Giáo án Sinh học 6 - Tuần 36+37 - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu

- Xác định được nơi sống của một số thực vật, sự phân bố của các nhóm thực vật chính. Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật hạt kín như: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín( Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm).Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường.

- Rèn kĩ năng quan sát thực hành, kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.

II. Phương pháp: Hoạt động nhóm, Đàm thoại, Nghiên cứu tìm tòi.

III. Chuẩn bị:

 GV: - Địa điểm.

 - Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.

 HS: - Ôn tập kiến thức có liên quan.

 - Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm.

 + Dụng cụ đào đất.

 + Túi nilông trắng.

 + kéo cắt cây.

 + Kẹp ép tiêu bản.

 + Panh, kính lúp.

 + Nhãn ghi tên cây(theo mẫu)

 - Kẻ sẵn bảng theo mẫu sgk (tr173).

IV. Tiến trình bài dạy

 1. Ổn định: 1’

 2. Kiểm tra bài cũ: 5’

 3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 36+37 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/5/2014	Ngày dạy: 12-24/5/2014
Tuần 36	Tiết PPCT: *
BÀI TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức từ chương VII đến chương X qua các dạng bài tập 
2. Kỹ năng: Khái quát so sánh và phân tích
3. Thái độ: Hs có ý thức tự giác trong học tập
II. Phương pháp
- Hỏi đáp thảo luận
III. Đồ dùng
-GV: chuẩn bị một số dạng bài tập
- Hs: Xem lại các bài tập trong SBT và SGK trước bài ở nhà
IV. Tiến trình 
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
H: Hãy nêu hình dạng và cấu tạo của địa y
3. Bài tâp.
Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng :
Hạt một lá mầm khác với hạt hai lá mầm là:
có phôi nhũ b. Phôi có một lá mầm c. Phôi có hai lá mầm
Đáp án: b
Tảo là thực vật bậc thấp vì:
Cơ thể cấu tạo đơn bào
Sống dưới nước 
Chưa có rễ, thân, lá thật sự
Đáp án: c
Bài tập 2: Hãy chọn các cụm từ sau đây: Thân, bào tử, rễ, túi bào tử, lá, mạch dẫn, ngọn. điền vào chổ trống cho thích hợp
“Cơ quan sinh dưỡngcủa rêu gồm có ...,...,chưa có ..thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có ..Rêu sinh sản bằng.được chứa trong..cơ quan này nằm ở..cây rêu”
Đáp án: Thân, lá. Rễ. Mạch dẫn. Bào tử. Túi bào tử. Ngọn
Bài tập 3: Hãy lấy vd về tên các loại quả, hạt và đánh dấu (x) vào bảng cho thích hợp với các cách phát tán mà em biết
TT
Tên quả, hạt
 Cách phát tán của quả và hạt
Nhờ gió
Nhờ động vật
Tự phát tán
1
Quả chò
 x
2
Hạt thông
 x
3
Quả cải
 x
4
5
Bài tập 4: Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Điều đó đúng hay sai?Vì sao? Cho vd
Trả lời:
Đúng vì những hạt đó nhẹ( Hạt hoa sữa, hạt hoa cỏ mây)
Bài tập 5: Phân biệt hình dạng và cấu tạo nón đực và nón cái của thông
Trả lời:
- Nón đực:
+ Hình dạng: Nhỏ màu vàng, mọc thành cụm
+ Cấu tạo: Trục nón, vảy( nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa hạt phấn
- Nón cái:
+ Hình dạng: Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc
+ Cấu tạo: Trục nón, vảy( lá noãn) , noãn
V.Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:10/5/2014	Ngày dạy: 12-24/5/2014
Tuần 36+37	Tiết PPCT: 68+69+70
THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
- Xác định được nơi sống của một số thực vật, sự phân bố của các nhóm thực vật chính. Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật hạt kín như: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín( Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm).Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường.
- Rèn kĩ năng quan sát thực hành, kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
II. Phương pháp:	Hoạt động nhóm, Đàm thoại, Nghiên cứu tìm tòi.
III. Chuẩn bị:
 GV: - Địa điểm.
 - Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
 HS: - Ôn tập kiến thức có liên quan.
 - Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm.
 + Dụng cụ đào đất.
 + Túi nilông trắng.
 + kéo cắt cây.
 + Kẹp ép tiêu bản.
 + Panh, kính lúp.
 + Nhãn ghi tên cây(theo mẫu)
 - Kẻ sẵn bảng theo mẫu sgk (tr173).
IV. Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung
Hoạt động1:
- Giáo viên nêu yêu cầu hoạt động theo nhóm 
- Nội dung quan sát :
+ Quan sat hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chúng thành nhóm.
+ Thu thập vật mẫu.
- Ghi chép ngoài thiên nhiên : GV chỉ dẫn các yêu cầu phải ghi chép .
- Cách thực hiện 
+ quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả.
+ Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: cạn, nước .
+ Lấy mẫu cho vào túi ni lon : lưu ý học sinh khi lấy mẫu gồm các bộ phận :
 * Hoa hoặc quả :
 * Cành nhỏ( đối với cây )
 * Cây ( đối với cây nhỏ )
( buộc nhãn tên cây để tránh nhầm lẫn và giáo viên nhắc nhở học sinh chỉ lấy mẫu ở cây mọc dại ) .
- GV yêu cầu học sinh xác định tên một số cây quen thuộc.
- Xác định vị trí phân loại : 
+ Tới lớp : đối với thực vật hạt kín .
+ Tới ngành : đối với các ngành rêu, dương xỉ , hạt trần 
- GV yêu cầu HS ghi chép ngay những điều quan sát được và thống kê vào bảng kẻ sẵn .
1. Quan sát ngoài thiên nhiên.
Quan sát hình thái một số thực vật.
b. Nhận dạng thực vật , xếp chúng vào nhóm .
Ghi chép - kết luận :
Hoạt động 2:
 Gv yêu cầu HS có thể quan sát theo một trong 3 nội dung.
+ Quan sát biến dạng của rể, thân, lá.
+ Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thức vật và giữa thực vật với động vật.
+ Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan.
- Thực hiện:
GV phân công các nhóm lựa chon nội dung quan sát.
 VD: Quan sát mối quan hệ , nghiên cứu các vấn đề sau :
 + Hiện tượng cây mọc trên cây : rêu , lưỡi mèo tai chuột .
 + Hiện tượng cây bóp cổ : cây si , cây đa, cây đề mọc trên cây gỗ to.
 + Qs TV sống ký sinh : tầm gửi , dây tơ hồng.
 + Qs hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ TV với TV và TV với ĐV.
2. Quan sát nội dung tự chọn
Hoạt động 3:
 - GV tập trung lớp.
 - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được.
 Nhóm khác bổ sung.
- GV giải đáp các thắc mắc của HS.
.- GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK .
3. Thảo luận toàn lớp.
 4.Củng cố¸: 5’
 - GV nhận xét tinh thần, ý thức tham gia buỏi thực hành.
 - GV nhận xét đánh giá các nhóm, tuyên dương các nhóm có kết quả tốt .
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
	 - Nhắc nhở HS hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
 - Tập làm mẫu cây khô theo hướng dẫn SGK
V. Rút kinh nghiệm
	 Tân Phú, ngày tháng năm 2014
	DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • doctuần 36+37.doc
Giáo án liên quan