Ôn tập học kì II môn: Sinh học 7

Câu 7: Đặc điểm chung và vai trò của Thú:

1/. Đặc điểm chung của Thú:

- Là nhóm ĐV có tổ chức cao nhất.

- Có lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành 3 loại (răng nanh, răng cửa, răng hàm).

- Hô hấp bằng phổi.

- Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (nửa trái) và máu đỏ thẫm (nửa phải).

- Thai sinh (đẻ con) và nuôi con bằng sữa.

- Bộ não rất phát triển.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì II môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ – tên: ..........
Lớp: 7A.....
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: SINH HỌC 7
Câu 1. Đặc điểm chung và vai trò của lớp Cá:
1/. Đặc điểm chung:
- Môi trường sống: hoàn toàn ở nước.
- Cơ quan di chuyển là vây.
- Hô hấp bằng mang.
- Có 1 vòng tuần hoàn, tim có 2 ngăn; máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Là động vật biến nhiệt.
2/. Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm giàu chất đạm. 	- Diệt bọ gậy, sâu hại lúa, 
- Một số dùng làm dược phẩm: dầu gan cá. 	- Một số cá gây ngộ độc: cá nóc, 
- Nghiên cứu khoa học: cá vây chân, cá phổi.
Câu 2: Những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn của Ếch đồng:
1/. Đời sống ở cạn:
- Có 4 chi, các chi có ngón, chi sau to khỏe. 
- Da trần, ẩm ướt và dễ thấm khí.
- Thở bằng phổi.
- Mắt có mi, tai có màng nhĩ.
2/. Đời sống ở nước:
- Đầu dẹp thon, khớp với thân thành một khối.
- Mắt mằm ở vị trí cao trên đầu.
- Chi sau có màng bơi.
- Da tiết chất nhày làm giảm ma sát.
- Ếch thở bằng da là chủ yếu.
Câu 3: Những đặc điểm thích nghi với đời sống bay của Chim bồ câu:
- Bao bọc cơ thể là bộ lông vũ dày, xốp ® giữ nhiệt.
- Chi trước biến đổi thành cánh; 
- Chi sau có bàn chân dài gồm 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau.
- Phổi có mạng ống khí và các túi khí.
- Máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
- Tuyến phao câu phát triển, tiết dịch nhờn làm mượt lông.
- Cơ thể nhẹ nhờ:
+ Mỏ bằng chất sừng, hàm không răng.
+ Bộ xương xốp, nhẹ.
+ Không có bóng đái.
+ Chim mái: buồng trứng bên phải tiêu giảm.
Câu 4: Đặc điểm chung và vai trò của lớp Lưỡng cư:
1/. Đặc điểm chung: 
- Là ĐVCXS thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần và ẩm ướt.
- Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng da và phổi. 
- Tim có 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu, máu nuôi cơ thể là máu pha.
- Thụ tinh ngoài, ấu trùng phát triển có biến thái (trong nước).
- Là ĐV biến nhiệt.
2/. Vai trò của Lưỡng cư: Đa số lưỡng cư có lợi.
- Làm thực phẩm cho con người.
- Một số lưỡng cư làm thuốc: cóc.
- Diệt sâu bọ và ĐV trung gian truyền bệnh.
Câu 5: Đặc điểm chung và vai trò của lớp Bò sát:
1/. Đặc điểm chung: 
- Thích nghi đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô có vảy sừng bao bọc.
- Cổ dài, có 8 đốt sống cổ.
- Các chi yếu, có vuốt sắc.
- Hô hấp bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn.
- Tim có 3 ngăn, có vách ngăn hụt trong tâm thất. Máu pha nuôi cơ thể.
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, 
- Đẻ trứng, trứng có vỏ dai, giàu noãn hoàng.
- Là ĐV biến nhiệt.
2/. Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm.
- Làm dược liệu: mật rắn, mỡ trăn, 
- Cung cấp da dùng trong may mặc: da trăn, cá sấu.
- Làm đồ mĩ nghệ: vảy đồi mồi, 
- Có ích cho sản xuất nông nghiệp.
- Một số có hại: gây độc (rắn), phá hại thực vật, MT sinh thái (rùa tai đỏ, )
Câu 6: Đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim:
1/. Đặc điểm chung của lớp Chim:
- Cơ thể phủ lớp lông vũ.
- Mỏ sừng, hàm không răng. 
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Phổi có mạng ống khí, có các túi khí.
- Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
- Có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là ĐV hằng nhiệt.
2/. Vai trò của Chim:
a/. Lợi ích:
- Ăn sâu bọ và ĐV gặm nhấm có hại.	- Cung cấp thực phẩm.
- Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. 	- Phát tán cây rừng.
- Huấn luyện săn mồi, phục vụ du lịch.
b/. Tác hại:
- Ăn quả, hạt, cá.
- Là ĐV trung gian truyền bệnh.
Câu 7: Đặc điểm chung và vai trò của Thú:
1/. Đặc điểm chung của Thú: 
- Là nhóm ĐV có tổ chức cao nhất.
- Có lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại (răng nanh, răng cửa, răng hàm).
- Hô hấp bằng phổi.
- Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (nửa trái) và máu đỏ thẫm (nửa phải). 
- Thai sinh (đẻ con) và nuôi con bằng sữa.
- Bộ não rất phát triển.
- Là ĐV hằng nhiệt.
2/. Vai trò của Thú:
- Cung cấp thực phẩm: lợn, bò, dê, 	- Sức kéo: trâu, ngựa, 
- Dược liệu: mật gấu, sừng hươu, 	- Vật thí nghiệm: thỏ, chuột, 
- Làm đồ mĩ nghệ: ngà voi, sừng tê giác, 
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại: mèo, chim cắt, 
Câu 8: Khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở ĐV:
1/. Khái niệm:
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Sinh sản vô tính gồm: phân đôi và mọc chồi.
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái để tạo thành hợp tử.
- Trong sinh sản hữu tính: có các khái niệm về cá thể phân tính, lưỡng tính; khái niệm hình thức thụ tinh ngoài, thụ tinh trong.
2/. Sự tiến hóa của các hìn htức sinh sản hữu tính:
- Từ thụ tinh ngoài ® thụ tinh trong.
- Đẻ nhiều trứng ® đẻ ít trứng ® đẻ con không nhau thai ® đẻ con có nhau thai
- Phôi phát triển biến thái ® phát triển trực tiếp.
- Con không được nuôi dưỡng ® được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích nghi với cuộc sống.
Câu 9: Cây phát sinh giới động vật là gì? Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật?
- Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ dạng cây có gốc chung, trên cây có nhiều nhánh, mỗi nhánh đại diện cho một nhóm hoặc một ngành động vật.
- Cây phát sinh giới động vật cho biết:
+ Tất cả các loài động vật đều có chung nguồn gốc.
+ Mức độ quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật.
+ Số lượng loài động vật dựa vào kích thước của nhánh.
Câu 10: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học:
1/. Những nguyên nhân làm giảm sút đa dạng sinh học:
- Nạn phá rừng khai thác gỗ, du canh, di cư, xây dựng đô thị,  làm mất môi trường sống của ĐV.
- Sự săn bắt, buôn bán ĐV hoang dã.
- Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, chất thải của nhà máy làm suy thoái, ô nhiễm môi trường.
2/. Bảo vệ đa dạng sinh học cần: 
- Bảo vệ nơi ở của ĐV: cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi.
- Bảo vệ động vật: cấm săn bắt, buôn bán ĐV hoang dã.
- Bảo vệ MT, hạn chế ô nhiễm MT.
Câu 11: Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Các biện pháp và ưu – nhược điểm của đấu tranh sinh học:
1/. Khái niệm: Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các sinh vật có lợi hoặc một biện pháp sinh học để nhằm hạn chế tác hại của sinh vật gây hại.
2/. Các biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch: diệt trực tiếp hoặc đẻ trứng kí sinh.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
- Gây vô sinh cho sinh vật gây hại.
3/. Ưu điểm và những hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học:
a/. Ưu điểm: Tiêu diệt được nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
b/. Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, không thích nghi nên phát triển kém.
- Thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại.
- Sự tiêu diệt loài sinh vật này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
- Một số loài vừa có lợi vừa có hại.
Câu 12: Động vật quý hiếm:
1/. Khái niệm: ĐV quý hiếm là những ĐV có giá trị về nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, khoa học,  đồng thời là loài đang có số lượng giảm sút nghiêm trọng trong tự nhiên.
2/. Các cấp độ nguy cấp của ĐV quý hiếm:
- Cấp độ rất nguy cấp (CR): ốc xà cừ, hươu xạ, 
- Cấp độ nguy cấp (EN): tôm hùm đá, rùa núi vàng, 
- Cấp độ sẽ nguy cấp (VU): cà cuống, cá ngựa gai, 
- Cấp độ ít nguy cấp (LR): sóc đỏ, khướu đầu đen, gà lôi trắng, 
3/. Các biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm:
- Bảo vệ môi trường sống.
- Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép.
- Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
- Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài khủng long? Tại sao các loài bò sát nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?
- Do sự biến đổi của vỏ trái đất và khí hậu (lạnh hơn).
- Thiếu thức ăn do thực vật ngày càng khan hiếm.
- Sự ra đời của chim và thú: cạnh tranh thức ăn, nơi ở, 
« Các loài bò sát nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay do: nhu cầu thức ăn ít hơn, đồng thời cơ thể nhỏ giúp chúng dễ lẫn trốn.
Câu 14: Phân loại các lớp Động vật có xương sống:
1/. Lớp Cá:
a/. Lớp cá sụn: bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần. ĐD: cá mập, cá đuối, 
b/. Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương, có nắp mang. ĐD: cá chép, cá mè, cá trê, 
2/. Lớp Lưỡng cư:
a/. Lưỡng cư có đuôi: thân dài, đuôi dẹp, 4 chi tương đương nhau. ĐD: cá cóc Tam Đảo.
b/. Lưỡng cư không đuôi: thân ngắn, hai chi sau dài, khỏe hơn hai chi trước. ĐD: ếch đồng, cóc nhà, ễnh ương, 
c/. Lưỡng cư không chân: thiếu chi, thân dài, có mắt, miệng, răng. ĐD: ếch giun.
3/. Lớp Bò sát:
a/. Bộ có vảy: hàm ngắn, trứng có vỏ dai. ĐD: thằn lằn, rắn.
b/. Bộ Cá sấu: hàm dài, trứng có vỏ đá vôi. ĐD: cá sấu Xiêm, cá sấu sông Amazon, 
c/. Bộ Rùa: hàm không răng, có mai và yếm. ĐD: rùa nước ngọt, rùa biển, đồi mồi, 
4/. Lớp Chim:
a/. Nhóm Chim chạy: cánh ngắn, yếu, chân cao, to, khỏe. ĐD: đà điểu.
b/. Nhóm Chim bơi: cánh dài, khỏe, chuyên hóa thành dạng bơi chèo; bộ lông dày, không thấm nước; chân có màng bơi. ĐD: chim cánh cụt.
c/. Nhóm Chim bay: hầu hết đều biết bay (cấu tạo giống chim bồ câu). ĐD: gà, vịt, chim cắt, chim cú, 
5/. Lớp Thú: 
a/. Bộ Thú huyệt: mang nhiều đặc điểm của lớp Chim:
- Bộ lông dày, không thấm nước.
- Mỏ dẹp, bằng chất sừng.
- Chân có màng bơi.
- Đẻ trứng.
² Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì: có bộ lông mao và có tuyến sữa.
b/. Bộ thú túi: 
- Chi trước ngắn, chi sau dài, khỏe, đuôi dài.
- Đẻ con (con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng mẹ).
- Thú mẹ có núm vú, bú thụ động.
c/. Bộ Dơi: Là thú có đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống bay:
- Có màng cánh da rộng.
- Thân ngắn nên có cách bay nhanh, thay hướng đổi chiều 1 cách linh hoạt.
- Chân yếu bám chặt vào cành cây, khi bắt đầu bay chân rời vật bám.
- Bộ răng nhọn để phá lớp vỏ kitin của sâu bọ hoặc vỏ quả.
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
d/. Bộ Cá voi: Thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước:
- Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn.
- Lớp mỡ dưới da rất dày.
- Chi trước biến đổi thành vây bơi, chi sau nằm ngang.
- Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- Hô hấp bằng phổi, mũi nằm ở trên lưng.
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
e/. Bộ Ăn sâu bọ: bộ răng đều nhọn; thị giác kém nhưng khứu giác rất phát triển. ĐD: chuột chù, chuột chũi.
f/. Bộ Gặm nhấm: răng cửa lớn, sắc và thường xuyên mọc dài ra; có khoảng trống hàm. ĐD: chuột đồng, sóc, nhím, 
g/. Bộ Ăn thịt: có đủ 3 loại răng; các ngón chân có vuốt cong; bàn chân có đệm thịt dày. ĐD: hổ, sư tử, báo, chó, 
h/. Bộ Móng guốc:
- Guốc là phần chất sừng bao lấy đốt cuối cùng của ngón.
- Có 3 bộ Móng guốc:
+ Bộ Guốc chẵn: số ngón chân là 2 hoặc 4; đa số nhai lại, có sừng. ĐD: lợn, bò, dê, 
+ Bộ Guốc lẻ: chân có 1 hoặc 3 ngón; không có sừng, không nhai lại. ĐD: ngựa, tê giác.
+ Bộ Voi: chân có 5 ngón; có vòi, ngà; da dày. ĐD: voi.
i/. Bộ Linh trưởng: 
- Đi bằng hai chân. 
- Thích nghi với đời sống cầm nắm, leo trèo:
+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón.
+ Ngón cái đối diện với các ngón khác.
- Bộ não rất phát triển.
Câu 15:Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Lưỡng cư không đuôi có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư, chúng đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.
Câu 16: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch đồng?
- Sinh sản vào cuối mùa xuân
+ Tập tính: ếch đực ôm ếch cái, đẻ trứng ở các bờ vực nước.
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
- Phát triển: trứng Š nòng nọc Š ếch (phát triển có biến thái).

File đính kèm:

  • docde_cuong_hk2_20142015_20150726_104324.doc