Giáo án Sinh học 6 - Tiết 56, Bài 45: Nguồn gốc của cây trồng - Đặng Nguyễn Ngọc Hân
Giáo viên giới thiệu thêm thông tin: con người đã biết trồng cây từ khoảng 10 000 – 15 000 năm trước. Quê hương của cây lúa là ở An Độ và vùng Đông Nam Á hiện nay vẫn còn thấy cây lúa hoang dại.
-Giáo viên nêu vấn đề :
? Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
? Cây trồng được trồng với mục đích gì
- Giáo viên nhận xét Tiểu kết
*Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thật kỹ hình ảnh lúa trồng và lúa dạitìm điểm khác nhau giữa lúa dại, lúa trồng Giáo viên đặt vấn đề chuyển ý sang mục 2:
HĐ2: Cây trồng khác cây dại như thế nào ?
VĐ1: Nhận biết cây trồng và cây dại
*Mục tiêu: HS nhận biết được cây trồng và cây dại.
*Phương pháp: trực quan, hỏi đáp
*Tiến hành: nghiên cứu cá nhân
(5 phút)
- Cho học sinh xem tranh H45.1.
Tuần : Tiết: 56 Ngày dạy : Người soạn : Đặng Nguyễn Ngọc Hâân BÀI 45: I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành . Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do . Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng . Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên (cải tạo thực vật). 2.Kỹ năng: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại, những biện pháp cải tạo cây trồng. Kỹ năng tự tin khi trình bài trước tổ, nhóm, lớp. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học . Giáo dục thái độ chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng. Giáo dục về bảo vệ môi trường: trồng các loại rau sạch không gây ô nhiễm môi trường. *Hướng nghiệp: - Liên hệ vấn đề cải tạo cây trồng bằng: lai giống, gây đột biến. - Phương pháp chiết, ghép cây. - Liên hệ công việc mang tính đặc thù của các nhà thực vật học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên : Giáo án Tranh phóng to H45.1, tranh ảnh về các loại cây dại và cây trồng. Bảng phụ : ghi bài tập thảo luận nhóm SGK trang 144. Phiếu học tập. Một số tranh ảnh về biện pháp cải tạo cây trồng, nhân giống, chăm sóc. Mẫu vật: cây cải dại, các loại cải trồng, ổi dại, ổi trồng, táo dại, táo trồng.(nếu có). 2.Học sinh : Xem trước bài 45+ soạn các câu hỏi mục 6, kẻ và làm bảng SGK trang 144 Mang mẫu vật theo nhóm: cây cải dại, các loại cải trồng, ổi dại, ổi trồng, táo dại, táo trồng(nếu có). III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, và sự chuẩn bị mẫu vật của các nhóm (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra vì tiết trước là bài đọc thêm. 3.Bài mới: (1 phút) * Giới thiệu vào bài: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại và cây được trồng .Vậy giữa cây trồng và cây hoang dại cùng loài có quan hệ gì với nhau và so với cây dại, cây trồng có gì khác ? Điều này sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay ->Bài 45: “Nguồn gốc cây trồng ” * Giới thiệu nội dung bài: Bài gồm 3 phần: 1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu? (tiến hành: nghiên cứu cá nhân) 2. Cây trồng khác cây dại như thế nào? (tiến hành: hoạt động nhóm) 3. Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì? (tiến hành: học cả lớp) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu ? *Mục tiêu: học sinh hiểu được cây trồng bắt nguồn từ cây hoang dại. Con người trồng cây nhằm mục đích gì. *Phương pháp: hỏi đáp, diễn giảng. *Tiến hành: nghiên cứu cá nhân. (8 phút) -Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi ở mục 6 SGK trang 144. ? Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng ? -Giáo viên giới thiệu thêm một số hình ảnh và giảng trên hình. CÂY LÚA CÂY RAU MUỐNG CÂY CÀ RỐT CÂY SẮN ? Cho biết cây được trồng với mục đích gì ? - Giáo viên nhận xét àchốt đáp án: cây trồng phục vụ nhu cầu sống của con người . - Cho học sinh đọc thông tin SGK trang 144. - Giáo viên giảng giải qua hình ảnh minh hoạ (ví dụ : lúa dại và lúa trồng). LÚA DẠI LÚA TRỒNG -Giáo viên giới thiệu thêm thông tin: con người đã biết trồng cây từ khoảng 10 000 – 15 000 năm trước. Quê hương của cây lúa là ở Aán Độ và vùng Đông Nam Á hiện nay vẫn còn thấy cây lúa hoang dại. -Giáo viên nêu vấn đề : ? Cây trồng bắt nguồn từ đâu? ? Cây trồng được trồng với mục đích gì - Giáo viên nhận xét àTiểu kết *Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thật kỹ hình ảnh lúa trồng và lúa dạiàtìm điểm khác nhau giữa lúa dại, lúa trồngà Giáo viên đặt vấn đề chuyển ý sang mục 2: HĐ2: Cây trồng khác cây dại như thếù nào ? VĐ1: Nhận biết cây trồng và cây dại *Mục tiêu: HS nhận biết được cây trồng và cây dại. *Phương pháp: trực quan, hỏi đáp *Tiến hành: nghiên cứu cá nhân (5 phút) - Cho học sinh xem tranh H45.1. CẢI TRỒNG VÀ CẢI DẠI -Yêu cầu học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi mục 6 SGK trang 144 ? Nêu tên các cây cải trồng và cho biết bộ phận nào của chúng được sử dụng? ? Cho biết các bộ phận tương ứng thân, lá, hoa, của cây cải trồng như thế nào so với cây cải dại? - Giáo viên nhận xét VĐ2: So sánh cây trồng với cây dại *Mục tiêu: - Nêu được sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loài. - Giải thích được sự khác nhau đó. *Phương pháp: trực quan, vấn đáp *Tiến hành: hoạt động nhóm 4HS (10 phút) -Giáo viên cho học sinh xem tranh hình ảnh (cây, quả chuối dại và chuối trồng ) CHUỐI DẠI CHUỐI TRỒNG ? Quả chuối trồng có đặc điểm gì khác với quả chuối dại? -Giới thiệu thêm một số mẫu vật như: táo, cải, ổi, khổ qua cả cây dại lẫn cây trồng để học sinh thấy rõ được sự khác nhau. -Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút hoàn thành bảng SGK trang 144 -Giáo viên hướng dẫn thật kỹ nội dung thảo luận, phát phiếu học tập cho các nhóm. Bảng: Sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loài STT Tên cây Bộ phận dùng So sánh tính chất Cây hoang dại Cây trồng 1 Chuối quả Quả nhỏ, chát, nhiều hạt Quảto, ngọt, không hạt 2 3 4 . . .. -Treo bảng phụ àGọi đại diện các nhóm lần lượt lên bảng ghi đáp án . -Giáo viên nhận xétàHoàn thành bảng đáp án như sau : Bảng: Sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loài STT Tên cây Bộ phận dùng So sánh tính chất Cây hoang dại Cây trồng 1 Chuối Quả Quảnhỏ, chát, nhiều hạt Quả to, ngọt, không hạt 2 Táo Quả Quả nhỏ,thịt quả mỏng, chát Quảto, thịt quả dày, ngọt 3 Lúa Hạt Ít hạt, lép nhiều Nhiều hạt, hạt to, chắc 4 Hoa hồng Hoa Hoa nhỏ, ít cánh, không đẹp Hoa to, nhiều cánh, sặc sỡ 5 Cải bông Hoa Hoa nhỏ, ít chất dinh dưỡng Hoa to, giàu chất dinh dưỡng 6 Cải bắp Lá Lá nhỏ, ít chất dinh dưỡng Lá to, giàu chất dinh dưỡng 7 Su hào Thân Thân nhỏ, yếu Thân to, giàu dinh dưỡng - Từ bảng trên và những hình ảnh minh họa. ? Hãy cho biết cây trồng khác với cây dại ở điểm nào ? - GV chốt ý đúng: Cây trồng khác cây dại ở những bộ phận mà con người sử dụng có năng suất, chất lượng tốt; cây trồng có nhiều loại phong phú. -GV giảng giải minh họa thêm bằng hình ảnh hoa hồng trồng và hoa hồng dại, hoa cúc trồng và hoa cúc dại ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? *Giảng giải : Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau của cây trồng mà con người đã tác động cải tạo các bộ phận đó -->làm cây trồng khác xa với cây dại cả về hình thái lẫn chất lượng. *Giáo dục: Trong quá trình làm vườn, trồng cây ở gia đình đối với những cây dại nào không có lợi nên loại bỏ, những cây dại nào có lợi có thể giữ lại - Giáo viên giới thiệu cho học sinh xem thêm một số giống cây trồng có giá trị do con người tạo ra. Từ đó nêu vấn đề chuyển ý sang mục 3: muốn cải tạo cây trồng cho phẩm chất tốt và năng suất cao thì cần phải thực hiện các biện pháp nào? HĐ3: Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng: *Mục tiêu: HS biết được những biện pháp cải tạo cây trồng và có thể vận dụng vào thực tế. *Phương pháp: hỏi đáp, diễn giảng *Tiến hành: học cả lớp (5 phút) -Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trang 145 trả lời câu hỏi: ? Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ? - Giáo viên: giảng giải các biện pháp cải tạo cây trồng thông qua tranh ảnh minh họa. +Biện pháp lai giống, gây đột biến giúp rút ngăn thời gian sinh trưởng của cây trồng, tạo giống có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh và những điều kiện bất lợi của môi trường (sẽ được học ở lớp 9) +Biện pháp chiết cành, ghép cây: thu hoạch nhanh hơn cây trồng bằng hạt, khắc phục nhược điểm của cây. +Đối với các biện pháp chăm sóc giáo dục học sinh vận dụng vào thực tế trồng cây ở gia đình, ở trường. -Yêu cầu học sinh nhắc lại các biện pháp cải tạo cây trồng * Liên hệ – giáo dục: -Một số loại cây trồng đã được con người cải tạo cho năng suất và phẩm chất tốt , được xem là đặc sản của tỉnh Long An: nàng thơm chợ Đào (Cần Đước), thanh long ruột đỏ (Châu Thành), dưa hấu không hạt (Tân Trụ) -Các loại cây trồng mang lại giá trị to lớn cho con ngườià bản thân chúng ta phải biết bảo vệ, chăm sóc các loại cây trồng. - Học sinh vận dụng những hiểu biết thực tế trả lời. - Vài học sinh trả lời . - Học sinh khác nhận xét. -Mục đích là phục vụ nhu cầu của con người. - 1 học sinh đọc thông tin. - Học sinh khác theo dõi SGK. Yêu cầu nêu được: -Cây trồng bắt nguồn từ cây dại . -Cây trồng phục vụ nhu cầu sống của con người . - Học sinh khác nhận xét @ GHI BÀI : -Học sinh quan sát H45.1 chú ý các bộ phận của cây cải trồng được sử dụng . -Cải bông (supler): sử dụng hoa Cải bắp :sử dụng lá Cải su hào: sử dụng thân -Rễ, thân, lá, hoa của cây trồng to hơn và ngon hơn của cây dại . - Học sinh khác nhận xét . - HS xem tranh trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh nêu được: -Quả chuối trồng to, ngọt, không hạt. Quả chuối dại nhỏ, chát, nhiều hạt. - HS ngồi theo nhóm quan sát mẫu vật à thống nhất ý kiến ghi kết quả vào phiếu học tập. -Các nhóm ghi kết quả. - HS nhóm khác nhận xét . -HS diễn đạt theo cách hiểu của mình @ GHI BÀI : -Học sinh diễn đạt theo cách hiểu của mình. -HS xem thông tin SGK -Học sinh trình bày theo nội dung SGK. + Lai, giống, gây đột biến + Chọn những biến đổi có lợi, loại bỏ những cây xấu + Nhân giống + Chăm sóc cây -Học sinh nhắc lại. @ GHI BÀI : -Học sinh nêu được các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng mà bản thân thực hiện được. 1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu ? - Cây trồng bắt nguồn từ cây dại . - Cây trồng phục vụ nhu cầu sống của con người 2.Cây trồng khác cây dại như thế nào? - Cây trồng khác cây daị: + Bộ phận được con người sử dụng có năng suất, chất lượng tốt . + Cây trồng có nhiều loại phong phú. - Sự khác nhau đó là do khả năng cải tạo thực vật của con người. 3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ? - Cải biến đặc tính di truyền như: lai giống, gây đột biến - Chọn những biến đổi có lợi, giữ lại cây tốt để làm giống . - Nhân giống (bằng hạt, bằng chiết , ghép ...) - Chăm sóc cây : tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh BẢN ĐỒ TƯ DUY (5 phút) IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ : 1. Củng cố : (3 phút) Giáo viên chia lớp làm hai đội thi đua hoàn thành bài tập Thể lệ: chia lớp làm hai đội (đặt tên đội) thi đua chọn từ điền vào chỗ trống, mỗi từ đúng 2 điểm, chữ viết rõ đẹp 1 điểm, viết nhanh 1 điểm. Đội cao điểm hơn sẽ được thưởng * Chọn các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp: Cải tạo cây dại cây trồng mục đích - Cây trồng bắt nguồn từ (1) Tùy theo(2). sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều giống(3)..khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. Nhờ khả năng (4).thực vật của con người, ngày nay đã có rất nhiều loại cây trồng khác nhau . * Đáp án : 1. cây dại 3. cây trồng 2. mục đích 4. cải tạo 2. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học kĩ bài, trả lời 3 câu hỏi SGK trang 145 - Đọc ghi nhớ, đọc “Em có biết” - Học bài, chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết : +Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính. +Chương VII: Quả và hạt. +Chương VIII: Các nhóm thực vật. V. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- Bai_45_Nguon_goc_cay_trong.doc