Giáo án Sinh học 6 tiết 55: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu

Câu 8: Thực vật hạt kín tiến hoá hơn cả vì:

A. Có nhiều cây to và sống lâu năm.

B. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng.

C. Có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.

D. Có sự sinh sản hữu tính.

Câu 9: Cơ quan sinh sản của cây thông gọi là:

A. hoa B. mũ C. nón D. quả

Câu 10: Nhóm cây gồm toàn cây hạt kín là ?

A. Cây xoài, cây dương xỉ, cây điều. B. Cây xoài, cây điều, cây thông.

C. Cây thông, cây ổi, cây điều. D. Cây xoài, cây xà cừ, cây điều.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 55: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	 Ngày soạn: 14/03/2015
Tiết 55	 Ngày dạy: 17/03/2015
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT 
BÀI 46 : THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.	
1. Kiến thức: 
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích 
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
 - Có ý thực bảo vệ thực vật 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: Sơ đồ trao khí, ảnh ô nhiễm 
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
6A4: ..
2. Kiểm tra 15 phút : 
2.1 Mục tiêu:
2.1.1: Kiến thức:
- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.
- Nêu được hình thức sinh sản của rêu.
- Mô tả được đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ. 
- Nêu được cơ quan sinh sản của thông.
- Kể tên được một số thực vật thuộc ngành thông.
- Giải thích được vì sao thực vật hạt kín lại tiến hóa nhất.
- Nêu được cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín. 
- Kể tên được các loài cây thuộc ngành hạt kín.
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình – khá.
2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.3. Đề kiểm tra:
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng (A,B,C,D) 1 câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đặc điểm của rêu là ?
A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá. B. Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn.
C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn.	 D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá.
Câu 2: Rêu sinh sản bằng:
A. bào tử. B. hoa C. lá D. rễ
Câu 3: Cây dương xỉ sinh sản bằng:
A. rễ. B. hạt. C. bào tử. D. lá.
Câu 4: Cây nào sau đây không thuộc ngành Hạt trần ?
A. Cây trắc bách diệp. B. Cây điều. C. Cây thông. D. Cây tuế.
Câu 5: Gọi là thực vật hạt kín vì:
A. hạt nằm trong quả. B. chưa có hạt.
C. hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. 	 D. hạt to.
Câu 6: Điều không đúng khi nói về cây thông là:
A. là cây hạt trần. 	 B. cây thân gỗ, phân cành.
C. đã có đủ hoa, quả, hạt. 	D. có hệ thống rễ dài, lan rộng, ăn sâu.
Câu 7: Sinh sản bằng hạt là đặc điểm của nhóm thực vật?
A. Rêu. B. Dương xỉ. 	C. Hạt trần.	D. Hạt kín.
Câu 8: Thực vật hạt kín tiến hoá hơn cả vì:
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm.
B. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng.
C. Có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
D. Có sự sinh sản hữu tính.
Câu 9: Cơ quan sinh sản của cây thông gọi là:
A. hoa B. mũ	C. nón	D. quả
Câu 10: Nhóm cây gồm toàn cây hạt kín là ?
A. Cây xoài, cây dương xỉ, cây điều.	 B. Cây xoài, cây điều, cây thông.
C. Cây thông, cây ổi, cây điều.	 D. Cây xoài, cây xà cừ, cây điều.
2. 4 Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
C
B
A
C
D
B
C
D
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Ta đã biết thực vật nhờ quá trình quang hợp mà có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp thức ăn nuôi sống các sinh vật khác. Nhưng vai trò của thực vật không chỉ có thế, chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
 Hoạt động 1:Vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí O2 và CO2 trong không khí.
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 - GV cho HS quan sát hình 46.1 trả lời câu hỏi: 
+ Hoạt động nào đã thải khí cacbonic vào không khí ?
+ Hoạt động nào làm giảm lượng CO2 đồng thời làm tăng lượng oxi trong không khí
+ Nếu không có thực vật thì điều gì xảy ra?
- GV gọi 1->2 em trình bày 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- Học sinh quan sát thu thập thông tin
+ hoạt động hô hấp của sinh vật và hoạt động công nghiệp của con người
+ Hoạt động quang hợp của cây xanh
+ Lượng CO2 tăng và lượng O2 sẽ giảm-> sinh vật không tồn tại được
- Một vài HS trình bày, lớp bổ xung.
 Tiểu kết: Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí CO2 và nhả ra O2 nên đã góp phần giữ cân bằng các lượng khí này trong không khí 
 Hoạt động 2: Thực vật giúp điều hoà khí hậu.
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK so sánh khí hậu ở 2 khu vực 
+ Tại sao ở trong rừng râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt ?
+ Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn ở trong rừng ẩm , gió yếu 
- HS rút ra kết luận về vai trò của thực vật
- Học sinh đọc và thu thập thông tin
+ Vì rừng có cây che nắng và thoát hơi nước -> râm mát
+ Vì rừng có cây cản bới gió
- Kết luận
Tiểu kết: Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực 
 Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường 
- GV hỏi:
+ Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu ?
+ Có thể sử dụng biện pháp sinh học nào để giảm bớt môi trường ?
- GV cho HS trả lời và bổ sung -> kết luận 
- HS lấy ví dụ
- HS suy nghĩ, nêu được:
+ Do hoạt động sống của con người 
+ HS trả lời
 Tiểu kết : Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi , diệt vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
1. Củng cố : 
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk, mục “em có biết”
- Nêu những vai trò của thực vật -> giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
- Trả lời câu hỏi sgk
2. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài 47
- Học bài cũ và ôn tập
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

File đính kèm:

  • docsinh6__tuan_29__tiet_55_20150726_121401.doc