Giáo án Sinh học 6 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 - Qua làm thí nghiệm hs xác định thân dài ra do phần ngọn.

 - Giải thích được các hiện tượng bấm ngọn và tỉa cành trong sản xuất.

 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II.CHUẨN BỊ

 - GV: Tranh vẽ phóng to H.14.1 trang 46. “Thí nghiệm cây dài ra do phần ngọn”

Vật mẫu: kết quả thí nghiệm của hs đã tiến hành và bảng số liệu.

 - HS: Xem trước bài ở nhà.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1.Ổn định lớP.

 2.Kiểm tra bài cũ:

 Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thân ? Phân biệt chồi hoa và chồi lá ?

 Thân cây gồm thân chính, cành, chồi ngọn và .; phân biệt chồi

 3.Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái các loại rễ biến dạng:

 Mục tiêu: hs tự phân loại các loại rễ biến dạng theo ý kiến của nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 13	 	Tuần: 7
CHƯƠNG III THÂN
BÀI 13 CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: 
	- Mô tả được cấu tạo ngoài của thân. 
	- Phân biệt được: chồi lá với chồi hoa; thân đứng với thân leo, bò. 
	- Nhận biết được chồi là, hoa; nhận dạng thân trong thực tế . 
2.Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 
 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , bảo vệ thiên nhiên .
II.CHUẨN BỊ 
 	- GV: +Bảng phụ ghi nội dung bảng đầu trang 45. 
 	+Tranh vẽ phóng to Hình 13.2 “Cấu tạo chồi lá và chồi hoa”, Hình 13.3 “Các loại thân ”
 	- HS: Kẻ trước bảng vào vở bài tập. Xem trước bài ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
	- Kể tên 2 loại rễ biến dạng; cho ví dụ ? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng đối với cây ? 
 3.Nội dung bài mới:
	Thân cây là CQSD của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong thân và nâng đỡ tán lá. Vậy, thân cây gồm những bộ phận nào ? Có thể chia thành mấy loại ?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của thân.
.
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
 Yêu cầu h.sinh dể các cành cây lên bàn thảo luận nhóm trả lời: 
 + Thân mang những bộ phận nào ? 
 + Những điểm giống nhau giữa thân và cành ? 
 + Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành ? 
 + Vị trí của chồi nách ? 
 + Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phân nào của thân cây ? 
Dùng 1 cành cây thật, hướng dẫn học sinh quan sát phân biệt các bộ phận của thân cây. 
Treo tranh vẽ p.to, y/c hs: 
 + Tìm điểm giống nhau giữa chồi hoa và chồi lá ? 
 + Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây ? 
 Quan sát cành cây, đối chiếu với tranh, thảo luận nhóm trả lời 5 câu hỏi mục Ñ. 
Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Quan sát chồi hoa và chồi lá, trao đổi nhóm; đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.
I. Cấu tạo ngoài của thân: 
 Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. 
Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chổi lá. 
 +Chồi hoa: mang các mầm hoa, sẽ phát triển thành hoa. 
 + Chồi lá: mang mầm lá, sẽ ph.triển thành cành mang lá. 
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân:
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
 Treo tranh vẽ phóng to hình 13.3 “ Các loại thân ”. Hướng dẫn học sinh quan sát .
Yêu cầu h.sinh đọc thông tin mục 2; thảo luận nhóm, hoàn thành btập mục r đầu trang 45. 
Treo Bảng phụ ghi nội dung bảng đầu trang 45. 
Yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Quan sát theo hướng dẩn. 
Cá nhân đọc thông tin mục ð ở phần 2. Thảo luận nhóm hoàn thành bảng. 
Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Nghe gv thông báo tóm tắc. 
II. Các loại thân: 3 loại
Thân đứng: 3 dạng
 + Thân gỗ: cứng, cao, có cành, vd: ổi, mít, cam, ... 
 + Thân cột: cứng, cao, không cành, vd: cau, dừa..
 + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp, vd: cỏ mực, rau bợ... 
 Thân leo: 
 + Thân quấn: mồng tơi, 
 + Tua cuốn: mây, khổ qua, dưa leo, ...
 Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát mặt đất, vd: cỏ sữa, rau má, .
4.Củng cố:	
 	Yêu cầu học sinh làm bài tập cuối trang 45. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Tiếp tục hoàn thành bài tập, 
- Theo dõi thí nghiệm đã tiến hành và ghi kết quả báo cáo. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 14	 	Tuần: 7
BÀI 14 THÂN DÀI RA DO ĐÂU
I.MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: 
	- Qua làm thí nghiệm hs xác định thân dài ra do phần ngọn. 
	- Giải thích được các hiện tượng bấm ngọn và tỉa cành trong sản xuất. 
	2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 
	3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. 
II.CHUẨN BỊ
	- GV: Tranh vẽ phóng to H.14.1 trang 46. “Thí nghiệm cây dài ra do phần ngọn” 
Vật mẫu: kết quả thí nghiệm của hs đã tiến hành và bảng số liệu.
	- HS: Xem trước bài ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1.Ổn định lớP.
 2.Kiểm tra bài cũ:
	Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thân ? Phân biệt chồi hoa và chồi lá ?
Thân cây gồm thân chính, cành, chồi ngọn và ...; phân biệt chồi 
 3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái các loại rễ biến dạng:
Mục tiêu: hs tự phân loại các loại rễ biến dạng theo ý kiến của nhóm. 
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng 
Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, gv ghi kết quả . 
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ð, thảo luận nhóm 5’ câu hỏi mụcÑ: 
 + So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn ? 
 + Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào ? 
 + Xem lại bài 8 “ Sự lớn lên và ph.chia tế bào”, giải thích vì sao thân dài ra được ? 
Treo Tranh vẽ phóng to h. 14.1, nx, bs. 
Giải thích cho hs tác dụng của việc bấm ngọn và tìa cành. 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. 
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
- Quan sát tranh theo hướng dẩn, nghe gv bổ sung. 
Nghe gv thuyết trình về tdụng của việc bấm ngọn và tỉa cành. 
I. Sự dài ra của thân: 
 1) Thí nghiệm: sgk
Kết quả: 
 + Cây không ngắt ngọn có cao thêm. 
 + Cây ngắt ngọn không cao thêm được. 
 2) Kết luận: Cây dài ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn. Vậy, cây dài ra là do phần ngọn và lóng .
 3) Ứng dụng : 
Bấm ngọn : với cây lấy hoa, quả, hạt. 
Tỉa cành : đối với cây lấy gỗ, sợi. 
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế.
Mục tiêu: vận dụng kiến thức để bấm ngọn, tỉa cành cho cây phù hợp với nhu cầu sản xuất. 
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hãy đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi mục Ñ: giải thích tại sao người ta bấm ngọn, tỉa cành như vậy ? 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
Giáo dục học sinh bảo vệ tính toàn vẹn của cây , hạn chế việc làm vô ý thức : bẻ cành cây , đu , trèo , làm gãy hoặc bóc vỏ cây 
Cá nhân đọc thông tin , đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
- Mỗi Hs đưa ví dụ .
II. Giải thích những hiện tượng thực tế: 
Bấm ngọn: Ví dụ: bầu, mướp, dưa leo,  
Tỉa cành: Ví dụ: đay, gai, tràm..
- Kết luận : Ta có thể bấm ngọn hoặc tỉa cành để cây phát triển theo mong muốn sản xuất.
4. Củng cố:
 Tích hợp:Thân cây dài ra là nhờ mô phân sinh ngọn và nhờ có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, sinh sản nhanh đáp ứng nhu cầu cho con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, tránh việc làm vô ý thức như bẻ cành, chăm sóc cây ở trong trường, thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
 Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2 sgk trang 47. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập cuối trang 47. 
- Đọc mục “Em có biết” và làm trò chơi giải ô chữ. 
- Nghiên cứu bài tiếp theo 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Ký duyệt tuần 7
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 6-Tuan 7.doc