Giáo án Sinh Học 6 - Trường THCS Hanh Cù
Tuần 20
Tiết 38 THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học:
* KT: - Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Phân biệt được sự thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhân biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
* KN: - Kỹ năng quan sát nhận biết.
- Vận dụng KT để giải thích hiện tượng trong đời sống.
* TĐ: Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh phóng to hình 31.1 SGK.
- HS: Ôn lại bài cấu tạo và chức năng của hoa, khái niệm về thụ phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
- Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
lá có những biến đổi về hình thái gọi là................. - Cây xương rồng thích hợp sống ở nơi khô hạn, do vậy lá đã......................... để............. - Có ................trên củ hoàng tinh để.................. 5. Dặn dò: - Học và trả lời các câu hỏi ở SGK - Ôn tập theo đề cương, chuẩn bị cho thi học kì I * Rút kinh nghiệm: Tuần 15 Tiết 29 BÀI TẬP Ngày soạn: 28/11/2012 I. Mục tiêu bài học: - Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá. - Nhận biết các đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Làm mẫu lá ép khô. II. Phương tiện dạy học: * HS: - Sưu tầm một số cành và lá khác nhau. - Kẻ trước vào vở bảng bài tập. III. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 1 HS lên chỉ trên mẫu vật các bộ phận của lá và nêu chức năng quan trọng nhát của lá? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về lá - GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng bài tập sau: Đặc điểm Tên lá Kiểu gân lá Loại lá Kiểu xếp lá Hình mạng Song song Hình cung Lá đơn Lá kép Mọc cách Mọc đối Mọc vòng Lá ổi Lá trúc đào Lá lúa Lá mồng tơi Lá phượng Lá bèo Lá hoa hồng Lá dâu Lá mía Lá mít Hoạt động 2: Làm mẫu lá ép khô Mục tiêu: Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá. Làm mẫu lá ép khô. - GV hướng dẫn HS chọn các mẫu lá mà các em mang đến lớp. - Hướng dẫn HS cách tiến hành ép mẫu lá: lấy các lá tìm được về nhà ép vào giữa những tờ báo cho đến khi lá héo tái đi. Dùng băng dính đính lá vào một tờ bìa rồi tiếp tục phơi khô để làm tập bách thảo. Nhớ ghi chú vào mỗi lá: + Tên lá: + Kiểu gân: + Thuộc loại lá đơn hay lá kép: + Kiểu xếp lá trên thân, cành: 4. Kiểm tra – Đánh giá: - Giáo viên tổng kết 5. Dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà hoàn thành phần mẫu ép lá. - Tìm hiểu các thí nghiệm về sự quang hợp Tuần 15 Tiết 30 Chương V: SỰ SINH SẢN SINH DƯỠNG Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN Ngày soạn: 30/11/2012 I. Mục tiêu bài học: * KT: - Phát biểu được SSSD là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). - Tìm được 1 số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. * KN: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu. * TĐ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật. II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Tranh vẽ hình 26.4 SGK, kẻ sẵn bảng SGK trang 28. - Mẫu: Rau má, sài đất, củ gừng, nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm. * HS: - Chuẩn bị 4 mẫu như hình 26.4 SGK theo nhóm. - Ôn lại kiến thức của bài biến dạng thân, rễ. - Kẻ bảng SGK/88 vào vở. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Có các loại lá biến dạng nào? Sự biến dạng có ý nghĩa gì? - Hãy phát hiện trên những cây khác ở địa phương em có lá biến dạng, nói rõ lá biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây? 3. Bài mới: Ở một số cây có hoa, bộ phận rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy những cây mới đó được hình thành như thế nào? Hoạt động 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa: Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV: yêu cầu hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu q SGK trang 87. - GV: yêu cầu HS các nhóm trao đổi kết quả. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 88 SGK vào vở bài tập. - GV: nhận xét, bổ sung và kết luận. - HS: hoạt động nhóm - Cá nhân: Quan sát trao đổi mẫu kết hợp hình 26 SGK trang 87 -> Thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi mục q - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - Cá nhân nhớ lại kiến thức về các loại rễ thân biến dạng kết hợp với câu trả lời của nhóm -> hoàn thành bảng vào vở bài tập. - HS lên bảng điền vào từng mục, HS khác bổ sung. STT Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điều kiện nào? 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm 2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm Tiểu kết: - Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng - Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.... Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây: Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV yêu cầu HS đọc lệnh q ở mục 2 SGK - GV gọi vài HS đọc phần bài làm của mình cho cả lớp nghe. - GVgiúp HS hình thành khái niệm SSSD tự nhiên. - GV yêu cầu HS: + Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng SSSD tự nhiên? + Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu)? + Vậy cần có biện pháp gì? Và dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt trừ cỏ dại? - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, xem lại bảng, suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào những chỗ để trống trong các câu ở SGK (ghi vào vở bài tập) - HS đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét góp ý để hình thành khái niệm về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - HS suy nghĩ trả lời Tiểu kết: Sinh sản sinh sưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) 4. Kiểm tra - Đánh giá: - HS trả lời 3 câu hỏi ở SGK - Đối với câu 4 GV cần hướng dẫn cho HS - Ghi câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra HS: + Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? a. Cây mới được mọc lên từ hạt b. Cây mới được tạo thành từ thân cây có hoa c. Cây mới được tạo thành từ 1 mô hoặc 1 tế bào trần d. Cây mới được tạo thành từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) ở cây mẹ. - HS trao đổi chéo và chấm - HS tự đánh giá , GV nhận xét cho điểm 5. Dặn dò: - Về nhà soạn câu 4/88 SGK - Chuẩn bị mẫu vật cho bài sau: Các nhóm chuẩn bị cành rau muống vào cốc, bát đất ẩm, hoặc 1 đoạn sắn, 1 đoạn dây khoai tây....để cho ra rễ khi có tiết học mang cành đó đến lớp * Rút kinh nghiệm: Tuần 16 Tiết 31 SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI Ngày soạn: 05/12/2012 I. Mục tiêu bài học: * KT: - Phân biệt được SSSD tự nhiên và SSSD do người. - Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức SS do con người tiến hành. Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép. * KN: - Biết cách giâm, chiết, ghép. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, hợp tác. - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về các hình thức SSSD do con người. - Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm. * TĐ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Mẫu vật: Cành dâu, ngọn mía, rau muống giâm đã ra rễ - Tư liệu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm * HS: - Cành rau muống cắm trong bát đất, ngọn mía, cành sắn III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? hãy kể tên các cây có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết? - Muốn củ khoai tây không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào - Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ? 2. Bài mới: GV cung cấp kiến thức à yêu cầu HS phân biệt SSSD tự nhiên và SSSD do người. Hoạt động 1: Giâm cành Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV cho HS cả lớp trao đổi kết quả với nhau - Câu 3: GV giải thích thêm: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh -> HS rút ra kết luận - Vậy giâm cành là gì? - HS quan sát hình 27.1, kết hợp với mẫu vật của mình suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi ở mục q SGK /trang 89 yêu cầu nêu được: + Cành sắn hút ẩm mọc rễ + Cắm cành xuống đất ẩm -> ra rễ -> cây con - Một số HS phát biểu, HS khác bổ sung Tiểu kết: Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Hoạt động 2: Chiết cành Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV treo tranh 27.2 cho HS quan sát - GV giải thích thêm về kiến thức chiết cành: cắt bỏ một đoạn vỏ gồm cả mạch rây rồi bọc đất ẩm xung quanh chỗ cắt vỏ đó. Từ đó có thể gợi ý cho HS trả lời câu hỏi thứ 2 ở mục 2 - Giâm cành và chiết cành giống và khác nhau như thế nào? - HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi: + Chiết cành... + Rễ chỉ mọc ra từ mép vỏ ở phía trên vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo không chuyển qua mạch rây xuống dưới nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ở đó. + Cam, chanh, bưởi -> chậm ra rễ phụ - HS trả lời Tiểu kết: - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Hoạt động 3: Ghép cây Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV treo tranh 27.3 và hướng dẫn quan sát, gọi HS đọc £ SGK - Hỏi: + Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy cách ghép cây? + Ghép mắt gồm những bước nào? GV: Nhận xét, sữa chữa, hoàn thiện KT - HS đọc thông tin và quan sát hình 27.3 trả lời. + Ghép cây... + Có 2 cách ghép cây: ghép mắt và ghép cành + 4 bước chính... Tiểu kết: - Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho chúng tiếp tục phát triển - Có 2 cách ghép: Ghép mắt và ghép cành 4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá: - Thế nào là sinh sản sinh dưỡng do người? - Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm là gì? - HS đọc phần tổng kết SGK trang 91 - HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK 5. Dặn dò: - Tập giâm hoặc chiết một cành theo yêu cầu và hướng dẫn ở SGK trang 92 - Ôn tập chương sinh sản sinh dưỡng ở cây xanh - Chuẩn bị mỗi HS: 1 hoa bưởi hoặc hoa giâm bụt, 1 tờ giấy trắng, 1 dao cạo, 1 banh nhỏ. * Rút kinh nghiệm: Tuần 16 Tiết 32 Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA Ngày soạn: 6/12/2012 I. Mục tiêu bài học: * KT: - Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây. - Phân biệt được SS hữu tính có tính đực và cái khác với SSSD. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào SS hữu tính. - Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. * KN: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật * TĐ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Hoa dâm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng - Tranh ghép các bộ phận hoa, kính lúp, dao * HS: - Một số hoa giống GV III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là giâm cành? Chiết cành? Người ta thường dùng cách này với những cây nào? - Thế nào là ghép cây? Cho VD về ghép cây thường được nhiều nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt? - Thế nào là nhân giống vô tính trong ống nghiệm? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Các bộ phận của hoa Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV kiểm tra và phân phối mẫu vật - GV cho HS tách từng bộ phận của đài và tràng quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc của hoa. - Quan sát nhị và nhuỵ cho biét có mấy phần - Dùng dao cắt ngang bầu nhuỵ quan sát vị trí của noãn - GV treo tranh câm, yêu cầu HS lên chú thích - HS hoạt động theo nhóm (2 em): cùng quan sát 1 hoa theo hướng dẫn của SGK để tìm đầy đủ các bộ phận của hoa đó và ghi kết quả vào giấy nháp - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung - HS tách từng bộ phận đài và tràng để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc... - QS nhị và hạt phấn - QS nhuỵ hoa, cắt ngang phần bầu, dùng kính lúp quan sát noãn - HS lên bảng chú thích các bộ phận của hoa Tiểu kết: - Mỗi hoa thường có các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhuỵ. Hoa còn có cuống và đế - Nhị: + Chỉ nhị + Bao phấn chứa hạt phấn - Nhuỵ: + Đầu nhuỵ + Vòi nhuỵ + Bầu nhuỵ chứa noãn Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của hoa Hoạt động dạy Hoạt động hoc - H: Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhuỵ chúng có chức năng gì? - GV hướng dẫn HS quan sát lại 1 hoa xác định xem bộ phận nào bao bọc phần nhị và nhuỵ để trả lời câu hỏi - H: + Tế bào sinh dục đực của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa? + Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? + Vì sao nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa? + Sinh sản hữu tính khác với sinh sản dinh dưỡng như thế nào? - GV giáo dục các em biết bảo vệ hoa không được hái hoa ngắt nhị hoặc nhuỵ của hoa - HS đọc thông tin mục 2 SGK và trả lời câu hỏi + Bộ phận bảo vệ: đài, tràng (vị trí, đặc điểm, chức năng) - HS quan sát lại và trả lời câu hỏi: Yêu cầu nêu được: Bộ phận sinh sản chủ yếu: + Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. + Nhuỵ có noãn mang tế bào sinh dục cái. + Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực, cái tham gia sinh sản hữu tính. Tiểu kết: - Đài, tràng: Họp thành bao hoa, chức năng che chở bảo vệ cho nhị và nhuỵ - Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái - Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa 4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá: * Điền vào chỗ trống các từ còn thiếu: a) Mỗi hoa thường có các bộ phận chính là: .................................. b) Các tế bào ..................... của hoa nằm trong hạt phấn c) Các tế bào ..................... của hoa nằm trong noãn * HS làm bài tập trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng Bộ phận nào là quan trọng nhất của hoa? a. Bao hoa gồm đài và tràng b. Nhị và nhuỵ c. Nhị hoặc nhuỵ hoa d. Tất cả các bộ phận của hoa - Cho HS tự chấm chéo - GV đưa đáp án 5. Dặn dò: - Hoa dâm bụt, hoa cải, hoa bưởi, mướp, bí, ngô - Làm bài tập trang 95 * Rút kinh nghiệm: Tuần 17 Tiết 33 CÁC LOẠI HOA Ngày soạn: 12/12/2012 I. Mục tiêu bài học: * KT: - Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành cụm * KN: - Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc điểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa. - Kĩ năng tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi. - Kĩ năng lắng nghe tích cực. * TĐ: - Ý thức trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh và các loài hoa. II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Một số mẫu gồm hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về hoa * HS: - Mang đủ các hoa như đã dặn dò. - Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở bài tập. - Xem lại kiến thức về các loại hoa. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hoa có các bộ phận nào? Nêu chức năng, đặc điểm các bộ phận chính của hoa? - Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Bài mới: Giới thiệu bài như SGK Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV cho các nhóm thảo luận, kết quả - Gọi HS đọc bài của mình, nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh bảng. - GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa - GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ. - Cho HS hoàn thiện cột cuối bảng liệt kê. - GV quan sát, giúp HS điều chỉnh sai sót - GV hỏi: Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? - HS hoàn thành phần liệt kê về bộ phận sinh sản chủ yếu của một số hoa vào vở bài tập - Mỗi nhóm tập trung hoa của nhóm, HS lần lượt quan sát các hoa của nhóm hoàn thành cột 1, 2, 3 (để lại cột cuối) trong bảng ở vở bài tập - HS phân chia hoa thành hai nhóm -> viết ra giấy - HS nêu được: + Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ + Nhóm 2: Có nhị hoặc nhuỵ Tiểu kết: Có 2 nhóm: - Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ + Hoa đực chỉ có nhị + Hoa cái chỉ có nhuỵ - Hoa lưỡng tính: Có cả nhị và nhuỵ Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát hình 29.2 và trả lời - H: + Có mấy cách xếp hoa trên cây? + Kể tên một số hoa mọc đơn độc? Mọc thành cụm? - GV nhận xét bổ sung thêm một số VD trong thực tế - GV cho HS đọc phần kết luận ở SGK - HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trường à cần có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại môi trường ở trường học và những nơi công cộng, trồng thêm cây xanh, các loài hoa. Tiểu kết: Có 2 cách xếp hoa trên cây: + Hoa mọc đơn độc: Hoa ổi, sen, bí đỏ... + Hoa mọc thành cụm: Hoa cải, huệ, cúc.... 4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá: - Căn cứ vào đặc điểm nào phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? Chúng khác nhau ở đặc điểm nào? VD về từng loại? - Xếp các loại hoa sau đây thành 2 nhóm: Hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa mướp, hoa huệ, hoa quật, hoa bí đỏ, hoa mít, hoa khổ qua, hoa lúa - HS làm bài tập trắc nghiệm: khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 1: Thế nào là hoa đơn tính? a. Hoa thiếu tràng b. Hoa thiếu bao hoa c. Hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ d. Hoa thiếu nhị và nhuỵ Câu 2: Trong các nhóm hoa sau, nhóm hoa nào mọc thành cụm: a. Hoa hồng, hoa huệ, hoa ổi b. Hoa trang, hoa cúc trắng, hoa cải c. Hoa cau, hoa cúc, hoa chanh d. Hoa tra, hoa xoài, hoa vạn thọ 5. Dặn dò: - Học bài - Sưu tần tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ * Rút kinh nghiệm: Tuần 17 Tiết 34 THỤ PHẤN Ngày soạn: 28/12/2012 I. Mục tiêu bài học: * KT: - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. - Phân biệt hoa tự thụ phấn và giao phấn. * KN: - KN phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn. - Kĩ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình. * TĐ: - HS có ý thức bảo vệ các loài động vật à Bảo vệ đa dạng sinh học. II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Mẫu vật hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Tranh vẽ: Cấu tạo hoa bí đỏ - Tranh ảnh: Một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ * HS: Mỗi nhóm: + 1 loại hoa tự thụ phấn + 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy cho vài VD về mỗi loại? - Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD * Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa? 2. Bài mới: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào? Bài học này giúp ta trả lời câu hỏi đó. Hoạt động 1: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn Hoạt động dạy Hoạt động hoc a/ Hoa tự thụ phấn: - GV hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi: + Thế nào là hiện tượng thụ phấn? - GV đặt vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào? - GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn b/ Hoa giao phấn: - GV cho HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b - Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ những yếu tố nào? - GV kết luận bổ sung - HS quan sát hình 30.1 (Chú ý vị trí của nhị và nhuỵ) -> suy nghĩ để trả lời câu hỏi - HS làm q SGK, trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích - HS đọc thông tin trang 99, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi + Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính, hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc + Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: Sâu bọ, gió, người.... Tiểu kết: * Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ a/ Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó Xảy ra ở hoa lưỡng tính khi nhị và nhuỵ chín cùng lúc b/Hoa giao phấn: Là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác Xảy ra ở hoa đơn tính và hoa lưỡng tính khi nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoạt động dạy Hoạt động hoc - GV treo tranh hình 30.2 cho HS quan sát rồi đặt câu hỏi ở lệnh q - GV nhấn mạnh 1 số đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Cần làm gì để hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thụ phấn tốt? - Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, duy trì nòi giống của các loài thực vật à Bảo vệ đa dạng sinh học. - HS quan sát hoa mang theo đồng thời đọc lệnh q, suy nghĩ và trả lời câu hỏi - HS tự tóm tắt những đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Tổng kết, HS đọc phần kết luận tóm tắt ở SGK Tiểu kết: Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính 4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá: - HS làm bài tập trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng
File đính kèm:
- giao_an_sinh_6_hay_20150726_103600.doc