Giáo án Sinh học 6 tiết 61: Vi khuẩn (tiếp theo)
Hoạt động của giáo viên
a.Vi khuẩn có ích.
-Cho học sinh quan sát hình 50-2 rồi hoàn thành bài tập điền từ trang 162 sgk.
-Cho học N/c thông tin mục 1a trả lời câu hỏi:
*Vi khuẩn có những lợi ích gì?
b. Vi khuẩn có hại
-Cho học N/c thông tin mục 1b trả lời câu hỏi:
*Vi khuẩn có hại gì?
Ngày soạn: 05/04/2015 Ngày dạy: 06/04/2015 Tiết 61: VI KHUẨN (tiếp theo) I.MỤC TIÊU. -Nêu được các vai trò của vi khuẩn đối với con người,đối với cây xanh,đối với tự nhiên. -Rèn kỉ năng quan sát ,so sánh -Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh vẽ hình 50.2:Vai trò của vi khuẩn trong đất - Hình: 50-3: Nốt sần các rễ cây họ đậu.. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC: 1.Kiểm tra bài cũ: - Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao? - Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuẩn kí sinh, hoại sinh? 2. Vào bài: Vi khuẩn phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nên chúng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống của con người. 3. Bài mới : Hoạt động 4 :Vai trò của vi khuẩn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a.Vi khuẩn có ích. -Cho học sinh quan sát hình 50-2 rồi hoàn thành bài tập điền từ trang 162 sgk. -Cho học N/c thông tin mục 1a trả lời câu hỏi: *Vi khuẩn có những lợi ích gì? b. Vi khuẩn có hại -Cho học N/c thông tin mục 1b trả lời câu hỏi: *Vi khuẩn có hại gì? -Một số HS trả lời học sinh khác bổ sung. Kết Luận: -Phân huỷ xác ĐV,TV thành muối khoáng cung cấp cho TV. -Cố định Nitơ tự do tạo thành đạm bổ sung cho đất. -Lên men chế biến thực phẩm. -Phân huỷ chất hữu cơ không hoàn toàn tạo thành than đá và dầu lửa. -Có vai trò lớn trong công nghệ sinh học. - Kí sinh trong cơ thể người và gây bệnh - Làm hỏng thức ăn - Gây ô nhiễm môi trường Hoạt động 5:Sơ lược về vi rút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gv cho một học sinh đọc phần thông tin ở mục 5 sgk, rồi yêu cầu một số học sinh khác nhắc lại. -1học sinh đọc thông tin. -Học sinh khác nhắc lại. -Kích thước :Rất nhỏ ,chỉ khoảng 12-50 phần triệu mm. -Hình dạng:đa dạng. Cấu tạo :Rất đơn giản chưaa có cấu tạo tế bào. -Đời sống:Kí sinh bắt buộc. -Vai trò:Gây bệnh cho vật chủ. 4.Củng cố: -Gv sử dụng câu hỏi cuối bài để kiểm tra. -Gv đánh giá nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài,đọc mục “Em có biết”.N/c bài 51 - Hướng dẫn các nhóm chuẩn bị : cơm hoặc bánh mì để từ hai tới ba ngày, có vẩy lên một ít nước, quan sát hiện tượng Ngày soạn: 05/04/2015 Ngày dạy: 08/04/2015 Tiết 62: MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM. I.MỤC TIÊU. -Nêu được đặc điểm về cấu tạo ,đời sống ,vai trò của mốc trắng và nấm rơm. -Hiểu được các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của mốc trắng và phát huy lợi ích của nấm rơm. -Rèn kỹ năng quan sát . -Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Tranh vẽ Hình:51-1:Mốc trắng. Hình:51-3:Cấu tạo nấm mũ và nấm rơm. - Hình:51-2:Một vài loại mốc khác. Hình:51-4:Nấm báo mưa. -Mẫu vật :Nấm rơm,mốc trắng III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC: 1.Kiểm tra bài cũ: *Trình bày vai trò của vi khuẩn? 2.Giới thiệu bài:sgk 3. Bài mới: Hoạt động 1 :Tìm hiểu về mốc trắng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gv giới thiệu về mốc trắng bằng cách cho học sinh xem mẩu vật. -Gv yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ rồi ghi lại nhận xét về hình dạng và cấu tạo của mốc trắng (Để ý giữa các TB sợi mốc có thấy vách ngăn không?) GV:Phát phiếu học tập:(Hoàn thành trong vòng 5 phút) *Mốc trắng dinh dưỡng và sinh sản như thế nào? -Gv cho học sinh quan sát hình 51-2 rồi đặt câu hỏi: *Còn có loại mốc nào khác nữa ? chúng có vai trò gì? GV:nhấn mạnh về màu sắc của các nấm khác nhau -Hs quan sát. -Hs trình bày nhận xét của mình,học sinh khác bổ sung. Tiểu kết 1: -Cấu tạo:Dạng sợi phân nhánh nhiều,không màu trong suốt,không có vách ngăn giữa các TB. -Dinh dưỡng bằng cách hoại sinh , sinh sản bằng bào tử. Tiểu kết 2: -Mốc tươngàủ xôi làm tương. -Mốc xanhàsản xuất pênêxilin. -Mốc rượu àLàm rượu Hoạt động 2 :Tìm hiểu về nấm rơm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gv cho học sinh quan sát hình 51-3 ,kết hợp với các thông tin chú thích trả lời câu hỏi: GV:Phát phiếu học tập(5 phút) *Nấm rơm sống ở đâu? *Phần “Cây nấm ”mà ta thường gọi là bộ phận nào của nấm? *Hãy phân biệt các phần của nấm? -Học sinh lên chỉ trên hình vẽ các phần của nấm: *Nhìn dưới mũ nấm thấy có gì? *Nấm rơm có vai trò gì? +Hãy so sánh nấm với vi khuẩn? -Hs độc lập làm việc trả lời các câu hỏi của giáo viên.Hs bổ sung câu trả lời cho nhau để hoàn chỉnh đáp án. Kết Luận: -Sống nơi rơm ẩm. Cấu tạo gồm: -cơ quan sinh sản là cuống và mũ nấm,dưới mũ nấm có các phiến mỏng trong đó chứa bào tử. - Sợi nấm là cơ quan dinh dưỡng gồm các TB phân biệt nhau bởi vách ngăn,mỗi Tb có 2 nhân,không màu. 4.Củng cố: -Gv sử dụng câu hỏi cuối bài để kiểm tra. -Gv đánh giá nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài,đọc mục “Em có biết”.N/c phần II bài 51 - Tìm hiểu những nấm có ích và nấm có hại . Cách phân biệt một số nấm độc. Đã duyệt Ngày 06 tháng 04 năm 2015 Tổ trưởng Nguyễn Đại Phúc
File đính kèm:
- Bai_50_Vi_khuan_20150726_103556.doc