Giáo án Sinh học 7 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

- Nêu được khái niệm sinh sản, trình bày được các hình thức sinh sản ở thực vật.

- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính.

- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng vào thực tiễn đời sống.

- Hiểu được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và nêu được vai trò và ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

2. Kĩ năng:

- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Rèn luyện được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Hình thành được kỹ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm: Chiều thứ Sáu
GVHD: Thầy Đào Đại Thắng	
	 Nhóm SV giảng
 Danh Sang 3112269 
Danh Rương 3112268
Đào Minh Thuộc 
CHƯƠNG IV. SINH SẢN
A – SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
MỤC TIÊU
Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Nêu được khái niệm sinh sản, trình bày được các hình thức sinh sản ở thực vật.
Nêu được khái niệm sinh sản vô tính.
Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng vào thực tiễn đời sống. 
Hiểu được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và nêu được vai trò và ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
Kĩ năng:
Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
Rèn luyện được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hình thành được kỹ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
Thái độ:
Khơi dậy ở học sinh sự đam mê, yêu thích bộ môn sinh học.
Có ý thức học tập tốt, phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
Vận dụng các phương pháp nhân giống vô tính vào trồng trọt.
Ý thức bảo vệ thiên nhiên.
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, hỏi đáp kết hợp với trực quan hóa, diễn giảng.
Phương tiện:
SGK sinh học 11- cơ bản.
Tranh ảnh phóng to.
Phiếu học tập.
Bảng, phấn.
Đáp án phiếu học tập:
Phiếu học tập 1
CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Một số ví dụ ở thực vật
Đặc điểm
Bào tử
Cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
Rêu, dương xỉ
Sinh dưỡng
Rễ
Cơ thể mới được sinh ra từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.
Khoai lang (rễ củ)
Thân 
Thân củ (khoai tây), thân rễ (cỏ gấu), thân bò (rau má), căn hành (hành, tỏi…)
Lá
Lá thuốc bỏng
Nhận xét
Ưu điểm: cơ thể con giữ nguyên tính di truyền của cơ thể mẹ nhờ quá trình nguyên phân.
Nhược điểm: không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ nên cá thể con kém thích nghi khi điều kiện sống thay đổi.
Phiếu học tập 2
ỨNG DỤNG SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT TRONG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
Các phương pháp nhân giống vô tính
Cách thức tiến hành
Điều kiện
Ghép cành, ghép chồi
Dùng cành, chồi hay mắt ghép của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác.
Phần vỏ cành ghép và gốc ghép có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Cắt bỏ hết lá, buộc chặt cành ghép hay mắt ghép vào góc ghép.
Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống.
Chiết cành 
Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc đất bùn quanh lớp vỏ đã cạo, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới lớp vỏ.
Giâm cành
Tạo cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, củ) bằng cách vùi vào đất ẩm.
Bảo đảm giữ ẩm và tùy loài cây mà kích thước đoạn thân, cành phù hợp.
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
Các tế bào - mô thực vật được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng thích hợp à Cây mới.
Điều kiện vô trùng.
Ưu điểm
Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.
Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.
Nuôi cấy mô - tế bào: sản xuất giống cây sạch bệnh, giữ được các tính trạng di truyền, tạo được số lượng lớn cây giống quí trong thời gian ngắn.
Đán án củng cố bài
Sinh sản 
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Sinh sản bào tử
Sinh sản sinh dưỡng
Nhân giống vô tính
?
Ghép chồi và ghép cành
Chiết cành và giâm cành
Nuôi cấy TB và mô thực vật
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ: (3 phút) ôn lại kiến thức chương cũ.
Chúng ta đã được học xong chương III. Sinh trưởng và phát triển. Phần thứ nhất chúng ta học về sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Sinh trưởng ở thực vật là gì? (là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật bị tác động của các yếu tố: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong (di truyền và hooc môn thực vật: nhóm hooc môn kích thích và nhóm hooc môn ức chế), yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, oxi, dinh dưỡng khoáng). Sang phần thứ hai chúng ta học về sinh trưởng và phát triển ở động vật. Sinh trưởng ở động là gì? (là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào). Phát triển ở động vật là gì? (là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể). Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể trải qua biến thái và không biến thái, biến thái (biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn). Quá trình sinh trưởng và phát triển bị tác động bởi các nhân tố: nhân tố bên trong (di truyền và hooc môn), nhân tố bên ngoài (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng). Khi quá trình sinh trưởng và phát triển đạt tới thời gian cần thiết sẽ chuyển sang quá trình mới, quá trình sinh sản. 
Giới thiệu bài mới:
Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của thế giới sống, là một quá trình không thể thiếu ở bất kì một sinh vật nào. Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào và sinh sản có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật? Để trả lời cho các câu hỏi trên, sau đây chúng ta sẽ đi vào bài học mới “Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật”.
TG
Hoạt động của GV và nội dung lưu bảng
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về sinh sản
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
Ví dụ:
GV: Đưa ra ví dụ cho học sinh:
Gà trống kết hợp với gà mái đẻ ra trứng, trứng nở thành gà con.
Củ khoai lang hoặc thân cây khoai lang nảy mầm và mọc lên thành cây con mới.
Thằn lằn bị đứt đuôi sau đó nó mọc đuôi mới.
 GV: Các em hãy cho biết trong các ví dụ trên ví dụ nào nói lên quá trình sinh sản?
Khái niệm:
GV: Vậy em nào có thể cho biết sinh sản là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Các hình thức sinh sản:
GV: Đưa ra ví dụ cho học sinh:
Ví dụ 1: Hạt đậu phát triển thành cây đậu.
Ví dụ 2: Thân cây mía phát triển thành cây mía.
GV: Kiểu sinh sản ở ví dụ 1 khác với ví dụ 2 như thế nào?
GV: Em hãy cho biết có bao nhiêu hình thức sinh sản ở thực vật? Đó là những hình thức nào?
Có 2 hình thức sinh sản:
Sinh sản vô tính.
Sinh sản hữu tính.
Chuyển ý: Ở thực vật nói chung và ở sinh vật nói riêng, đều có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong hai hình thức sinh sản trên, đó là hình thức sinh sản vô tính. Để biết được đó là hình thức như thế nào? Có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo, phần II. Sinh sản vô tính ở thực vật.
HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi:
Sự hình thành gà con và khoai lang nảy mầm là quá trình sinh sản. Còn thằn lằn mọc đuôi mới không phải là quá trình sinh sản.
Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Ở ví dụ 1 có sự hình thành giao tử đực và giao tử cái, có sự thụ phấn và thụ tinh.
Có 2 loại. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Sinh sản vô tính là gì:
GV: Ở ví dụ trên em nào cho biết cây con của cây khoai lang được sinh ra từ củ hoặc thân được gọi là sinh sản gì? (Gợi ý: không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái).
GV: Vậy các em hãy cho biết sinh sản vô tính là gì?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK trang 159, 160. Trả lời câu hỏi:
 Hình thức sinh sản vô tính ở thực vật gồm những hình thức sinh sản nào?
Gồm hai hình thức sinh sản: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
GV: Chia cho học sinh hoạt động nhóm. Chia nhóm lớp học và phát phiếu học tập số 1.
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK và xem hình 41.1 và 41.2 cùng với sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tâp số 1.
Phiếu học tập số 1
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Một số ví dụ ở thực vật
Đặc điểm
Bào tử
Sinh dưỡng
Rễ
Thân 
Lá
Nhận xét
Ưu điểm:
Nhược điểm:
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận, sau đó giúp học sinh hoàn chỉnh phiếu học tập số 1.
GV: Cơ chế của sinh sản vô tính?
Chuyển ý: Chúng ta đã tìm hiểu xong các hình thức của sinh sản vô tính. Nếu chỉ biết được hình thức không thì chúng ta vẫn chưa có thể áp dụng vào thực tiễn. Vậy để có thể áp dụng thành công vào thực tiễn thì chúng ta cần sử dụng phương pháp nào? Cách tiến hành ra sao? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu phần 3. Phương pháp nhân giống vô tính.
Phương pháp nhân giống vô tính:
GV: Nhân giống vô tính hay còn gọi là nhân giống sinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo).
GV: Cơ sở khoa học và lợi thế của nhân giống sinh dưỡng so với cây mọc từ gốc?
GV: Chia cho học sinh hoạt động nhóm. Chia nhóm lớp học và phát phiếu học tập số 2.
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK và quan sát hình treo trên bảng và hình 43 (SGK, trang 169) cùng với sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tâp số 2.
Phiếu học tập số 2
Các phương pháp nhân giống vô tính
Cách thức tiến hành
Điều kiện
Ghép cành, ghép chồi
Chiết cành 
Giâm cành
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
Ưu điểm
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận, sau đó giúp học sinh hoàn chỉnh phiếu học tập số 2.
 * Ghép cành, ghép chồi
GV: Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? 
 Vì sao phải buộc chặt mắt ghép?
 Em hãy kể tên các hình thức ghép chồi, ghép cành thường dùng?
 * Chiết cành
GV: Khi chiết cành thì chúng ta nên chọn những cành như thế nào?
 Chiết cành thường được người ta sử dụng nhiều trên loại cây gì? Vì sao?
 * Giâm cành…..
- Em hãy cho biết nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cành giâm ra rễ là khoảng bao nhiêu?
 * Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
GV: Thế nào là nhân giống bằng nuôi cấy mô và tế bào?
Nhân giống bằng nuôi cấy mô và tế bào là phương pháp nuôi cấy một khối mô, tế bào từ cơ thể thực vật như lá, đỉnh sinh trưởng, hạt phấn… trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để phát triển thành cây mới.
GV: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô và tế bào?
Tính toàn năng là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường.
GV: Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật?
Ý nghĩa:
 + Vừa đảm bảo được các tính trạng di truyền mong muốn vừa đưa lại hiệu quả kinh tế cao như nhân nhanh số lượng lớn cây giống nông lâm nghiệp quí…
 + Tạo giống cây sạch bệnh.
 + Phục chế giống cây quý.
Chuyển ý: Các em vừa được tìm hiểu xong về sinh sản vô tính ở thực vật, biết về hình thức sinh sản cũng như một số phương pháp nhân giống. Vậy sinh sản vô tính ở thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật và con người? Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu phần 4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người:
Đối với thực vật:
GV: Sinh sản vô tính có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? 
Giúp cây duy trì nòi giống.
Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân, củ, rễ, căn hành.
Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Đối với con người trong nông nghiệp:
GV: Trong sản xuất nông nghiệp sinh sản vô tính có vai trò như thế nào?
Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
Tạo giống cây sạch bệnh.
Phục chế được các giống cây trồng quý dang bị suy thoái.
Giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao.
Một vài thành tựu về nuôi cấy mô:
Nhân giống lan hồ điệp bằng nuôi cấy mô.
Nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô.
Nhân giống lan Monaka.
Nhân giống cây hoa hồng…
HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi:
Sinh sản vô tính.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
Gồm hai hình thức sinh sản: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
HS: Nghiên cứu SGK, hình 41.1 và hình 41.2, cùng sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS: Nhờ quá trình nguyên phân.
- Nhờ cơ chế nguyên phân.( Giữ nguyên các đặc tính di truyền của cây mẹ). Lợi thế: rút ngắn được thời gian phát triển của cây, sớm thu hoạch.
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình trên bảng và hình 43 (Trang 169, SGK), cùng sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Giảm bớt sự thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh.
- Mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và chất dinh dưỡng.
- Ghép nối, ghép chữ T, ghép áp, ghép dưới vỏ…
- Chọn những cành tốt, khỏe.
- Chiết cành thường được người ta sử dụng nhiều trên cây ăn quả để rút ngắn được thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
- Nhiệt độ thích hợp: 200C – 250C, độ ẩm thích hợp: 60% – 70%.
- Là phương pháp nuôi cấy một khối mô, tế bào từ cơ thể thực vật như lá, đỉnh sinh trưởng, hạt phấn… trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để phát triển thành cây mới. 
- Tính toàn năng (Là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường).
Ý nghĩa:
 + Vừa đảm bảo được các tính trạng di truyền mong muốn vừa đưa lại hiểu quả kinh tế cao như nhân nhanh số lượng lớn cây giống nông lâm nghiệp quí…
 + Tạo giống cây sạch bệnh.
 + Phục chế giống cây quý. 
Giúp cây duy trì nòi giống.
Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân, củ, rễ, căn hành.
Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
Tạo giống cây sạch bệnh.
Phục chế được các giống cây trồng quý dang bị suy thoái.
Giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao.
CỦNG CỐ (5 phút)
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm sinh sản, khái niệm sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
Em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Sinh sản 
Sinh sản hữu tính
Sinh sản sinh dưỡng
?
Chiết cành và giâm cành
 DẶN DÒ
Về nhà học bài và trả lời những câu hỏi ở cuối bài.
Chuẩn bị trước “Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật”. Tìm hiểu và trả lời hai câu hỏi sau:
 + Thế nào là sinh sản hữu tính ở thực vật? Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
 + Trình bày quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, hạt và quả, quá trình thụ phấn và thụ tinh? 

File đính kèm:

  • docgiao an bai 41 sinh hoc 11.doc