Giáo án Sinh học 7 - Bài 1 đến 10

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Qua các loài động vật nguyên sinh vừa học, nêu được đặc điểm chung của chúng.

- Nhận biết được vai trò thực tiễm của động vật nguyên sinh.

2. Kỹ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3. Thái độ.

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ động vật nguyên sinh.

2. Học sinh.

- Đọc trước bài

III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

2. Phương pháp:

- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?

2. Bài mới:

 

doc51 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Bài 1 đến 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D. 1, 4.
Câu 8: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?
A. Trùng roi.        B. Trùng biến hình.
C. Trùng giày.       D. Trùng bánh xe.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
B
A
D
Câu
6
7
8
9
Đáp án
A
C
A
B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
So sánh trùng biến hình và trùng giày:
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
1. Giống nhau:
- Trùng biến hình và trùng giày đều là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh.
- Cơ thể của trùng biến hình và trùng giày đều không có hạt diệp lục
- Cả trùng biến hình và trùng giày đều dị dưỡng.
2. Khác nhau:
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
Thuộc lớp
Lớp trùng chân giả
Lớp trùng cỏ
Hình dạng cơ thể
Cơ thể có hình dạng không ổn định
Có hình dạng giống đế giày, nên được gọi là trùng giày.
Di chuyển
Di chuyển trong nước nhờ các chân giả
Di chuyển trong nước nhờ các lông bơi phủ ngoài cơ thể
Số lượng nhân
Chỉ có 1 nhân lớn
Có tới 2 nhân: 1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ
Cách lấy thức ăn (bắt mồi)
Trùng biến hình lấy thức ăn bằng cách sử dụng chân giả
Trùng giày lấy thức ăn nhờ các lông bơi đưa vào miệng
Tiêu hóa thức ăn
Tiêu hóa thức ăn nhờ dịch tiêu hóa
Tiêu hóa thức ăn nhờ không bào tiêu hóa và enzim
Bài tiết
Bài tiết ở bất kì vị trí nào của cơ thể
Bài tiết qua lỗ thoát ở thành cơ thể
Sinh sản
Sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi
Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang hoặc sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy bài học
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục ‘Em có biết”.
* Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tiết 6
 Bài 6. TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- HS nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và bảo vệ môi trường.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tranh cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Tiêu bản trùng sốt rét và trùng kiết lị
2. Học sinh:
- Tìm hiểu thông tin về trùng kiết lị và trùng sốt rét.
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.
2. Phương pháp: 
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hoá mồinhư thế nào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Động vật nguyên sinh rất nhơ nhưng có một số gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Hai bệnh thường gặp ở nước ta đó là: Bệnh kiết lị và bệnh sốt rét.
 Vậy 2 bệnh này do tác nhân nào gây nên? Cách phòng tránh như thế nào ? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay:
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng rốt rét. (23’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H6.1- 4 SGK tr.23,24. Hoàn thành phiếu học tập .
- GV lên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu 
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.
- GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm lên bảng.
- GV cho HS quan sát kiến thức chuẩn trên bảng.
- Cá nhân tự đọc thong tin thu thập kiến thức .
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập.
Yêu cầu nêu được:
+ Cấu tạo: Cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển.
+ Dinh dưỡng: Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ
+ Trong vòng đời: Phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh.
- Đại diện các nhóm ghi kiến thức vào từng đặc điểm của phiếu học tập
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm theo dõi phiếu chuẩn kiến thức và tự sửa chữa.
I. Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
 Bảng chuẩn kiến thức
STT
 Đại diện
Đặc điểm
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
1
Cấu tạo
- Có chân giả.
- Không có không bào.
- Không có cơ quan di chuyển
- Không có các bào quan
2
Dinh dưỡng
-Thực hiện qua màng tế bào.
- Nuốt hồng cầu
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu
3
Phát triển
- Trong môi trường à kết bào xác à vào ruột người à chui khỏi bào xácà bám vào thành ruột.
- Trong tuyến nứơc bọt của muỗià vào máu ngườià chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.
- GV cho HS làm nhanh bài tập SGK tr.23 so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình.
- GV hỏi:
+Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào?
- So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- GV cho HS làm bảng 1 tr.23
- GV cho HS quan sát bảng 1 chuẩn kiến thức
- GV yêu cầu HS đọc lại nội bảng 1 kết hợp với H6.4 SGK. GV hỏi:
+ Tại sao người ta bị sốt rét da tái xanh?
+ Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu?
+ Muốn phòng tránh bệnh ta phải làm gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
- yêu cầu nêu được :
+ Đặc điểm giống: Có chân giả, kết bào xác.
+ Đặc điểm khác: Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn
- Cá nhân tự hoàn thành bảng 1
- 1 vài HS chữa bài tập HS khác nhận xét bổ sung.
- HS dựa vào kiến thức ở bảng 1 trả lời yêu cầu nêu được:
+ Do hồng cầu bị phá hủy.
+ Thành ruột bị tổn thương.
+ Giữ vệ sinh ăn uống
2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta. (10’)
- GV yêu cầu HS đọc SGk kết hợp với những thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi:
+Tình trạng bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay như thế nào?
+ Cách phòng chống bệnh sốt trong cộng đồng?
+ Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét?
- GV thông báo chính sách của nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét:
+ Tuyên truyền ngủ có màn 
+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí.
+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK và thông báo tin mục em có biết tr.24 trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời, yêu cầu nêu được:
+ Bệnh sốt rét được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở 1 số vùng núi.
+ Diệt muỗi và vệ sinh môi trường.
- HS tự rút ra kết luận.
II. Bệnh sốt rét ở nước ta.
* Kết luận
- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán.
- Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường hô hấp.
C. Đường sinh dục.
D. Đường bài tiết.
Câu 2: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?
A. trùng biến hình và trùng roi xanh.
B. trùng roi xanh và trùng giày.
C. trùng giày và trùng kiết lị.
D. trùng biến hình và trùng kiết lị.
Câu 3: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?
A. 3 tháng.         B. 6 tháng.
C. 9 tháng.         D. 12 tháng.
Câu 4: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
A. Muỗi Anôphen (Anopheles).       B. Muỗi Mansonia.
C. Muỗi Culex.       D. Muỗi Aedes.
Câu 5: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?
A. Ốc.          B. Muỗi.          C. Cá.           D. Ruồi, nhặng.
Câu 6: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:
(1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
(2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
(3) : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.
A. (2) → (1) → (3).
B. (2) → (3) → (1).
C. (1) → (2) → (3).
D. (3) → (2) → (1).
Câu 7: Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở trùng kiết lị?
1. Đơn bào, dị dưỡng.
2. Di chuyển bằng lông hoặc roi.
3. Có hình dạng cố định.
4. Di chuyển bằng chân giả.
5. Có đời sống kí sinh.
6. Di chuyển tích cực.
Số phương án đúng là
A. 3.            B. 4.            C. 5.               D. 6
Câu 8: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là
A. trong máu.B. khoang miệng.C. ở gan.D. ở thành ruột.
Câu 9: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?
A. Mắc màn khi đi ngủ.
B. Diệt bọ gậy.
C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.
D. Ăn uống hợp vệ sinh.
Câu 10: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?
1. Ăn uống hợp vệ sinh.
2. Mắc màn khi ngủ.
3. Rửa tay sạch trước khi ăn.
4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
Phương án đúng là
A. 1; 2.      B. 2; 3.         C. 2; 4.         D. 3; 4.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
D
C
A
D
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
D
D
C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
a/ Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ?
b/ Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với đời sống con người ? 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
a. Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
   Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
   - Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
   - Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu
b. Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương 
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Trả lời:
    Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi 3 SGK.
- Đọc mục em có biết.
* Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tiết 7
Bài 7. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA 
ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Qua các loài động vật nguyên sinh vừa học, nêu được đặc điểm chung của chúng.
- Nhận biết được vai trò thực tiễm của động vật nguyên sinh.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ động vật nguyên sinh.
2. Học sinh.
- Đọc trước bài
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.
2. Phương pháp: 
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Với khoảng 40 nghìn loài ĐVNS phân bố ở khắp nơi. 
 Vậy giữa chúng có đặc điểm gì chung, có vai trò như thế nào? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay: 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Hiểu đượcmục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1: Đặc điểm chung. (23’)
- GV yêu cầu HS quan sát H1 số trùng đã học, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 .
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài
- GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 
- GV ghi phần bổ sung vào bên cạnh của các nhóm
- GV cho HS quan sát bảng chuẩn kiến thức 
- GV yêu cầu tiếp tục trả lời nhóm thực hiện 3 câu hỏi:
+ Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì?
+ Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì?
+ Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận .
- GV cho 1 vài HS nhắc lại kết luận.
- Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung bảng 1 .
- Đại diện các nhóm ghi kết quả vào bảng, nhóm khác bổ sung
- HS tự sửa chữa nếu thấy cần.
- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu càu nêu được:
+ Sống tự do: Có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn.
+ Sống kí sinh: 1 bộ phận tiêu giảm.
+ Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản
- HS rút ra kết luận
I. Đặc điểm chung.
* Kết luận.
- Động vật nguyên sinh có đặc điểm:
+ Cơ thể chỉ là 1 TB đảm nhận mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.
2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. (10’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát H7.1-2 SGK tr.27. hoàn thành bảng 2.
- GV kẻ sẵn bảng 2 để HS chữa bài
- GV yêu cầu chữa bài . 
- GV khuyến khích các nhóm kể đại diện khác SGK 
- GV thông báo thêm 1 vài loài khác gây bệnh ở người và động vật
- GV cho HS quan sát bảng kiến thức chuẩn.
- Cá nhân đọc thông tin trong SGK tr.26,27 ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 2.
- Yêu cầu nêu được:
- Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng2.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi tự sửa.
II. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
Vai trò thực tiễn
Tên các động vật
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ.
Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình.
Gây bệnh ở động vật.
Trùng tàm gai, cầu trùng (gây bệnh ở thỏ)
Gây bệnh ở người.
- Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ.
Có ý nghĩa về địa chất.
Trùng lỗ.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?
A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.
B. Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.
C. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.
C. Hình dạng luôn biến đổi.
D. Không có khả năng sinh sản.
Câu 3: Động vật đơn bào nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
A. Trùng biến hình.    

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_bai_1_den_10.doc