Giáo án Sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi – bộ cá voi

- Đại diện: Dơi ăn sâu bọ, trái cây

- Môi trường sống: Trên không

- Đặc điểm cấu tạo cơ thể:

+ Chi trước biến thành cánh da.

+ Chi sau nhỏ yếu.

+ Đuôi ngắn, răng nhọn, sắc.

- Di chuyển: Bay nhưng không có đường bay rõ rệt.

- Dơi đẻ con và nuôi con bằng sữa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi – bộ cá voi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	 	 Ngày soạn 01/03/2015
Tiết 51	 Ngày dạy 04/03/2015
Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ 
BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu được tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát bộ Dơi và bộ Cá voi.
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm.
- Biết phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Thú nói riêng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình 49.1; 49.2, phiếu học tập và bảng phụ . 
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....; 7A4....; 7A5:....; 7A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú?
- Phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi?
3. Hoạt động dạy – học:
* Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của bộ Thú huyệt và bộ Thú túi. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu bộ Dơi, bộ Cá voi để khẳng định sự đa dạng và phong phú của lớp Thú. 
Hoạt động 1: Bộ Dơi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình và liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi sau:
+ Dơi sống ở đâu?	
+ Thức ăn của dơi là gì? Dơi kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày?
+ Đặc điểm bộ răng của dơi như thế nào?
+ Đặc điểm cấu tạo chi của Dơi thể hiện sự thich nghi với đời sống bay lượn ra sao?
+ Dơi cất cánh bằng cách nào?
+ Hãy mô tả cách bay của dơi?
+ Tại sao Dơi biết bay như chim nhưng lại được xếp vào lớp thú?
- HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình và liên hệ thực tế trả lời
+ Trong hang, trong gác chuông nhà thờ, trên cây
+ Dơi ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ) dơi ăn quả (dơi quả). Một số dơi hút máu động vật, người (dơi mặt quỷ)
+ Dơi kiếm ăn vào ban đêm hoặc sẫm tối
+ Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỡ vỏ kitin của sâu bọ
+ HS tự trả lời
+ Dơi được xếp vào lớp thú vì dơi đẻ con và uôi con bằng sữa.
+ Thân dơi có lông mao thưa
*Tiểu kết: 
- Đại diện: Dơi ăn sâu bọ, trái cây
- Môi trường sống: Trên không
- Đặc điểm cấu tạo cơ thể:
+ Chi trước biến thành cánh da.
+ Chi sau nhỏ yếu.
+ Đuôi ngắn, răng nhọn, sắc.
- Di chuyển: Bay nhưng không có đường bay rõ rệt.
- Dơi đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Hoạt động 2: Bộ Cá Voi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
	HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr 160 và quan sát hình 49.2 trong sgk trả lời các câu hỏi sau:
+ Cá voi sống ở đâu?
+ Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá voi thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước như thế nào?
+ Tại sao cá voi có cơ thể nặng nề, vây ngực nhỏ nhưng nó vẫn di chuyển dễ dàng trong nước?
+ Thức ăn của cá voi là gì? Cấu tạo bộ răng của chúng ra sao?
+ Hãy mô tả cách lấy thức ăn của cá voi?
+ Vì sao cá voi có đặc điểm giống cá nhưng lại được xếp vào lớp thú?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của lớp Thú nói chung và bộ Dơi và bộ Cá voi 
nói riêng?
- HS đọc thông tin SGK tr 160 và quan sát hình 49.2 trong sgk trả lời 
+ Cá voi sống ở biển.
+ Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân. + Lông gần như tiêu biến hoàn toàn.
+ Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo. Chi sau tiêu giảm.
+ Vì nó có cấu tạo của xương vây giống chi trước( có xương cánh tay, xương ống tay, xương bàn và các xương ngón). Cơ thể hình thoi. Có lớp mỡ dưới da dầy.
+ Cá voi ăn tôm, cá, động vật nhỏ,Cá voi không có răng, trên hàm có nhiều tấm sừng rũ xuống như cái sàng lọc nước.
+ HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
+ Cá voi được xếp vào lớp thú vì cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+ Bảo vệ các loài động vật thuộc lớp Thú nói chung và bộ Dơi và bộ Cá voi nói riêng. Tuyên truyền với mọi người để cùng nhau bảo vệ .
*Tiểu kết: 
- Đại diện: Cá voi xanh 
- Môi trường sống: Nước mặn.
- Đặc điểm cơ thể:
+ Chi trước biến thành vây bơi
+ Chi sau tiêu biến.
+ Vây đuôi năm ngang, không có răng, lọc mồi bằng tấm sừng
- Di chuyển: Bơi uốn mình theo chiều dọc
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
- Trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú?
- Phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi?
2. Dặn dò: 
- Nhận xét tình hình học tập của lớp.
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc phần “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới: “Đa dạng của lớp Thú ( tt)”. 
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 7 Tiet 51.doc
Giáo án liên quan