Giáo án Sinh học 6 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.

 - Viết và giải thích được sơ đồ tóm tắt sự quang hợp.

 - Phân tích thí nghiệm để xác định được chất mà lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích thí nghiệm, khái quát hóa.

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

II.Chuẩn bị:

- Thầy: + Dụng cụ: 2 chuông thuỷ tinh, 2 chậu đất có cây, 2 khay nhựa, 1 cốc 250 ml, 1 ống nhỏ giọt, 2 đĩa đồng hồ.

 + Hoá chất: nước vôi trong, dd iôt loãng.

+ Vật mẫu: 2 cây trồng trong chậu có điều kiện sống như nhau.

 - Trò: Xem trước bài ở nhà.

III. Các bước lên lớp

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ

- Trình bày thí nghiệm chứng minh lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ? Tại sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ?

- Nêu thí nghiệm chứng minh lá thải khí oxi ngoài ánh sáng ? Tại sao khi nuôi cá trong bể kính người ta phải thả thêm rong ?

 3. Nội dung bài mới

 Mở bài: Các em đã biết lá cây quang hợp tạo ra tinh bột và nhã ra khí oxi. Vậy, cây cần sử dụng những chất gì để chế tạo ra tinh bột ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2015 
Tiết thứ: 23 Tuần: 12 	
BÀI 21 QUANG HỢP
I.Mục tiêu: 
	1.Kiến thức:
	- Nêu được lá cây quang hợp khi có á.sáng tạo ra tinh bột và nhã khí oxi.
	- Phân tích được thí nghiệm để rút ra kết luận.
	- Vận dụng: giải thích được 1 số hiện tượng thực tế: trồng cây chổ có ánh sáng và thả rong vào bể cá cảnh.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích thí nghiệm, thực hành thí nghiệm.
	3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: + Dụng cụ: 1 giá sắt, 1 kẹp sắt, 1 đèn cồn, 2 cốc thuỷ tinh 250 ml, băng giấy đen, 2 ống nghiệm, 1 phểu, 1 ống nhỏ giọt. 
 + Hoá chất: dung dịch iốt loãng, cồn 90o, quẹt diêm. 
 + Vật mẫu: cơm nguội / ruột bánh mì, cành rong đuôi chó, dây khoai lang có lá được thử bịt bặng đen. 
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ: Không 
 Mở bài: Cấu tạo tế bào thịt lá như thế nào ? Ý nghĩa ? Lá cây nhận ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp, quá trình quang hợp cần có những điều kiện gì ? 
 3.Nội dung bài mới 
 	Hoạt động mở đầu: nhỏ dd iốt lên cơm nguội. Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra ? Gv giải thích cho hs hiện tượng xảy ra . 
Hoạt động1: Tìm hiểu thí nghiệm 1 để xác định lá cây chế tạo chất gì và trong điều kiện như thế nào ?
Mục tiêu: mô tả được thí nghiệm, rút ra kết luận về chất tạo ra trong quá trình quang hợp. 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
 Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, 
Kiểm tra kết quả thí nghiệm các nhóm; 
Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm ? 
Lấy kết quả 1 nhóm, tiến hành đun sôi cách thủy và thử dd iôt. 
Hãy nhận xét hiện tượng khi nhỏ dd iôt lên lá khoai lang làm thí nghiệm ? Giải thích hiện tượng xảy ra ? 
Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm; Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Vậy qua q.trình q.hợp cây đã c.tạo được chất gì ? 
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. 
Đại diện 1 nhóm báo cáo cách tiến hành. 
Quan sát kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Quan sát thí nghiệm theo hướng dẫn của gv. 
T.luận nhóm đ.diện pb, nhóm khác bs. 
I. Xác định chất mà lá chế tạo khi có ánh sáng: 
 1) Thí nghiệm: sgk
 Kết quả : 
 + Phần lá không bị bịt có màu xanh tím. 
 + Phần lá bị bịt thì không. 
 2) Kết luận : 
Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. 
Hoạt động2: Tìm hiểu chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
Mục tiêu: phân tích được thí nghiệm để rút ra kết luận về chất khí mà lá thải ra ngoài không khí khi chế tạo tinh bột. 
Y/c h/s quan sát thí nghiệm do gv tiến hành hướng dẩn hs quan sát , th.luận nhóm trong 3’: 
 + Cành rong ở cốc nào đã ch.tạo được t.bột ? Vì sao ? 
 + Những hiện tượng nào trong thí nghiệm chứng tỏ chứng tỏ cành rong trong cốc thải ra khí ? Đó là khí gì ?
 + Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm trên ? 
Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh n.dung.
Quan sát kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm trong 3’ 
 Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Nghe gv thông báo kết quả hoàn chỉnh. 
II. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột: 
 1) Thí nghiệm: sgk
Kết quả: 
 + Cành rong trong cốc B có những bọt khí xuất hiện. 
 + Cành rong trong cốc A thì không. 
 2) Kết luận: 
Trong quá trình lá chế tạo tinh bột, lá đã nhã khí oxi ra môi trường ngoài. 
4.Củng cố:
 Tích hợp: Cây xanh quang hợp gớp phần điều hòa khí hậu, làm trong lành bầu không khí, có ý nghĩa quan trọng đối với con người và tự nhiên. Vì vậy các em phải có ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây, chăm sóc cây ở trong trường, địa phương, trồng rừng
 Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 70. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Xem trước nội dung còn lại của bài. 
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trồng chậu cây trong chậu. 
IV.Rút kinh nghiệm: 
	.
	.
	.
	.
Ngày soạn: 27/10/2015 
Tiết thứ: 24 	Tuần: 13 
BÀI 21 QUANG HỢP (TT)
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
	- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
	- Viết và giải thích được sơ đồ tóm tắt sự quang hợp. 
	- Phân tích thí nghiệm để xác định được chất mà lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột. 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích thí nghiệm, khái quát hóa. 
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
II.Chuẩn bị: 
- Thầy: + Dụng cụ: 2 chuông thuỷ tinh, 2 chậu đất có cây, 2 khay nhựa, 1 cốc 250 ml, 1 ống nhỏ giọt, 2 đĩa đồng hồ. 
 + Hoá chất: nước vôi trong, dd iôt loãng.
+ Vật mẫu: 2 cây trồng trong chậu có điều kiện sống như nhau.
	- Trò: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ 
- Trình bày thí nghiệm chứng minh lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ? Tại sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ? 
- Nêu thí nghiệm chứng minh lá thải khí oxi ngoài ánh sáng ? Tại sao khi nuôi cá trong bể kính người ta phải thả thêm rong ? 
 3. Nội dung bài mới 
 Mở bài: Các em đã biết lá cây quang hợp tạo ra tinh bột và nhã ra khí oxi. Vậy, cây cần sử dụng những chất gì để chế tạo ra tinh bột ? 
Hoạt động1: Tìm hiểu lá cây cần những chất gì để chế tạo ra tinh bột.
+ Mục tiêu: qua thí nghiệm, hs biết được cây cần nước, khí cacbonic, ánh sáng để tạo tinh bột. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Thuyết trình thông tin ð, cho hs quan sát kết quả thí nghiệm. 
Gv tóm tắt thí nghiệm, 
Y/cầu hs thảo luận nhóm trong 5’: 
Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào ? 
Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được t.bột ? 
Từ kết quả đó có thể rút ra k.luận gì ? 
Tạo sao quanh nhà và nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh?
Nghe gv thông báo thông tin về đđiểm cấu tạo phiến lá phù hợp với chức năng trao đổi khí. 
Thảo luận nhóm, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
I. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột ?
 1. Thí nghiệm: sgk
 2. Kết luận : không có khí cacbonic, lá không chế tạo được tinh bột. 
Vậy : Cây cần nước, ánh sáng, khí cacbonic để tạo tinh bột. 
Hoạt động2: Hình thành khái niệm về quang hợp.
+Mục tiêu: nêu được khái niệm, viết sơ đồ tóm tắc sự quang hợp. 
Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, và đại diện viết sơ đồ tóm tắc sự quang hợp. 
Yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ trên: 
 + Lá cây dùng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ? 
 + Lá cây tạo ra tinh bột trong đ.kiện như thế nào ? 
Ngoài tinh bột, lá cây còn tạo được chất hữu cơ nào khác ? 
HS có ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương , trồng cây gây rừng
Cá nhân đọc thông tin sgk, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung sơ đồ tóm tắc sự quang hợp. 
Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.
II. Khái niệm về quang hợp: 
Sơ đồ tóm tắc sự quang hợp:
Nước + khí cacbonic ¾as, diệp lục® tinh bột + khí oxi 
* Khái niệm về quang hợp: 
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng tạo ra tinh bột và nhã khí oxi. 
4.Củng cố: 
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 72. 
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Đọc mục “Em có biết” trang 73 – 74 
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 22.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ký duyệt tuần 12
Ngày 02 tháng 11 năm 2015
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 6-Tuan 12.doc
Giáo án liên quan