Giáo án Sinh học 6 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Nêu được 1 số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của: rễ, thân, tế bào thực vật.

- Phân tích được đặc điểm sinh lý (cấu tạo) một số bộ phận của cây.

2.Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng vẽ hình, phân tích.

3.Thái độ : Yêu thích môn học .

II.Chuẩn bị :

+GV: Đề KT

+HS: Ôn bài

III. Các bước lên lớp

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ : Không

 3.Nội dung bài mới:

 Ma trận

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2015
Tiết thứ: 19 	Tuần: 10 
ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
	1.Kiến thức: 
	- Hệ thống lại các kiến thức đã học từ chương 3 trở về trước nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra giữa học kì. 
	- So sánh đuợc cấu tạo của: thân non với miền hút của rễ; so sánh, giải thích được một số hiện tượng thực tế. 
	2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh. 
	3.Thái độ: Yêu thích môn học .
II.Chuẩn bị: 
	- Thầy: Hệ thống câu hỏi theo trọng tậm của chương trình.
	- Trò: Ôn lại bài cũ 
III. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Nội dung bài mới: 
	Nhằm hệ thống các kiến thức trong chương trình và chuẩn bị cho buổi kiểm tra giữa học kì. 
Hoạt động 1: giới hạn kiến thức trọng tâm chương trình:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung ghi bảng
- Đưa ra hệ thống câu hỏi
1.Đặc điểm chung của thực vật là gì ? 
2.Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? 
3.Kể tên các thành phần của tế bào thực vật ? Vẽ hình ? Chú thích ? 
4.Các loại rễ, các miền của rễ. 
5.Cấu tạo miền hút của rễ ? Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ có chú thích ? 
6.Cấu tạo trong của thân non như thế nào ? Vẽ sơ đồ cấu tạo trong của thân non ? S.sánh với c.tạo miền hút của rễ ? 
7.Phân biệt các loại thân ? cho ví dụ ? 
8.Thân dài và to ra do đâu ? 
Giải thích các hiện tượng thực tế: bấm ngọn, tỉa cành ? 
Dác khác ròng như thế nào ? 
9.Mạch gỗ và mạch rây có vai trò như thế nào ? 
10.Kể tên một số loại: rễ biến dạng ? Thân biến dạng ? (có cho vd minh họa)
-Gv hướng dẫn .
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
-Trả lời - bổ sung 
I.Giới hạn kiến thức trọng tâm chương trình:
-Đặc điểm chung của thực vật là gì ? 
-Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? 
-Kể tên các thành phần của tế bào thực vật ? Vẽ hình ? Chú thích ? 
-Các loại rễ, các miền của rễ. 
-Cấu tạo miền hút của rễ ? Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ có chú thích ? 
-Cấu tạo trong của thân non như thế nào ? Vẽ sơ đồ cấu tạo trong của thân non ? S.sánh với c.tạo miền hút của rễ ? 
-Phân biệt các loại thân ? cho ví dụ ? 
-Thân dài và to ra do đâu ? 
Giải thích các hiện tượng thựcc tế: bấm ngọn, tỉa cành ? 
Dác khác ròng như thế nào ? 
-Mạch gỗ và mạch rây có vai trò như thế nào ? 
-Kể tên một số loại: rễ biến dạng ? Thân biến dạng ? (có cho vd minh họa)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ hình và làm các bài tập trắc nghiệm
Vẽ hình: hướng dẫn học sinh cách vẽ hình: vẽ bằng viết chì xong phải tô lại cùng màu mực với bài làm.
Tế bào thực vật 
Cấu tạo miền hút của rễ. 
Sđ c.tạo trong của thân non 
Dạng bài tập trắc nghiệm khách quan: 
Điền từ: hs chỉ chọn từ thích hợp rồi ghi vào bài làm: ví dụ: (1) , (2) , (3)  , (có thể cho hoặc không cho sẵn từ, cụm từ) 
Chọn câu trả lời đúng: chỉ ghi kết quả vào bài làm: 
 vd: chọn câu trả lời đúng về cấu tạo trong của thân non: 
	a) Vỏ gồm thịt vỏ và ruột; 
	b) Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ và mạch rây; 
	c) Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ. 
4. Củng cố
	- Nhắc lại kiến thức trọng tâm cần ôn.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	- Ôn lại bài.
	- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 14/10/2015 
Tiết thứ: 20 	Tuần: 10 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
- Nêu được 1 số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của: rễ, thân, tế bào thực vật. 
- Phân tích được đặc điểm sinh lý (cấu tạo) một số bộ phận của cây. 
2.Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng vẽ hình, phân tích. 
3.Thái độ : Yêu thích môn học .
II.Chuẩn bị :
+GV: Đề KT
+HS: Ôn bài 
III. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ : Không 
 3.Nội dung bài mới:
	Ma trận
CHỦ ĐỀ
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
TỔNG
Biết 
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu
1(0,5)
1(0,5)
Đại cương 
Tế bào thực vật
1(0.5đ)
1(0,5)
Rễ
1(0.5đ )
2(1đ )	2
2(4đ )
5(5.5đ)
Thân
3(1.5đ )	2
1(2đ )
4(3.5đ)
TỔNG
2(1đ )
4(3đ)
3(6đ)
11(10đ)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm):
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng nhất ..
Câu 1: Hiện tượng 	vật sống lấy chất cần thiết từ môi trường và loại bỏ chất bả ra ngoài được gọi là:
A. Trao đổi chất	B. Sự lớn lên	C.Sự sinh sản	D. Chuyển động
Câu 2: Sinh vật có tác hại phá hoại cây cối, mùa màng là:
A. Muỗi	B. Sâu bọ	C. Ruồi	D. Vi khuẩn
Câu 3: Cây thích nghi với đời sống ở sa mạc là:
A. Cây rong	B.Cây bắp	C. Cây lúa	D. Cây xương rồng
Câu 4: Cây thích nghi và sống được ở nơi băng giá là:
A. Cây xoài	B.Cây rêu	C. Cây mít	D. Cây vú sữa
Câu 5: Cơ quan sinh sản của cây có chức năng:
A. Nuôi dưỡng cây	B.Giúp cây leo lên	
C. Duy trì và phát triển nòi giống	D. Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
Câu 6: Loại rễ cây gồm rất nhiều rễ có kích thước bằng nhau mọc từ gốc than, tỏa ra thành chùm là:
A. Rễ trụ	B. Rễ chùm	C. Rễ cọc	D. Tất cả đều sai
Câu 7: Căn cứ vào chức năng rễ được phân thành:
A. 1 miền	B. 2 miền	C. 3 miền	D. 4 miền
Câu 8: Đối với những loại rau trồng để ăn lá, thân thì loại muối khoáng cây cần nhất là:
A. Kali	B. Lân	C. Đạm	D. Một loại muối khác.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ?
Câu 2: Rễ gồm có mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?
Câu 3: Có mấy loại thân chính? Nêu rõ từng loại thân? Cho ví dụ mỗi loại?
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
A
0,5 điểm
2
B
0,5 điểm
3
D
0,5 điểm
4
B
0,5 điểm
5
C
0,5 điểm
6
B
0,5 điểm
7
D
0,5 điểm
8
B
0,5 điểm
Câu 1 : Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ.
 Biểu bì 
 Vỏ Thịt vỏ Mạch rây
Miền hút Bó mạch
	Mạch gỗ
 Trụ giữa
 Ruột
Câu 2: 
- Rễ gồm 4 miền:
Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng và miền chóp rễ.
- Chức năng:
+ Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền .
+Miền hút :Có lông hút, hấp thụ nước và muối khoáng từ môi trường vào cây .
+Miền sinh trưởng : Giúp cho rể dài ra .
+Miền chóp rễ :Che chở đầu rễ .
Câu 3: Có 3 loại thân chính: Thân đứng, thân leo, thân bò .
- Thân đứng gồm 3 dạng: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ . 
+Thân gỗ: Cứng cao có cành (Ví dụ: Ổi ,xoài ,mít )
+Thân cột: Cứng cao không cành ( Ví dụ: cây dừa, cau..)
+ Thân cỏ; Mềm, yếu, thấp ( VD: lúa, bắp)
- Thân leo: Gồm thân quấn, tua cuốn..
+ Tua cuốn: Từ thân mọc ra những tua cuốn vào trụ bám để leo lên. (VD: mướp, khổ qua,..)
- Thân bò: Mềm, yếu, bò lan dưới đất (VD: Rau má..)
4.Củng Cố 
 -Thu bài kiểm tra 
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Nhóm chuẩn bị: các loại lá cây cành mang lá ổi, cam, me, phượng, dâu tằm ăn, rẽ quạt, mòng tơi, hoa hồng, quỳnh, dừa cạn, tre, mía, lúa, 
- Xem trước nội dung bài 19. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
	..	..	..	..
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
6A2
6A3
Coäng
Ký duyệt tuần 10
Ngày ..tháng . năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 6-Tuan 10.doc
Giáo án liên quan