh à phôi à cá bột à cá con à cá trưởng thành
* Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài
MT: HS giải thích được cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với môi trường sống ở nước
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- GV yêu cầu HS trong 2 phút vẽ một con cá chép. 
HS: Từng cá nhân vẽ hình cá chép vào vở thực hành của mình.
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
 - GV yêu cầu HS trình bày bản vẽ của mình, HS có nhiều hình vẽ khác nhau.
- HS: Tò mò đặt câu hỏi
+ Hình vẽ nào là đúng?
+ Các bộ phận trên con cá giữ vai trò gì?
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
HS (hoạt động nhóm) đưa ra giả thuyết:
+ Cá chép có thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, bề mặt cơ thể được phủ một lớp vảy?
+ Có các vây để bơi, hô hấp bằng mang?
+ Đẻ trứng với số lượng lớn? HS (hoạt động nhóm) đề ra phương án kiểm chứng:
 + Kiểm chứng giả thuyết bằng quan sát mẫu vật thật (cá chép bơi trong chậu đủ lớn HS đã chuẩn bị theo nhóm) 
GV yêu cầu HS viết, vẽ những dự đoán về kết quả của nhóm vào vở thí nghiệm.
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết
- HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm.
+ Cấu tạo ngoài của cá chép phù hợp với đời sống dưới nước: thân hình thoi, các vây hình dáng như bơi chèo giữ chức năng bơi, lặn; ngoài lớp vảy có 1 lớp da phủ chất nhày giúp giảm ma sát khi bơi.
+ Khi thở mang cá nâng lên hạ xuống để dòng nước vào qua miệng, ra qua nắp mang.
- Hình cá chép:
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
  HS khẳng định kiến thức vừa thu được:
Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước: Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhay, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữu chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sư thăng bằng. Cá chép đẻ trứng ở trong nước với số lượng lớn, thụ tinh ngoài.
+ Cá hô hấp bằng mang: Khi nắp mang đóng và phồng lên, dòng nước vào qua miệng; khi miệng đóng, nắp mang xẹp xuống dòng nước được đẩy ra ngoài qua nắp mang. → cần bảo vệ nguồn nước.
* Hoạt động 4: Học sinh viết thu hoạch.
¨ HS làm bài tập 4 SGK/105
 *Đáp án: 1.A, 2.B, 3.C, 4.D, 5.E
I. Yêu cầu: ( SGK)
II. Chuẩn bị: ( SGK)
III. Cách tiến hành:
1. Hoạt động sống:
- Sống trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, sông, suối), ưa các vực nước lặn
- Là loài ăn tạp: Giun, ốc, ấu trùng, côn trùng, 
- Là động vật biến nhiệt
- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
- Trứng thụ tinh phát triển thành phôi
2. Cấu tạo ngoài:
- Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân
- Mắt cá không có mí, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước
- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết nhày
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như mái lợp
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân
IV. Thu hoạch:
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
r Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể. Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh
 r Thu bài tường trình 
 ¢ Các nhóm thu dọn vệ sinh.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 và hoàn thành bài tập SGK / 104
Hoàn thành bảng 2 SGK / 105- Đọc mục: “Em có biết”
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Ôn tập các ngành đã học chuẩn bị kiểm tra HKI
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
 - Sử dụng đồ dùng và thiết bị	

File đính kèm:

  • docBAI_GIANG_PPBTNB_SINH_7.doc